CÁC TIN LIÊN QUAN
Bán nợ xấu để tăng trưởng kinh tế

Do tập trung giải quyết nợ xấu, các ngân hàng Việt Nam vẫn thận trọng trong việc mở rộng tín dụng, cho dù có sự tăng trưởng mạnh về tiền gửi.

 

Tại buổi họp báo công bố Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, ngày 8/7,  bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng kích cầu thông qua một số biện pháp, như: nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm hạn mức lãi suất cho vay một số ngành ưu tiên, hạn mức lãi suất tiền gửi cũng giảm đi. Thanh khoản hiện này không còn là vấn đề lớn như 2 năm, trước đây do đó chính sách tiền tệ rất có hiệu quả.

Tuy nhiên, bà cũng khẳng định, Việt Nam “chưa nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng và hiện tại, ngân hàng cũng dè dặt hơn trong việc cho vay và đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực ít rủi ro”.

Khu vực ngân hàng Việt Nam ngày càng e ngại rủi ro cũng như ngại cho khu vực tư nhân vay.

Vì vậy, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng gia tăng, VAMC (Công ty quản lý tài sản quốc gia) đã mua lại khoảng 45 nghìn tỷ đồng (2,1 tỷ USD) nợ xấu từ các ngân hàng và có khả năng mua thêm khoảng 15 nghìn tỷ đồng nữa từ nay đến cuối tháng 6 năm sau. Dự tính, VAMC bắt đầu bán nợ xấu cho nước ngoài kể từ quý III năm nay.

Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC cho biết, Công ty đã làm việc với nhiều tổ chức quốc tế và các đơn vị mua nợ của nước ngoài có mong muốn mua nợ tại Việt Nam. Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, Công ty đã lên danh mục 10 tài sản bảo đảm, với tổng giá trị 7.800 tỷ đồng, gồm: các dự án chung cư, cao ốc văn phòng, bệnh viện, nhà xưởng, khu công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hải Dương.

Đây không chỉ là hoạt động mua bán nợ đơn thuần, mà còn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi Chính phủ hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. VAMC có thể bảo lãnh cho các công ty nỗ lực trả lại các khoản nợ trước đó nhằm giúp họ có thể vay mượn trở lại, nối lại hoạt động để có thể tiếp tục làm ăn và trả nợ về sau.

Chính phủ cũng đang cố gắng điều chỉnh quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài vào ngân hàng trong nước, tuy nhiên cũng theo từng trường hợp cụ thể và do thủ tướng quyết định. Trên thực tế, Chính phủ đã ban hành nghị định cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng trong nước từ 15% lên 20%.

Ở một số quốc gia, quy định tăng sở hữu nước ngoài ở các ngân hàng trong nước đã có sự thay đổi đáng kể, giúp giải quyết nợ xấu và tái vốn hóa cho các ngân hàng. Tuy nhiên, theo những người trong ngành và các chuyên gia, với trường hợp của Việt Nam, thì mức sở hữu này chưa hấp dẫn, chưa đủ để làm hài lòng các nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào ngân hàng Việt Nam./.

Trang Trần

 




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/