NHỮNG BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
II.- ĐÁNH GÍA CHUNG
Qua hoạt động kinh tế trang trại
trong thời gian qua của tỉnh Bình Thuận, đã góp phần thay đổi bộ mặt của nông
thôn, nông nghiệp, tác động chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn trên bước
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Với những bước đi đầu trong quá
trình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông
thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản. Mặt dầu đã có những thành công
đáng ghi nhận, song không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại nhất định. Sau đây
là một số đánh gía chung nhất để xây dựng kinh tế trang trại tiến xa hơn nữa.
1- Những mặt đạt được:
Qua thực trạng đã phản ảnh như trên, rõ ràng hoạt động kinh tế trang trại nhìn chung đã đạt được một số thành công nhất định như sau:
- Kinh tế trang trại càng ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng theo hướng phát huy nội lực, thế mạnh của địa phương. Trước mắt sản chuyển biến nhanh các hộ tự cấp, tự túc phần lớn chuyển sang sản xuất hàng hóa, điều này đã cho thấy tỷ suất hàng hóa đã được nâng cao qua số liệu phản ảnh nêu trên.
- Quá trình sản xuất trang trại cũng đã phần nào tập trung đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Qua số liệu đã phản ảnh các trang trại phần lớn được hình thành và phát triển ở các vùng miền núi và rõ ràng các vùng đất hoang hóa, đất trống đồi núi trọc đã từng bước được khai hoang cải tạo đưa vào sản xuất.
- Qua sản xuất trang trại tính chất tập trung chuyên canh được mở rộng. Đồng thời vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì sao cho phù hợp với đặc điểm của vùng sinh thái, phát huy thế mạnh của vùng nhằm nâng cao sản lượng hàng hóa về chất lượng cũng như số lượng tạo sự ổn định được lâu dài trong sản xuất và thị trường tiêu thụ.
- Quá trình sản xuất trang trại cũng là một quá trình từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, phương pháp quản lý để nâng cao tỷ lệ hộ giàu khá đi đôi với xóa đói giảm nghèo đồng thời phần nào góp giải quyết việc làm qua việc phát huy nguồn vốn của chủ trang trại thuê mướn các lao động thường xuyên, cũng như thuê mướn thời vụ.
- Nền kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển với những chính sách thông thoáng phù hợp đã tạo điều kiện cho các cá nhân có vốn, có trình độ chuyên môn mạnh dạng đầu tư hình thành trang trại cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội và làm phong phú mặt hàng sản xuất, giảm dần độc canh trong sản xuất.
2- Những mặt tồn tại:
Kinh tế trang trại của tỉnh đã có những bước phát triển nhanh, song tránh khỏi những mặt khuyết, mặt tồn tại trong quá trình sản xuất và những khó khăn cần khắc phục như sau:
- Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại còn mang nặng tính tự phát, phân tán, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ chủ động của Nhà nước. Thực vậy nhiều trang trại lựa chọn một số cây loại cây trồng, vật nuôi trong điều kiện cầu đã quá tải dẫn đến dư thừa sản phẩm, gía cả quá thấp dẫn đến lãi quá thấp hoặc có khi lỗ nặng.
- Nguồn lao động thì nhiều tuy nhiên trình độ chuyên môn, quản lý vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn. Dẫn đến nhiều trang trại còn nhiều lúng túng trong vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Một số hộ do nôn nóng, vội vàng hình thành trang trại trong khi căn bản về sản xuất còn thiếu như người tổ chức quản lý khoa học , thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn tối thiểu của hộ chủ...dẫn đến hoạt động trang trại kém hiệu quả.
- Với tốc độ phát triển kinh tế mang nhiều màu sắc mới, đa dạng hơn như hiện nay, các trang trại gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như thiếu vốn đầu tư cho việc mở rộng qui mô và trang bi máy móc thiết bị, chưa nhạy bén trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ...
- Các trang trại chủ yếu hình thành ở vùng miền núi để có điều kiện tự nhiên mở rộng qui mô sản xuất, tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, điện nước vẫn còn kém, từ đó chi phí lưu thông khá cao cho nên nhiều mặt sản phẩm thu hoạch mùa vụ quá lớn phải bán tháo bán đổ hoặc không tiêu thụ kịp thời dẫn đến tồn đọng lớn làm hư hao thiệt hại không nhỏ.
Nhìn chung nhiều trang trại tiến triển nhanh về qui mô sản xuất, gía trị hàng hóa ngày càng lớn hơn, thu nhập ngày càng cao hơn. Tuy nhiên một số trang trại sản xuất chỉ cầm chừng, qui mô ngày càng thu hẹp, thường xuyên bị lỗ dẫn đến phá sản phải bán cơ sở. Những vấn đề này chắc hẳn vẫn phải diễn ra dù muốn hay không muốn nhưng rõ ràng không thể kìm hảm được xu thế phát triển trang trại mạnh mẽ như hiện nay.
Đầu trang |
Trang trước |
Muc lục | Tiếp theo