CÁC TIN LIÊN QUAN
Thanh niên chiếm 50,5% số người thất nghiệp

- Đó là con số của quý I/2015 so với tổng số 1.159,8 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.

 

Ngày 20/7, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê đã tổ chức công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 1/2015.

Theo đó, số người có việc làm giảm 99 nghìn người so với quý I/2014. Tỷ lệ thất nghiệp chung tăng lên 0,22 điểm phần trăm do tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn tăng 0,42 điểm phần trăm, trong khi khu vực thành thị giảm 0,29 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, theo thống kê, số giờ làm việc thực tế bình quân một tuần của nhóm “lao động thiếu việc làm” là 24,46 giờ, bằng 50% tổng số giờ làm việc thực tế của lao động cả nước (46,1 giờ/tuần), tăng 2,2 giờ so với Quý I/2014.

Trong khi đó, việc kết nối cung – cầu lao động cũng có sự giảm sút. Trong quý I/2015, 64 trung tâm dịch vụ việc làm do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý tổ chức được 260 phiên giao dịch việc làm, giảm 55 phiên so với quý IV/2014. Có hơn 410 nghìn lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó 172 nghìn lượt người tìm được việc, chiếm 42%. Tỷ lệ người tìm được việc làm giảm nhẹ so với quý IV/2014.

Mặc dù lực lượng lao động có bằng cấp/chứng chỉ tăng nhanh, đạt 11,82 triệu người vào quý I/2015, chiếm 22,04% tổng lực lượng lao động, tăng 1,81 triệu người (18,07%) so với quý IV/2014 và tăng 1,89 triệu người (18,98%) so với cùng kỳ năm 2014 (Bảng 2), nhưng số lao động thất nghiệp ở nhóm này lại đang chiếm tỷ lệ cao nhất. Đặc biệt là nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề (tương ứng 7,2% và 6,69%). Nhóm không có chuyên môn kỹ thuật có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (1,97%). Điều này cũng phản ánh tình trạng mất cân bằng về cơ cấu đào tạo so với nhu cầu nguồn nhân lực của quốc gia đang phát triển.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết “đáng chú ý là nếu như mọi năm, sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhức nhối nhất, thì năm nay, nhóm thất nghiệp nhiều nhất lại rơi vào lực lượng lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng và lao động không có bằng cấp, chứng chỉ”.

Đặc biệt, tình hình thất nghiệp của thanh niên (nhóm tuổi từ 15-24) vẫn chậm được cải thiện. Quý I/2015, có 586 nghìn người, chiếm 50,5% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 6,6%, tăng nhẹ so với quý IV/2014 (6,17%) và tương đương tỷ lệ thất nghiệp cùng kỳ năm 2014. Theo thời gian thất nghiệp, có 75,8% người có thời gian thất nghiệp dưới 12 tháng và 24,2% thất nghiệp trên 12 tháng.

Bà Hương giải thích “so với mức độ thất nghiệp của thanh niên thế giới, thì thanh niên Việt Nam vẫn ở mức khá thấp (thông thường là trên 10%). Tuy nhiên, so với Việt Nam đây vẫn là tỷ lệ cao nhất”. Do vậy, thanh niên vẫn là nhóm đối tượng cần được quan tâm nhất trong giải quyết vấn đề việc làm./.

Các ngành có nhu cầu lao động gia tăng mạnh trong quý II/2015 và 6 tháng cuối năm 2015, bao gồm: sản xuất trang phục, sản xuất đồ uống, sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học và sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị...

Thanh Loan




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/