NHỮNG BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI

III.- NGUYỆN VỌNG, KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua phỏng vấn khảo sát 1.186 trang trại hiện có thì có 804 trang trại có dự định mở rộng qui mô sản xuất ( chiếm tỷ lệ 68,84%). Có 549 trang trại có dự định mở rộng ngành nông nghiệp, có 29 trang trại có dự định mở rộng ngành lâm nghiệp, có 152 trang trại có dự định mở rộng ngành thủy sản và có 74 trang trại có dự định mở rộng ngành nghề khác. Với tỷ lệ này cho thấy nhiều trang trại đang tích cực chủ động vuơn lên, tìm hướng đi đúng đắn cho mình để có thể nâng cao sản lượng hàng hóa. Tuy nhiên muốn được như vậy thì  các trang trại này cũng dự tính khả năng đầu tư vốn lên đến 107.190 triệu đồng ( trong đó vốn tự có 49.210 triệu đồng), như vậy bình quân một trang trại cần đầu tư thêm 91,77 triệu đồng. Dự định khả năng đầu tư của các loại hình trang trại khá chênh lệch cao nhất là trang trại thủy sản và thấp nhất là trang trại cây hàng năm. Cụ thể như: bình quân khả năng đầu tư vốn cho một trang trại trồng cây hàng năm là 41,25 triệu đồng, cho một trang trại trồng cây lâu năm là 97,34 triệu đồng, cho một trang trại chăn nuôi là 52,91 triệu đồng, cho một trang trại lâm nghiệp là 102,92 triệu đồng, cho một trang trại nuôi trồng thủy sản là 192,33 triệu đồng, cho một trang trại kinh doanh tổng hợp là 77,75 triệu đồng.

Quá trình sản xuất trang trại trong những bước đầu nhất định có những khó khăn mà đã thể hiện qua khảo sát ý kiến của các trang trại như: có 269 trang trại khó khăn do thiếu đất ( chiếm 23,03%), có 972 trang trại khó khăn do thiếu vốn ( chiếm 83,22%), có 575 trang trại khó khăn do khoa học kỹ thuật ( chiếm 49,23%), có 617 trang trại khó khăn do tiêu thụ sản phẩm ( chiếm 52,83%), và có 370 trang trại khó khăn do nguyên nhân khác ( chiếm 31,68%).

Từ những khó khăn này nguyện vọng của các chủ trang trại về các chính sách của nhà nước như: Có 431 trang trại nguyện vọng được cấp sổ đỏ ( chiếm 36,9%), có 975 trang trại nguyện vọng được cấp vốn ( chiếm 83,48%), có 711 trang trại nguyện vọng được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ( chiếm 60,87%) và có 500 trang trại có nguyện vọng được hỗ trợ dịch vụ giống, cây con ( chiếm 42,81%).

Từ đó có thể nêu một số một số kiến nghị cần thiết như sau:

1) Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hổ trợ cho các trang trại có quy mô lớn hình thành và phát triển một cách hợp lý ở các vùng hoang hóa, vùng đất trống đồi núi trọc nhất là những nơi khai thác rất khó khăn địa hình phức tạp, đất xấu, cơ sở hạ tầng thấp kém rất cần lượng vốn lớn. Cần khuyến khích những ng­ười có vốn, có kiến thức kinh doanh vào các vùng đất này để nhanh chóng đ­a đất đai vào khai thác.

2) Nhà nước cần có những định hướng cho các loại hình trang trại, phát triển như thế nào và phát triển ở vùng nào là phù hợp. Tránh trường hợp phát triển ồ ạt mà không lường được hậu quả do thiên tai, do ô nhiểm môi trường, do cầu thấp hơn cung v,v.. Và nhà nước cần hướng dẫn và giúp đỡ trong việc tìm kiếm vốn đầu tư­, trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chế biến, tiêu thụ sản phẩm làm ra.

3) Tạo nhiều cơ sở chế biến nông sản tại chỗ với qui mô vừa để có thể bảo quản và nâng cao gía trị hàng hóa nông sản. Đồng thời có kế hoạch qui hoạch phát triển nhiều ngành nghề đa dạng khác như dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho các vùng miền núi vùng sâu vùng xa tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Đây cũng là vấn đề tạo điều kiện cho các trang trại nâng sức sản xuất, tập trung thâm canh, chuyên môn hóa ngày càng cao hơn, đồng thời thu hút lao động, tạo việc làm thường xuyên, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống dân cư.

4) Nhiều trang trại chưa được cấp sổ đỏ, phải nhanh chóng xem xét nguồn gốc đất và có hướng giải quyết tích cực để người dân ổn địng sản xuất lâu dài, mạnh dạng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, đồng cũng có cơ sở để huy động được nhiều nguồn vốn, nhất là vốn vay ngân hàng.

5) Tăng cường hổ trợ vốn dưới nhiều hình thức như tăng cường cho vay đầu tư trung hạn, dài hạn, hợp đồng đầu tư  vốn, cung ứng giống, nguyên liệu phân bón... để trang trại có thể đủ sức mở rộng qui mô sản xuất đáp ứng cho nhu cầu thị trường hàng hóa ngày càng cao và chất lượng hơn. Đồng thời nhằm tăng c­ường nông sản phục vụ nhu cầu xã hội, mà còn tạo sự phát triển đồng đều giữa các miền, các vùng, tránh nguy cơ tụt hậu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để cho sản xuất trang trại tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh hơn về số lượng cũng như nâng cao quy mô sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất ngày càng tốt hơn, thì bản thân các địa phương nhất quyết phải phát huy tối đa nội lực sẵn có, phát huy các thế mạnh của địa phương. Hiện nay tình hình phát triển trang trại ở Bình Thuận đang ở bước đầu, nhiều dự án đã có quyết định giao tỉnh để trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản đang trong giai đoạn tiền khả thi, nếu tổ chức tốt và có chính sách hổ trợ phát triển cả về vốn, kỹ thuật, Chế biến, tiêu thụ sản phẩm thì số trang trại không chỉ dừng ở mức trên mà còn có thể tăng nhiều hơn nữa./.

Đầu trang | Trang trước | Muc lục