CÁC TIN LIÊN QUAN
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và thuận lợi, thách thức thức đối với ngành dệt may Việt Nam

Vào cuối tháng 7/2015, 6. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - hiệp định thương mại tự do kết nối 12 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp 40% GDP toàn cầu - sẽ có vòng đàm phán cuối cùng để giải quyết tất cả những vấn đề còn tồn tại.

Bước đột phá trong quá trình tiến tới TPP

Các vấn đề vẫn còn gây tranh cãi nổi bật nhất bao gồm các rào cản bước vào thị trường nông nghiệp Canađa, mối lo ngại của Ôxtrâylia về bằng sáng chế dược ở Mỹ, quy định quản lý rừng nhiệt đới ở Peru, sợi Trung Quốc trong các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam và cuối cùng là các quy định về thị trường lao động ở Việt Nam và Mexicô.

TPP ra đời sẽ là một thành tựu lớn khi tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn trải dài từ Canađa và Chilê tới Ôxtrâylia và Nhật Bản. 

Dù còn nhiều vướng mắc, đây được coi là bước tiến lớn cho TPP – hiệp định được khởi xướng từ năm 2008 chỉ với 4 quốc gia và Mỹ chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ của hiệp định. Năm 2009,  Việt Nam tham gia đàm phán TPP và đây được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng đối với TPP. Năm 2013, quyết định tham gia của Nhật Bản đã tạo thêm lực đẩy về kinh tế cho TPP.

TPP và ngành dệt may Việt Nam

Một làn sóng đầu tư dệt may đã đổ về Việt Nam để đón đầu TPP. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh, nhưng ngành dệt may lại tăng đột biến. Trong tổng số vốn 5,85 tỷ USD đầu tư, dệt may chiếm 1,12 tỷ USD, với 3 dự án lớn, trong đó có dự án tới 660 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay. Cụ thể, nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ có dự án 660 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến sợi tại Đồng Nai. Ngoài ra, còn có dự án 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc của nhà đầu tư Anh quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự án nhà máy sợi, vải màu 160 triệu USD tại Tây Ninh của nhà đầu tư Hồng Kông.

Trước đó, ngành dệt may cũng có 3 dự án lớn thuộc về các nhà đầu tư Trung Quốc, gồm dự án 400 triệu USD xây khu công nghiệp dệt may tại Nam Định; dự án 300 triệu USD của Texhong tại Quảng Ninh và dự án 200 triệu USD của TAL tại Hải Dương.

Nguyên nhân thu hút nhiều dự án dệt may là do giá nhân công của Việt Nam thấp cùng với sự tác động của các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là đón đầu TPP sắp hoàn tất. Đặc điểm riêng biệt của TPP là quy tắc xuất xứ hàng hóa (CRO). Để nhận được mức thuế 0%, các nước tham gia phải triệt để tuân theo quy tắc xuất xứ với từng sản phẩm. Với dệt may là phải sử dụng nguyên liệu từ sợi trong nước. Nếu phải nhập thì chỉ nhập trong phạm vi các nước thành viên của TPP. Vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vốn lớn vào Việt Nam với các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may.

Thách thức lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài. Theo số liệu thống kê, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu gần 50% nguyên phụ liệu cho dệt may, chủ yếu từ Trung Quốc.

Trung Quốc không tham gia TPP, vì vậy các nhà đàm phán thương mại Mỹ đã yêu cầu Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc về nguồn nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc để được hưởng các ưu đãi thuế quan khi vào Mỹ. Hiện nay chỉ có Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đầu tư mạnh cho các khâu sản xuất sợi, dệt nhuộm...  Sau khi hoàn thành vào năm 2016, các dự án có khả năng đáp ứng 50-60% nhu cầu của toàn tập đoàn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam, do không đủ vốn đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu nên đang rất lo lắng về vấn đề này.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong hơn 3.000 doanh nghiệp dệt may trên cả nước hiện nay, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 25% nhưng lại chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đang tiếp tục mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước chủ yếu thực hiện công đoạn may, giá trị gia tăng thấp, vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu nên sẽ gặp khó khăn, không cạnh tranh được về năng suất, chất lượng, giá thành, có thể sẽ phải trở thành doanh nghiệp làm thuê cho các doanh nghiệp FDI có tiềm lực mạnh.

Bên cạnh đó, nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may trong nước là nguồn nhân lực bị "chảy máu", đổ sang các doanh nghiệp FDI do những doanh nghiệp này đang ráo riết săn lùng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ.

Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về dệt may, sau Trung Quốc. Tuy nhiên khoảng cách đang rất xa. Việc cạnh tranh với Trung Quốc gần như là bất khả thi, đó là lý do dệt may các nước chọn Việt Nam làm đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Điều này cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức rất lớn.
 

Trích nguồn: NCIF

Tác giả: Thu Hương




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/