TIN HOẠT ĐỘNG NGÀNH
Tổng quan thị trường và giá cả tháng 10 năm 2016

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2016 tăng 0,83% so với tháng trước, tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước; tăng 4% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân mười tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,27%.

 

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THÁNG 10 NĂM 2016

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng với mức tăng như sau: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 10,07%; Giao thông tăng 2,02%; Giáo dục tăng 0,61%;  Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,31%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,17%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,05%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%. Có 2 nhóm giảm: Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%; Bưu chính viễn thông giảm 0,12%.

1. Các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 10 năm 2016

(1). Nhóm thực phẩm tăng 0,26% do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vào mùa cưới tăng cao, bên cạnh đó giá các mặt hàng rau củ tăng mạnh do ảnh hưởng của mưa lũ đặc biệt ở các tỉnh miền Trung làm sản lượng rau xanh trên thị trường giảm.

(2). Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 bao gồm chi phí tiền lương của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, ở 15 địa phương (trong bảng kèm theo), nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 13,28% góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,5%.

(3). Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ.

(4). Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 5/10 và 20/10/2016 làm cho chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 4,14% so với tháng trước góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,17%.

(5). Từ ngày 1/10/2016 giá gas điều chỉnh tăng 15.000đ/bình 12 kg do giá gas nhập khẩu trong tháng 10 tăng 47,5USD/tấn chốt giá ở mức 355 USD/tấn làm cho chỉ số giá gas tăng 4,21% so tháng trước.

2. Các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 10 năm 2016

(1). Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,17% do nhu cầu xây dựng giảm cùng với giá thép thế giới giảm.

(2). Giá thịt lợn giảm mạnh ở một số tỉnh do dịch lợn tai xanh nên người tiêu dùng hạn chế sử dụng.

(3). Tháng 10 đã qua mùa du lịch nên giá tua du lịch các loại giảm 0,21%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 trong 10 năm gần đây

Đơn vị tính:%

 

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

CPI tháng 10 năm báo cáo so với tháng trước

0,7

-0,19

0,37

1,05

0,36

0,85

0,49

0,11

 

 

0,11

 

 

0,83

CPI tháng 10 năm báo cáo so cùng kỳ năm trước

9,34

26,72

2,99

9,66

21,59

7,0

5,92

3,23

0,0

4,09

CPI bình quân năm so với năm trước

8,3

22,97

6,88

9,19

18,58

9,21

6,6

4,09

0,63

2,27*

(*) Số liệu bình quân 10 tháng năm 2016 so với cùng kỳ năm trước

II. DIỄN BIẾN GIÁ TIÊU DÙNG THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA MỘT SỐ NHÓM HÀNG CHÍNH

1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,17%)

(1). Lương thực (+0,03%)

Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 2016 tăng rất nhẹ 0,03% so với tháng 9 năm 2016.

Mặc dù cuối tháng 8 Việt Nam trúng thầu 150.000 tấn gạo xuất khẩu sang Philipine, nhưng nguồn cung trong nước dồi dào nên đã không tác động đến thị trường lúa gạo trong nước, do vậy giá lương thực khá ổn định.

Tại miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.000đ/kg - 12.000đ/kg, tại miền Nam gạo tẻ thường IR50404 giá phổ biến 9.000đ/kg - 10.500đ/kg, gạo tẻ thường IR64 giá 11.000đ/kg - 11.200đ/kg, giảm 0,42% so với tháng trước; gạo tẻ ngon Nàng thơm chợ Đào giá 16.0000đ/kg - 18.500đ/kg, giảm 0,76% so với tháng trước; giá gạo nếp dao động từ 22.000đ/kg - 27.000đ/kg, giảm 0.17% so với tháng trước.

 (2). Thực phẩm (+0,26%)

(1). Giá thực phẩm trong tháng tăng 0,26% so với tháng trước, cụ thể:

- Giá rau tươi và rau chế biến tăng 2,89% do ảnh hưởng của thời tiết mưa lũ làm rau khó phát triển bên cạnh đó tháng 10 là tháng chuyển vụ của một số loại rau nên sản lượng và chủng loại rau, củ, quả giảm mạnh làm giá tăng cao như giá cà chua tăng 14,08%, giá rau, củ, quả tăng 3,14%, giá rau muống tăng 2,12%;

- Do giá đường thế giới tăng cao cùng với nhu cầu cho sản xuất hàng cuối năm nên giá đường tháng 10 tăng 0,99% so với tháng 9.

 (2). Bên cạnh các mặt hàng tăng giá, nhóm thực phẩm cũng có các mặt hàng giảm giá như:

- Giá thịt lợn giảm 0,44% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng dịch lợn tai xanh; giá thịt gia cầm giảm 0,02% do sản lượng cung dồi dào;

- Giá thủy hải sản giảm 0,28% do vào mùa mưa nên sản lượng đánh bắt dồi dào.

(3). Ăn uống ngoài gia đình (+0,02%)

Giá lương thực, thực phẩm khá ổn định nên giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng tương đối ổn định; giá mặt hàng cơm bình dân tăng 0,01% và uống ngoài gia đình tăng 0,07%.

2. Đồ uống, thuốc lá (+0,06%)

Chỉ số giá nhóm này khá ổn định, chỉ có mặt hàng rượu bia và nhóm thuốc hút tăng nhẹ ở mức lần lượt là 0,1% và 0,05%.

3. May mặc, mũ nón, giầy dép (+0,05%)

Từ đầu tháng 10 thời tiết các tỉnh miền Bắc chuyển mùa, mưa nhiều nên nhu cầu mua sắm quần áo thu đông tăng nhẹ: vải các loại tăng 0,18%, quần áo may sẵn tăng 0,04%, các mặt hàng mũ nón, áo mưa tăng 0,05%.

4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,31%)

Chỉ số giá nhóm này tăng do các yếu tố sau:

- Ngày 01 tháng 10 năm 2016, giá gas điều chỉnh tăng 15.000đ/bình 12 kg (do giá gas thế giới bình quân tháng 10 năm 2016 công bố ở mức 355 USD/tấn, tăng 47,5 USD/tấn so với tháng trước) nên chỉ số giá gas tăng 4,21% so với tháng 9 năm 2016;

- Giá dầu hỏa bình quân tháng 10 năm 2016 tăng 3,26% so với tháng trước do điều chỉnh tăng vào ngày 5/10/2016 và ngày 20/10/2016.

Riêng giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,13% do vào mùa mưa nhu cầu xây dựng giảm.

5. Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,04%)

Vào mùa mưa, các loại côn trùng và muỗi vằn phát sinh nhiều nên nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với những mặt hàng này tăng, dẫn tới giá tăng nhẹ. Cụ thể: các sản phẩm về xà phòng, hóa chất tẩy rửa tăng 0,05%; các vật phẩm tiêu dùng khác tăng 0,02%.

6. Thuốc và dịch vụ y tế (+10,07%)

Đây là nhóm hàng có chỉ số tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng chính, giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 bao gồm chi phí tiền lương của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, ở 15 địa phương nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 13,28% góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,5%.

7. Giao thông (+2,02%)

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 10 tăng chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 5/10/2016 và ngày 20/10/2016 nên chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 4,14%; theo đó giá vé ô tô khách tăng 1,02% và giá vé taxi tăng 0,19%.

8. Giáo dục (+0,61%)

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng chủ yếu ở nhóm dịch vụ giáo dục do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ ở một số bậc học mà tháng trước chưa tăng, cụ thể chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng trong tháng 10 năm 2016 trong bảng kèm theo.

9. Văn hóa, giải trí và du lịch (-0,02%)

Tháng 10 đã qua mùa du lịch nên giá các tua du lịch giảm 0,21%; giá khách sạn, nhà nghỉ giảm 0,05% so với tháng trước.

10. Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,17%)

Chỉ số giá nhóm này tăng chủ yếu ở mặt hàng dịch vụ cá nhân như cắt tóc, gội đầu, làm đầu tăng 0,75% so với tháng trước do vào thời điểm từ tháng 10 cho đến Tết Nguyên đán nhu cầu về các dịch vụ này tăng cao.

11. Chỉ số giá vàng (-1,69%)

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới giảm khi đồng USD tăng lên gần mức cao nhất trong chín tháng qua trước những dự đoán giá đồng USD sẽ ngày càng tăng cao hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất vào tháng 12 tới. Theo đó, bình quân giá vàng trong nước ngày 15 tháng 10 năm 2016 dao động quanh mức 3.545.000đ/chỉ vàng SJC.

12. Chỉ số giá đô la Mỹ (+0,07%)

Đồng USD trên thế giới tăng lên so với các đồng tiền chủ chốt khác khi số liệu kinh tế Mỹ khả quan. Khả năng giá USD tiếp tục tăng cao hơn  khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ nâng lãi suất vào tháng 12 tới. Tuy vậy, diễn biến tỷ giá trong nước khá ổn định do lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất cuối năm. Do đó, tỷ giá VND/USD tháng này gần như ổn định, xoay quanh 22.011VND/USD.

III. LẠM PHÁT CƠ BẢN

Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 10 năm 2016 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,86% so với cùng kỳ; Mười tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,82%.

Lạm phát cơ bản tháng 10 trong các năm gần đây

Đơn vị tính:%

 

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Lạm phát cơ bản tháng 10 năm báo cáo so với tháng trước

0,65

0,47

0,28

0,27

0,11

0,06

0,07

Lạm phát cơ bản tháng 10 năm báo cáo so cùng kỳ năm trước

7,48

15,93

5,77

4,53

2,96

1,82

1,86

Lạm phát cơ bản bình quân năm so với năm trước

7,78

 

13,62

8,19

4,77

3,31

2,05

1,82*

(*) Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015

Trong tháng 10, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Bình quân 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung (tăng 2,27%) và lạm phát cơ bản (tăng 1,82%), độ doãng giữa hai chỉ số này không lớn, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.


 

 

Danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chỉ số giá

dịch vụ giáo dục tăng trong tháng 10 năm 2016 so với tháng trước

Đơn vị tính: %

STT

Tên tỉnh/ thành phố

Chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục

Nguyên nhân

1

Hải Phòng

100,33

Học phí mẫu giáo tăng 0,98%; học phí PTTH 1,9%

2

Thừa Thiên Huế

100,40

Học phí học nghề kỹ thuật tăng 7,14%

3

Ninh Thuận

123,80

Học phí phổ thông cơ sở tăng 23,83%; học nghề kỹ thuật tăng 35,15%

4

Bình Thuận

100,22

Học phí mẫu giáo tăng 0,93%

5

Đăk Lắk

103,37

Học phí PTCS tăng 12,8%; PTTH tăng 3,88%

6

TP.Hồ Chí Minh

102,15

Học phí mẫu giáo tăng 5,16%;  học nghề kỹ thuật 3,61%; học phí trung cấp 3%; học phí cao đẳng 3,29%;học phí đại học 0,96%

7

Bến Tre

100,27

Học phí mẫu giáo tăng 1,83%

8

An Giang

108,56

Học phí học nghề kỹ thuật 7,73%; học phí trung cấp 66,67%; học phí cao đẳng 16,07%;học phí đại học 36,43%

 

 




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/