NHỮNG BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI

 

Từ khi Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời, quyền chủ động sản xuất được giao về cho các hộ gia đình, năng lực sản xuất đã thực sự được giải phóng. Từ đó bộ mặt của nông thôn, nông nghiệp đã thay đổi nhanh chóng, sản xuất đã phát triển mạnh theo xu hướng phát hàng hóa, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Riêng các hộ sản xuất nông lâm thủy sản đã có một số hộ sản xuất vượt trội, quy mô sản xuất khá lớn và đáp ứng tích cực nhu cầu phát triển của xã hội. Từ đó trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn. Quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng được mở rộng, năng lực sản xuất, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường vươn lên rõ nét.

Thực hiện Nghị quyết số 3/2000/NG- CP của Chính phủ  về kinh tế trang trại ngày 02 tháng 02 năm 2000, đã đánh gía sự phát triển của trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở rộng thêm diện tích dất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hóa, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hóa. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.

Trong các hộ sản xuất nông, lâm và nuôi trồng thủy sản phát triển mở rộng, để xác định hộ trang trại thì Liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Tổng cục Thống kê đã có thông tư liên tịch ngày 23 tháng 6 ngày năm 2000 hướng dẫn về tiêu chí xác định kinh tế trang trại với các đặc trưng chủ yếu và tiêu chí định lượng tóm tắt như sau:

Các đặc trưng chủ yếu: Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuât nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn. Mức độ tập trung và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn ( vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, gía trị nông lâm thủy sản hàng hóa. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

Tiêu chí định lượng:

* Về gía trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm phải đạt từ 40 hoặc 50 triệu đồng trở lên tùy theo vùng (tuy nhiên đối với các hộ đang trong thời kỳ đầu tư xây dựng cơ bản chưa có thể đạt tiêu chí này có thể chỉ cần xác định tiêu chí quy mô) .

* Về quy mô sản xuất phân ra theo 6 loại hình trang trại:

-    Trang trại trồng cây hàng năm phải có từ 2 hoặc 3 ha cây hàng năm trở lên tùy theo vùng.

-    Trang trại trồng cây lâu năm phải có từ 3 hoặc 5 ha cây lâu năm trở lên tùy theo vùng ( Riêng cây tiêu thì chỉ cần từ 0,5 ha trở lên) .

-    Trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha rừng trở lên.

-    Trang trại chăn nuôi: Đối với đại gia súc ( trâu, bò...) phải có thường xuyên từ 10 con trở lên với chăn nuôi sinh sản, lấy sữa, có thường xuyên từ 50 con với chăn nuôi lấy thịt. Đối với lợn phải có thường xuyên từ 20 con trở lên với chăn nuôi sinh sản, có thường xuyên từ 100 con với chăn nuôi lấy thịt . Đối với dê, cừu phải có thường xuyên từ 100 con trở lên với chăn nuôi sinh sản, có thường xuyên từ 200 con với chăn nuôi lấy thịt. Đối với gia cầm (gà, vịt..) phải có thường xuyên từ 2.000 con trở lên.

-    Trang trại nuôi trồng thủy sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trở lên ( Riêng với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp chỉ cần 1 ha trở lên).

-    Trang trại kinh doanh tổng hợp đạt từ 2 loại quy mô trang trại kể trên trở lên.

Tuy nhiên đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản không thể đạt trong các loại quy mô nói trên thì tiêu chí trang trại có thể chỉ xác định gía trị sản lượng hàng hóa.

Trong những năm gần đây chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nói chung và chuyển đổi cơ cấu trong trồng trọt nói riêng ảng hưởng rất lớn đến phát triển các loại hình trang trại. Tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao và các loại hình trang trại được phát triển nhanh theo yêu cầu phát triển thế mạnh của mỗi địa phương. Cùng với tình hình phát triển chung của cả nước, các trang trại tỉnh Bình Thuận được hình thành và phát triển như sau:

Đầu trang | Trang trước | Muc lục | Tiếp theo