NHỮNG BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
1) Những nét chung về điều kiện nguồn lực của tỉnh Bình Thuận:
Trang trại là được xem như là hình
thức tổ chức sản xuất ngành nông lâm thủy sản ở nông thôn, nhằm khai thác tiềm
năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội. Vì vậy, nó cho phép huy động,
khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và
có hiệu quả.
Tỉnh Bình Thuận có diện tích đất nông nghiệp trên 200.000 ha, trong đó đất trồng cây lâu năm 45.000 ha. Tuy nhiên trong đó diện tích đất hoang hóa, bạc màu rất nhiều, trên thực tế diện tích gieo trồng ổn định chỉ chiếm 150.000 ha đã và đang hình thành những vùng tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa rộng lớn như vùng mía, bông, mè... Ngoài ra đất chưa sử dụng còn rất lớn trên 174.000 ha, trong đó đất có khả năng nông nghiệp 62.000 ha và đất có khả năng lâm nghiệp trên 84.000 ha. Cho nên đòi hỏi phải có nhiều đầu tư lớn cải tạo đất, đồng thời đây cũng là điều kiện cho các hộ nông dân có trình độ vừa phải có vốn nhất định và mạnh dạng nhận đất đầu tư mở rộng phát triển trang trại. Vấn đề này thật không dễ dàng để trở thành hộ nông dân giỏi sản xuất vượt trội.
Diện tích đất rừng tự nhiên khá lớn trên 344.000 ha và diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi 292 ha tập trung ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam là điều kiện thuận lợi cho phát triển bò đàn. Thực tế việc chăn nuôi bò không ngừng phát triển trong những năm vừa qua, hiện nay toàn tỉnh có gần 126.000 con.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng khá nhanh chóng, từ 700 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2000 nay đã lên gần 1.900 ha. Đó là do phòng trào nuôi tôm thịt nước lợ đã phát triển ở những vùng ven biển huyện Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Trong tình hình hiện nay vấn đề nuôi tôm sú mặc dầu sản xuất còn nhiều rũi ro, tuy nhiên nhìn chung hiệu quả kinh tề vẫn ở khá so với các ngành khác ở nông thôn và khả năng còn phát triển nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó nuôi tôm giống cũng phát triển đáng kể, hiện nay có trên 130 trại nuôi tôm giống đáp ứng được cho yêu cầu phục vụ tôm giống trong tỉnh đồng thời còn xuất bán ra ngoài tỉnh.
Hộ nông lâm nghiệp và thủy sản hiện có là 143.712 hộ chiếm tỷ lệ 66,66% trong tổng số hộ của toàn tỉnh. Cơ cấu hộ ngành nghề chuyển biến tích cực, giảm 11% so với năm 1994, điều này nói lên sự chuyển dịch đi đúng hướng: giảm nhân khẩu, lao động nông lâm nghiệp tăng cho các ngành khác ở nông thôn. Tổng số lao động trong độ tuổi ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có 381.337 người ( nông nghiệp 298.412 người, lâm nghiệp 1.092 người, thủy sản 81.833 người) chiếm 69,13 trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Người có khả năng lao động trong độ tuổi ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có 354.223 người. Trong đó Sơ cấp, CNKT có 4.118 người, Trung cấp có 3.558 người, Cao đẳng 547 người và đại học trở lên 646 người. Đây là nguồn lực quyết định và dồi dào, đủ sức hình thành trang trại với số lượng ngày càng nhiều và quy mô sản xuất càng được mở rộng hơn.
Đầu trang |
Trang trước |
Muc lục | Tiếp theo