TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội quý I năm 2017

Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định và phát triển. Trong nông nghiệp, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân tăng 38,4% so với vụ cùng kỳ năm trước; chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ ổn định; Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá; diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp tuy tăng trưởng ở mức thấp song một số doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong khai thác và giữ ổn thị trường. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Thu ngân sách đạt khá (đạt 30% dự toán năm, tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước). Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến...

     I. Nông Lâm Thuỷ sản :

1. Nông nghiệp

Đến 10/3/2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân đạt 47.567 ha (đạt 101,2% so với kế hoạch vụ), tăng 38,4% so với vụ cùng kỳ năm trước.

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng đạt 34.885 ha (đạt 107,3% so với kế hoạch vụ), tăng 60,7% so với vụ cùng kỳ (do vụ đông xuân năm trước tình trạng hạn hán diễn biến hết sức phức tạp và gay gắt dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng, toàn tỉnh có hơn 12 ngàn ha lúa bị cắt giảm).

Nhằm thực hiện né rầy tránh gây thiệt hại cho cây lúa, ngành chức năng đã yêu cầu người dân xuống giống đồng loạt theo lịch, đồng thời khuyến cáo sử dụng các loại giống lúa xác nhận để sản xuất, các loại giống được đưa vào sử dụng chủ yếu là:

+ Giống chủ lực: ML48, ML214, ML202, TH6, IR 59606, OM 4900, OM 2514, OM 2717, OM 4218, OM 1490, VND 95 – 20, IR 64, OM 3536…

 + Giống bổ sung: OM 5930, OM 4498, OM 5936, OM 6162… Bên cạnh đó còn có các giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.

Các địa phương trong tỉnh tiếp tục chú trọng triển khai chương trình xã hội hoá giống lúa; vụ đông xuân 2016- 2017, toàn tỉnh đã thực hiện 494 ha lúa giống theo chương trình xã hội hoá và 485 ha theo chương trình liên kết sản xuất; đồng thời tiếp tục duy trì 3.000 ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.

- Cây trồng khác: Nhờ chủ động được nguồn nước từ các công trình thuỷ lợi việc điều tiết nước hợp lý của ngành chức năng đảm bảo được nguồn nước tưới góp phần làm tăng diện tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo trồng của cây hàng năm khác là 12.682 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó:

+ Cây bắp diện tích gieo trồng đạt 3.985,5 ha (đạt 66,4% so với kế hoạch vụ), giảm 6,2% so với vụ cùng kỳ năm trước. Tại huyện Đức Linh do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới xảy ra vào cuối năm 2016 kèm theo mưa lớn kéo dài, đất ướt, nhiều diện tích không xuống giống được nên người dân đã bỏ vụ hoặc xuống giống cây khác, thêm vào đó một số diện tích bắp đã xuống giống nhưng bị hư hại bà con không xuống giống lại mà chuyển sang trồng lạc.

+ Cây lang: diện tích gieo trồng đạt 157,5 ha (đạt 68,2% so với kế hoạch vụ), tăng 1,6% so với vụ cùng kỳ năm trước.

+ Cây rau: các loại diện tích gieo trồng đạt 2.297,5 ha (đạt 94,2% so với kế hoạch vụ), tăng 23,2% so với vụ cùng kỳ năm trước.

+ Cây đậu các loại: diện tích gieo trồng đạt 2.685 ha (đạt 79,9% so với kế hoạch vụ), giảm 22,7% so với vụ cùng kỳ năm trước.

+ Cây dưa các loại: diện tích gieo trồng đạt 616,5 ha, giảm 22,6% so với vụ cùng kỳ năm trước.

+ Cây lạc: diện tích gieo trồng đạt 1.141 ha (đạt 106,7% so với kế hoạch vụ), tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

+ Cây mía trồng mới diện tích gieo trồng đạt 784 ha; Cây thuốc lá diện tích gieo trồng đạt 25 ha; các loại cây hàng năm khác diện tích gieo trồng đạt 68 ha.

+ Cây mỳ đạt 730 ha (đạt 89% so với kế hoạch vụ), giảm 19,4% so với vụ cùng kỳ.

Đã thực hiện chuyển đổi 2.116 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác mang lại hiệu quả kinh tế hơn như: bắp 973 ha, rau các loại 306 ha, đậu các loại 297 ha, dưa hấu 242 ha, đậu phụng 272 ha, mè 15 ha, khoai lang 11 ha. Riêng cây mía có sự tăng trưởng mạnh (vụ đông xuân năm nay trồng mới 784 ha; năm trước 61 ha) do trước đây giá mía thấp người dân chặt bỏ trồng các loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng hiện nay Nhà máy đường Bình Thuận (sau nhiều năm ngưng hoạt động) hoạt động trở lại đã đứng ra bao tiêu sản phẩm nên người dân đã mạnh dạn đầu tư trồng mới.

Trong tháng các địa phương đã tập trung chăm sóc các cây trồng vụ đông xuân, một số địa phương đã tiến hành thu hoạch. Đến 06/3/2017, toàn tỉnh đã thu hoạch được 6.163 ha lúa, 924 ha bắp.

Nhìn chung sản xuất vụ đông xuân năm nay khá thuận lợi. Đầu năm 2017, thời tiết có mưa tại các địa phương trong tỉnh nên lượng nước trữ tại hầu hết hồ chứa đều đầy; lượng nước tích trữ tại các hồ thủy lợi, thủy điện đảm bảo cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt mùa khô 2017 và sản xuất vụ đông xuân. Đến 07/3/2017 tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2016-2017 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện trên toàn tỉnh là 47.544 ha (đạt 94%), trong đó: cây lúa và cây màu 30.562 ha (đạt 90,9%); cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày 16.982 ha (đạt 100%). Dự kiến sau khi kết thúc vụ đông xuân, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cân đối nguồn nước từ các hồ thủy lợi, ưu tiên cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây dài ngày trong mùa khô 2017 và cấp nước sản xuất vụ hè thu. Khu vực các huyện phía Bắc tỉnh căn cứ lượng nước tích trữ và lượng dòng chảy đến các hồ, đập dâng và các kênh trục chính, tính toán cân đối nguồn nước, ưu tiên lượng nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân địa phương và thành phố Phan Thiết đến cuối tháng 8/2017. Nếu bảo đảm đủ nguồn nước thì bố trí lịch thời vụ sản xuất vụ hè thu, cụ thể cho từng vùng, không bố trí sản xuất tại các vùng không chủ động và khó đảm bảo được nguồn nước đồng thời ưu tiên cấp nước chuyển đổi sang cây trồng cạn để tiết kiệm nước. Khu vực các huyện phía Nam tỉnh, ưu tiên lượng nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi sang cây trồng cạn để tiết kiệm nước. Riêng khu vực huyện Tánh Linh và Đức Linh, căn cứ thời tiết, lượng nước tích trữ trong hồ Trà Tân và các đập dâng trên địa bàn, lượng nước tích trữ tại hồ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi để cân đối, bảo đảm đủ nguồn nước thì bố trí sản xuất vụ hè thu theo kế hoạch. 

* Cây lâu năm:

Đến nay các cây trồng phát triển như sau:

- Thanh long: Diện tích toàn tỉnh đạt 27.301,4 ha, tăng 3,69% so với cùng kỳ (+962,8 ha). Mặc dù so với cùng kỳ diện tích tăng nhưng so với các năm trước thì tốc độ tăng thấp, diện tích tăng chủ yếu ở các địa phương có thế mạnh phát triển cây thanh long và có quỹ đất trồng cây lâu năm còn lớn như; Bắc Bình (+430 ha); Hàm Thuận Bắc (+285 ha) chủ yếu tập trung ở hai xã Thuận Hoà và Đa Mi (do hiện nay một số hộ dân ở tỉnh Lâm Đồng đến mua đất và đầu tư); Hàm Thuận Nam (+86 ha); Tuy Phong (+74 ha); La Gi (+30 ha); Hàm Tân (+32,5 ha), các địa phương khác không tăng hoặc tăng rất ít. Do những năm trước giá thanh long ổn định nhà vườn thu lãi cao, vì vậy người dân ồ ạt phát triển diện tích mới, song trong năm 2016 giá thanh long liên tục giảm, thời tiết thất thường; những tháng đầu năm hạn hán thiếu nguồn nước tưới làm năng suất giảm mạnh, những tháng cuối năm mưa nhiều, trên cây thanh long xuất hiện nhiều sâu bệnh, việc chong đèn ra hoa trái vụ không đạt… một số nhà vườn bị thua lỗ nên việc phát triển diện tích có phần chững lại. Từ giữa tháng 02/2017 đến nay giá thanh long tăng trở lại (bình quân 1 kg loại xuất khẩu có giá từ 18 đến 20 ngàn đồng/kg, tăng 6 đến 7 ngàn đồng/kg so với tháng trước), song do ảnh hưởng của tình hình thời tiết, diện tích thanh long chong đèn trái vụ đậu quả thấp, năng suất giảm, nhiều nhà vườn thanh long không có sản phẩm để bán.

- Cao su: Diện tích toàn tỉnh đạt 42.131 ha, giảm 0,83% so với cùng kỳ (-352,5 ha). Trong đó, diện tích giảm ở Tánh Linh (-310 ha), thị xã La Gi (-43 ha), Hàm Tân (-18 ha). Riêng Đức Linh tăng (+18 ha), các địa phương còn lại diện tích ổn định. Nguyên nhân diện tích cao su toàn tỉnh giảm do trong những năm gần đây giá cao su không ổn định và ở mức thấp, sản xuất kém hiệu quả một số hộ đầu tư cầm chừng chờ tăng giá trở lại, một số ít chặt bỏ những vườn già cỗi năng suất thấp chuyển sang trồng cây các loại cây lâu năm khác hiệu quả hơn.

- Cây điều: Diện tích toàn tỉnh đạt 17.025,1 ha, tăng 2,64% so với cùng kỳ (+437,4 ha). Do trong năm 2016 giá điều tăng cao đã khuyến khích nhà vườn đầu tư cây điều trở lại. Bên cạnh một số địa phương có diện tích điều chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác như: Hàm Thuận Nam (-380 ha), La Gi (-30 ha), Phan Thiết (-20 ha), Đức Linh (-5,5 ha) thì ở một số địa phương khác trong tỉnh đang triển khai trồng điều ghép và điều cao sản thay thế dần các giống điều truyền thống đã góp phần làm yếu tố tăng diện tích điều toàn tỉnh như: Tánh Linh 606 ha (Suối Kiết 204 ha, Gia Huynh 125 ha, Lạc Tánh 105 ha, La Ngâu 60 ha, Măng Tố 50 ha, Bắc Ruộng 23 ha, Đức Phú 21 ha, Huy Khiêm 18 ha); Hàm Thuận Bắc 181 ha tập trung chủ yếu ở Đa Mi và La Dạ; Hàm Tân 218 ha (Tân Đức 76,5 ha, Tân Phúc 42 ha, Sông Phan 40 ha, Sơn Mỹ 20 ha,… trong đó có 145 ha diện tích trồng trên thay thế trên diện tích cũ); Tuy Phong 10 ha và Phú Quí 2,9 ha.  Giá hạt điều hiện đang ở mức khá cao (35 – 45 ngàn đồng/kg); tuy vậy tỷ lệ đậu quả của các vườn điều trên các địa bàn ở mức thấp. Mặc dù người dân đã chủ động các biện pháp phòng ngừa như phun thuốc, tưới nước, bón phân cho cây, song do thời tiết không thuận lợi, vào đầu mùa vụ, điều đang ra hoa thì gặp mưa, bên cạnh đó ảnh hưởng của sương muối nên làm cho cây điều ra hoa bị thối rữa. Do vậy thu nhập người trồng điều không cao.

- Cây tiêu: Diện tích toàn tỉnh đạt 1.647 ha, tăng 1,45% so với cùng kỳ (+23,5 ha). Mặc dù những năm gần đây giá cao và ổn định nhưng do đặc điểm cây tiêu là thân thảo và thường xuất hiện nhiều loại bệnh, nhất là bệnh chết chậm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư, diện tích có tăng nhưng không cao.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

Tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng:

+ Cây lúa: Diện tích lúa nhiễm rầy nâu trên toàn tỉnh là 3.192 ha, trong đó có 1.665 ha nhiễm ở mức nhẹ (mật số 750-1500 con/m²), 1.257 ha nhiễm ở mức trung bình (mật số 1.500-3.000 con/m²) và 270 ha nhiễm ở mức nặng (mật số > 3000 con/m²), tăng 3.092 ha so với cùng kỳ năm 2016, phân bố tại các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Tuy Phong. Bệnh bọ trĩ diện tích nhiễm là 1.101 ha phân bố ở Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết. Bệnh sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm bệnh là 1.010 ha, phân bố ở Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tuy phong. Bệnh khô đầu lá, cháy bìa diện tích nhiễm bệnh là 1.286 ha phân bố ở toàn vùng. Khuyến cáo bà con nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời rầy nâu phát sinh trên đồng, nếu mật số >3con/tép sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị rầy nâu để phun, tuyệt đối phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và phải luân phiên các loại thuốc.

+ Thanh long: nhiễm bệnh thán thư 276 ha xảy ra ở toàn vùng; bệnh kiến, bọ trĩ, bọ xít diện tích nhiễm bệnh 814 ha phân bổ ở tất cả các huyện; bệnh vàng cành, cháy cành 71 ha phân bổ trên toàn vùng; bệnh thối cành, trái non 84 ha phân bổ ở các huyện La Gi, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình. Thời tiết đã chuyển sang mùa khô nên Bệnh đốm nâu có xu hướng giảm về diện tích và tỉ lệ gây hại trên các vườn thanh long, diện tích nhiễm bệnh trong kỳ là 2497,5 ha, giảm 1934,5 ha so với kỳ trước và tăng 1.858,5 ha so với cùng kỳ năm 2016. Bệnh thối rễ, teo tóp cành thanh long phát sinh gây hại nặng trên các vườn thanh long, diện tích nhiễm bệnh trong kỳ là 586 ha, tăng 519 ha so với cùng kỳ năm trước xảy ra ở 4 huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi, Bắc Bình. Khuyến cáo nhà vườn sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm và tuyến trùng rễ, đồng thời sử dụng thêm các loại chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón có khả năng kích thích ra rễ để phòng và trị bệnh.

+ Rau: diện tích nhiễm sâu các loại và sương mai là 86 ha phân bổ ở 4 huyện: La Gi, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Phan Thiết

+ Cao su: diện tích nhiễm bệnh phấn trắng là 710 ha phân bổ ở Tánh Linh.

+ Cây điều: diện tích nhiễm sâu các loại 598 ha; bệnh thán thư khô bông nhiễm 2.036 ha, phân bổ ở Đức Linh, La Gi, Hàm Tân, Tánh Linh.

*  Chăn nuôi:

Dự ước thời điểm 01/3/2017, đàn gia súc, gia cầm hiện có như sau:

- Đàn trâu có 8.991 con, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước

- Đàn bò có 163.301 con, giảm 1,12% so với cùng kỳ năm trước.

- Đàn heo có 267.821 con, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước.

- Đàn gia cầm có 3.168 ngàn con, tăng 1,02% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ được duy trì đều. Ước quý 1/2017 thực hiện:

- Tiêm phòng đạt 2.188.942 liều; trong đó: đàn trâu, bò 19.453 liều; đàn heo 178.424 liều; đàn gia cầm 1.904.848 liều.

- Kiểm dịch động vật: Heo 397.220 con; Trâu, bò 1.852 con; Gia cầm 624.898 con.

- Kiểm soát giết mổ:  Heo: 4.635 con; Dê: 1.055 con; Gia cầm: 18.935 con.

Nhìn chung chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ ổn định. Đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch cúm gia cầm, tuy vậy vẫn có tiềm ẩn nguy cơ. Do vậy tỉnh luôn trong tinh thần triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm A (H7N9) và những bệnh cúm khác. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các ngành hữu quan, các địa phương khuyến cáo người chăn nuôi cần thực hiện chăn nuôi an toàn, đặc biệt đối với chăn nuôi gia cầm. Không chăn, thả gia cầm ở những nơi không an toàn về dịch bệnh; những nơi có nguồn nước ô nhiễm hoặc những vùng lưu hành của mầm bệnh và phải chú ý đến khâu tiêm phòng, nhất là tiêm  phòng cúm và một số loại vắc xin như vắc xin dịch tả vịt… 

2. Lâm nghiệp:

Đã xây dựng 1.306 km đường băng cản lửa (43 km đường băng trắng, 1.263 km đường băng xanh), 7 chòi canh lửa; trang bị 170 máy móc, 2.851 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra. Ngoài ra còn bắt buộc các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng, không gây cháy hoặc phát hiện cháy phải báo ngay cho trạm bảo vệ rừng gần nhất.

* Công tác quản lý, bảo vệ rừng : Việc kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh luôn được tăng cường. Từ đầu năm đến nay đã phát hiện 95 vụ vi phạm lâm luật (giảm 50 vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó: khai thác gỗ và lâm sản khác 22 vụ; mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép 31 vụ; vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã 02 vụ; chế biến gỗ và lâm sản trái phép 02 vụ; vi phạm khác 38 vụ. Đã đã xử lý 102 vụ vi phạm (xử phạt hành chính là 96 vụ và xử phạt hình sự là 06 vụ); tịch thu 76,8 m³ gỗ; 56 cá thể động vật rừng, 38 chiếc xe máy và 11 phương tiện khác. Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách là 820,5 triệu đồng.

3. Thuỷ sản:

- Nuôi trồng thủy sản Tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay nhìn chung khá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, dịch bệnh không xảy ra. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 609,5 ha (tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Nuôi tôm đạt 341,1 ha (tăng 69,5 %); nuôi cá đạt 264,3 ha (giảm 20,8%); Nuôi lồng bè ổn định, nuôi cá nước mặn tập trung ở huyện đảo Phú Quý và Tuy Phong, nuôi cá nước ngọt tập trung ở huyện Tánh Linh và Đức Linh.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch quý 1/2017 ước đạt 3.185,5 tấn (tăng 23,4% so cùng kỳ năm trước) trong đó: Tôm nuôi nước lợ đạt 2.000 tấn (tăng 26,8%); Cá 1.172 tấn (tăng 18,0%).

- Khai thác thuỷ sản: Tình hình thời tiết biển trong quý 1/2017 diễn biến bất thường, trong tháng 02/2017 ngư trường hiện xuất hiện gió bấc biển động cấp 6 cấp 7, phần nào làm ảnh hưởng đến việc đánh bắt hải sản của ngư dân; từ đầu tháng 3/2017 đến nay khá thuận lợi. Với lượng tàu thuyền được trang bị máy móc hiện đại, thích hợp đánh bắt các vùng biển xa bờ cùng với giá nhiên liệu ổn định nên nhìn chung ngư dân các vùng đã an tâm bám biển khai thác. Sản lượng khai thác thuỷ sản quý 1/2017 ước đạt 31.485 tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 31.309 tấn (tăng 2,9%)

- Sản xuất giống thuỷ sản: Tình hình thời tiết thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nên sản xuất tôm giống có chuyển biến tích cực. Vì vậy, lượng giống sản xuất tôm giống có tăng hơn. Ước quý 1/2017 kiểm dịch và xuất bán tôm giống 4,5 triệu con (tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tăng cường thường xuyên. Số vụ vi phạm đã phát hiện và xử lý từ đầu năm đến nay 30 vụ trong đó: hành nghề lặn trái phép 5 vụ; sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản 13 vụ; không đăng ký lại tàu cá 1 vụ, không bằng thuyền trưởng 02 vụ, sử dụng giấy an toàn khai thác tàu cá đăng ký bị quá hạn 01 vụ.

Trong thời gian qua đã có không ít tàu thuyền giã cào ngoài tỉnh vi phạm trong vùng biển Bình Thuận. Để quản lý chặt chẽ hoạt động nghề giã cào nói chung và nghề giã cào bay nói riêng, đảm bảo sự thống nhất thực hiện giữa các địa phương trong cả nước, vừa qua UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm đóng mới, phát triển tàu cá hành nghề lưới kéo trong cả nước (bao gồm cả nghề lưới kéo đơn và nghề kéo đôi); chỉ cho phép đóng mới thay thế nhằm giữ nguyên cường lực khai thác và dần kéo giảm nghề lưới kéo đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế hoạt động khai thác của nghề lưới kéo, cụ thể về thời gian cấm trong năm, cấm nghề lưới kéo đôi công suất lớn hơn 150 CV (giã cào bay) hoạt động khai thác thủy sản từ ngày 1/4 đến ngày 31/7 hàng năm vì đây là mùa sinh sản của các loài hải sản; dễ gây xung đột nghề nghiệp, làm mất an ninh trên biển.

II. Công nghiệp; Đăng ký kinh doanh; Đăng ký đầu tư:

Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp quý 1/2017 ước đạt 5.549,5 tỷ đồng, tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó: đó công nghiệp khai khoáng 162,4 tỷ đồng (giảm 21,1%); công nghiệp chế biến chế tạo 3.413,8 tỷ đồng (tăng 8,5%); sản xuất và phân phối điện đạt 1.942 tỷ đồng (tăng 4,4%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 31,2 tỷ đồng (tăng 4,2%).

Dự ước các sản phẩm sản xuất quý 1/2017 tăng là: thủy sản đông lạnh (tăng 3,64% so với cùng kỳ năm trước), nước mắm (tăng 1,12%), thức ăn gia súc (tăng 16,91%), nước khoáng (tăng 11,59%), hạt điều nhân (tăng 2,68%), sản phẩm may mặc (tăng 1,3%), nước máy sản xuất (tăng 1,02%), điện phát ra (tăng 6,93%), sơ chế mủ cao su (tăng 51,29%). Các sản phẩm giảm là: cát sỏi các loại (giảm 10%), đá xây dựng (giảm 11,38%), muối hạt (giảm 27,74%), thủy sản khô (giảm 2,66% so với cùng kỳ năm trước).

Nhìn chung sản xuất công nghiệp trong quý 1/2017 giữ ổn định, song mức tăng trưởng thấp.

Công nghiệp khai khoáng giảm do muối đứng ở giá thấp, tiêu thụ chậm, lượng tồn kho nhiều; khai thác đá, cát giảm do các công trình xây dựng ít.

Công nghiệp chế biến chế tạo tuy có một số chuyển biến nhất định ở một số doanh nghiệp trong khai thác và giữ ổn thị trường như: Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo (sản lượng nước khoáng quý 01/2017 tăng 11,5% so với cùng kỳ); Công ty TNHH Japfa Comfeed Bình Thuận (sản lượng thức ăn gia súc quý 1/2017  tăng 16,9% so với cùng kỳ); Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận (sản lượng sơ chế mủ cao su quý 01/2017 tăng 51,2% so với cùng kỳ), song tính chung chỉ tăng ở mức trung bình do nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất tăng ở mức không cao (thuỷ sản đông lạnh, nước mắm, sản phẩm may mặc).

Sản xuất và phân phối điện; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng ở mức thấp.

Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp còn khó khăn; đến nay đã thành lập được 22/32 cụm công nghiệp theo quy hoạch nhưng chỉ có một số Cụm CN đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước thủ tục đầu tư như : Cụm CN Sông Bình, Cụm CN Nghĩa Hòa, Cụm CN Phú Long; số còn lại chủ yếu tập trung đầu tư các tuyến giao thông chính. Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp hầu hết còn yếu về tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm, nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hạ tầng, chậm thu hút dự án thứ cấp vào cụm. Chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp của Trung ương và địa phương chưa thực sự tạo “cú hích” để các nhà đầu tư mạnh dạn huy động nguồn vốn đẩy mạnh tiến độ thi công, đăng ký dự án tham gia sản xuất - kinh doanh; việc bố trí vốn đầu tư hạ tầng bên ngoài hàng rào cụm công nghiệp phụ thuộc vào tiến độ xây dựng bên trong nên khả năng thu hút dự án lấp đầy rất khó.

Cấp mới đăng ký doanh nghiệp: Trong Quý I/2017 (tính từ 01/01/2017 đến ngày 14/3/2017), đã tiếp nhận 468 hồ sơ đăng ký cấp mới và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó: Cấp đăng ký mới 166 trường hợp (so với cùng kỳ năm trước giảm 28,14%) với tổng vốn đăng ký 857 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước giảm 40,12%). Giải thể 30 doanh nghiệp (so cùng kỳ năm trước đạt giảm 33,34%); Thông báo tạm ngừng 62 trường hợp (tăng 8 doanh nghiệp so cùng kỳ năm trước).

Đã ban hành Quyết định thu hồi 02 doanh nghiệp do vi phạm Luật Doanh nghiệp; Thông báo vi phạm Luật Doanh nghiệp do không báo cáo 15 doanh nghiệp; Doanh nghiệp bị cảnh báo trên hệ thống (tranh chấp, kiện tụng, đang yêu cầu báo cáo...) 57 doanh nghiệp.

Đăng ký đầu tư: Trong Quý I/2017, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 21 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (cấp mới 17 và cấp điều chỉnh 04), với tổng diện tích đất 535 ha, tổng vốn đăng ký 769 tỷ đồng, cụ thể:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh cấp mới cho 15 dự án (lĩnh vực Du lịch 01, Dịch vụ: 04, Công nghiệp 09, Nông lâm 01), Trong đó, có 14 dự án trong nước và 0 dự án FDI; cấp điều chỉnh cho 04 dự án (lĩnh vực Xăng dầu 02, Công nghiệp 01, Dịch vụ 01).

+ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp mới 02 dự án (trong nước) tại Khu công nghiệp Phan Thiết 1.

So với cùng kỳ năm trước, số dự án được cấp mới tăng 10 dự án (17/7 dự án), số dự án được cấp điều chỉnh giảm 10 dự án (04/14 dự án), tổng diện tích đất tăng 4,5 lần (542/119 ha), tổng vốn đăng ký giảm 25% (769 tỷ/1.023 tỷ đồng)

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả :  

Tổng mức bán lẻ hàng hoá quý 1/2017 ước đạt 7.499,5 tỷ đồng (tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ ước đạt 3.821,9 tỷ đồng (tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước).

Giá hàng tiêu dùng trong 02 tháng đầu năm biến động tăng không đáng kể. Nếu so với tháng 12/2016 (sau 02 tháng) thì chỉ số giá tiêu dùng là 101,09% (tăng 1,09%); trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,70%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,33%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,47%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,63%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giao thông tăng 4,39%; giáo dục tăng 1,57%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,82%.

Trong những ngày trước, trong và sau Tết, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm Tết giữ ổn định, không có tình trạng tăng đột biến. Các mặt hàng: bia rượu, nước giải khát, lương thực, bánh ngọt, sữa, quần áo, giày, dép giữ ổn định; các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, hoa quả tươi các loại lượng hàng phong phú, đa dạng, giá cả giữ ổn định như Tết năm trước.

Dự ước trong quý 1/2017 (sau 3 tháng) giá hàng tiêu dùng tăng khoảng 1,2% (so với tháng 12/2016)

Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa, chất lượng thực phẩm được duy trì thường xuyên. Trong quá trình kiểm tra, các lượng lượng chức năng kết hợp phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật luật đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, qua đó góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích và sức khỏe người tiêu dùng.  

 Triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện 685 vụ vi phạm, trong đó xử lý vi phạm hành chính 674 vụ, chuyển khởi tố điều tra để xử lý hình sự 09 vụ/09 đối tượng, đang xử lý 02 vụ/02 đối tượng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách nhà nước trên 5,6 tỷ đồng, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 04 tỷ đồng, truy thu thuế trên 1,3 tỷ đồng, bán hàng hóa tịch thu 311 triệu đồng; tịch thu 13.484 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 12 chai rượu ngoại nhập lậu cùng nhiều hàng hóa vi phạm khác.

2. Du lịch :

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan được triển khai tổ chức thêm so với những năm trước như: Giải lướt ván buồm Quốc tế Fun Cup lần thứ 18 – Mũi Né 2017 tại câu lạc bộ Jibe’s Beach tại phường Hàm Tiến; Khai trương công viên tượng cát Forgotten Land; Sân khấu nhạc nước Làng Chài Phan Thiết.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch duy trì đều. Đã triển khai kế hoạch thông tin xúc tiến du lịch năm 2017. Thông báo và vận động doanh nghiệp tham gia các hoạt động: Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, không gian ẩm thực và đặc sản Nam Bộ năm 2017 trong khuôn khổ các hoạt động Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II tại Bình Dương; Hội chợ Travex 2017 - Singapore, Lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng - Bình Dương, Lễ hội Hoa Ban năm 2017 tỉnh Điện Biên, Hội chợ Du lịch quốc tế ITB Đức và MITT Nga. Khai thác và cập nhật 180 tin, bài, ảnh về hoạt động du lịch trên các báo, tạp chí và trang website du lịch trung ương, địa phương và thực hiện các phóng sự phát trên sóng truyền hình.

Công tác phục vụ du lịch dịp Tết được chú trọng triển khai sớm, trong đó chú trọng tăng cường công tác kiểm tra trước Tết nhằm đảm bảo môi trường du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách trong dịp Tết nhất là nhà hàng, nhà nghỉ có đón khách du lịch. Vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn du khách trong dịp Tết ở tất cả các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn toàn tỉnh được đảm bảo; giá cả dịch vụ lưu trú, hàng hóa tăng nhưng không đáng kể… chưa có phản ảnh nào của du khách qua đường dây nóng về giá cả dịch vụ, hàng hóa và chất lượng phục vụ. Các công ty du lịch lữ hành đã chuẩn bị đầy đủ các tour du lịch và phối hợp với các công ty lữ hành các tỉnh, vùng lân cận thiết kế những tour riêng chuyên về du lịch biển, du lịch sinh thái. Các tour lữ hành, điểm tham quan thực hiện nhiều gói giảm giá sản phẩm, dịch vụ, vé tour tuyến du lịch và vé tham quan. Cùng với việc ổn định giá cả, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp, các điểm du lịch ở Phan Thiết - Bình Thuận còn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch độc đáo trên bãi biển…

Tổng số lượt khách đến nghỉ dưỡng, du lịch tại Bình Thuận quý 1/2017 ước đạt 1.197,2 ngàn lượt khách (tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước) với 1.954 ngàn ngày khách (tăng 10,9%); riêng khách quốc tế đạt 153,5 ngàn lượt khách (tăng 17,4%) với 477,9 ngàn ngày khách (tăng 18%). Doanh thu du lịch quý 1/2017 ước đạt 2.767,5 tỷ đồng (tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước). Khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn là Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc.

  3. Xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá quý 1/2017 ước đạt 77,93 triệu USD (tăng 8,09% so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 24,48 triệu USD (tăng 2,63%); hàng nông sản đạt 5,57 triệu USD (tăng 44,97%); hàng hoá khác 47,87 triệu USD (tăng 7,84%), trong đó hàng may mặc 32,08 triệu USD (tăng 0,23%); với một số mặt hàng: cao su 1.162 tấn; quả thanh long 1.122 tấn; thuỷ sản 3.692 tấn; hạt điều  68 tấn.

Xuất khẩu trực tiếp quý 1/2017 ước đạt 75,21 triệu USD (tăng 9,54% so với cùng kỳ năm trước); trong đó:

- Xuất sang thị trường Châu Á đạt 47,36 triệu USD (tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Thị trường Đông Á đạt 43,96 triệu USD (tăng 4,24%); Thị trường Đông Nam Á đạt 2,67 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ); Thị trường Tây Á đạt 0,61 triệu USD (giảm 48,69%); Thị trường Trung Nam Á đạt 0,11 (giảm 41,14%). Tăng chủ yếu ở mặt hàng nông sản, đồ gỗ nội thất, thủy sản đông lạnh, giầy dép.

- Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 11,77 triệu USD (tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Thị trường Bắc Âu đạt 2,36 triệu USD (tăng 21,34%); Thị trường Đông Âu đạt 0,32 triệu USD (tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ); Thị trường Nam Âu đạt 5,2 triệu USD (tăng 36,11%); Thị trường Tây Âu đạt 3,87 triệu USD (giảm 15,47%). Tăng chủ yếu ở mặt hàng giầy dép các loại, linh kiện và phụ tùng ô tô, đồ gỗ nội thất, sắt thép, mực tươi đông lạnh và cá loại khác tươi, đông lạnh….

- Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 14,82 triệu USD (tăng 16,01% so với cùng kỳ năm trước); Thị trường Bắc Mỹ đạt 13,52 triệu USD (tăng 7,43%); Thị trường Trung Mỹ đạt 1,27 triệu USD (tăng gấp 7 lần), chủ yếu tăng ở mặt hàng các sản phẩm bằng giầy dép, đồ gỗ nội thất, các sản phẩm bằng giấy, cá hộp, cá đông lạnh chế biến...

Ủy thác xuất khẩu quý 1/2017 ước đạt 2,72 triệu USD (giảm 20,82% so với cùng kỳ năm trước), tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch quý 1/2017 ước đạt 54,24 triệu USD (tăng 16,31% so với cùng kỳ năm trước). 

Nhập khẩu hàng hoá quý 1/2017 ước đạt 239,1 triệu USD (tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 144,08 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy 17,94 triệu USD; Thức ăn gia súc và nguyên liệu 13,67 triệu USD; Hàng thủy sản 10,9 triệu USD.

Nhìn chung so với cùng kỳ năm trước xuất khẩu hàng hoá khá ổn định; song nhóm hàng thuỷ sản và hàng may mặc tăng thấp. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tuy chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị hàng hoá xuất khẩu, song so với cùng kỳ năm trước tăng khá, trong đó mặt hàng cao su tăng đạt 1.162 tấn (tăng gấp 1,9 lần so với cùng kỳ) với giá trị 2,5 triệu USD (tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước). Mặt hàng quả thanh long trong những tháng qua tuy đơn giá xuất khẩu tăng, song lượng hàng xuất chỉ bằng 45% so với cùng kỳ năm trước nên kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm (bằng 94,7% so với cùng năm trước). Mặt hàng gỗ, giấy và các sản phẩm từ giấy tăng khá hơn so với cùng kỳ. 

4. Giao thông vận tải :        

Vận tải hàng hoá ổn định, ước quý 1/2017, luân chuyển hàng hoá đường bộ  đạt 112,87 triệu tấnkm (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước); luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 263,71 ngàn tấnkm (tăng 3,2%); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 260,6 triệu lượt ngườikm (tăng 8,7%); luân chuyển hành khách đường thuỷ đạt 982,8 ngàn lượt ngườikm (tăng 3,1%).

Nhìn chung trong quý 1/2017 công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại được thực hiện tốt, không có tuyến đường nào ách tắc. Vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân. Công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên, đã kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo tối đa an toàn giao thông. Lực lượng thanh tra giao thông đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự cùng các địa phương giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường; tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các phương tiện chở quá số người quy định, chạy sai lịch trình, hành trình vận tải.

IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng:

1. Thu ngân sách:

Ước tháng 3/2017, thu ngân sách đạt 630 tỷ đồng. Luỹ kế quý 1/2017 đạt 2.407 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Dự ước các khoản thu tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 197,5 tỷ đồng (tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước), thu ngoài quốc doanh 192,9 tỷ đồng (giảm 5,7%), thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 265,7 tỷ đồng (tăng gần 2,0 lần), thuế bảo vệ môi trường 143,5 tỷ đồng (giảm 9,9%), thu từ các loại phí, lệ phí 24,3 tỷ đồng (tăng 27,4%), thuế thu nhập cá nhân 86,6 tỷ đồng (tăng 17%), thu xổ số kiến thiết 285,2 tỷ đồng (tăng 1,4 lần); lệ phí trước bạ 37,2 tỷ đồng (tăng 6,0%), thu tiền sử dụng đất 184 tỷ đồng (tăng 26,2%), thu từ dầu thô 425,8 tỷ đồng (tương đương cùng kỳ năm trước), thuế xuất nhập khẩu đạt 469,3 tỷ đồng (tăng 13,8%).

Trong quý, Ngành thuế đã phối hợp với các địa phương tập trung thu nợ đọng, lệ phí môn bài, thuế ngoài quốc doanh và các khoản phát sinh khác, triển khai thực hiện các giải pháp để tăng thu ngân sách thông qua các biện pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường chống thất thu thuế đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, đồng bộ, minh bạch; phối hợp với các ngành triển khai xây dựng Đề án quản lý thuế đối với kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, triển khai các đề án quản lý thuế, hoàn thuế điện tử, ủy nhiệm thu thuế hộ kinh doanh.

Nhìn chung thu ngân sách quý 1/2017 đạt khá (đạt 30% dự toán năm, tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước). Tuy vậy vẫn có một số khoản thu mang tính ổn định tại địa phương đạt dự toán thấp; các khoản thu nội địa đạt dưới mức bình quân chung là: thu ngoài quốc doanh (đạt 20,7% dự toán năm); thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (đạt 18,4%); thu lệ phí trước bạ (đạt 20,6%), thu khác ngân sách (đạt 16,7%); thu từ doanh nghiệp nhà nước (đạt 21,1%); thuế bảo vệ môi trường (đạt 17,6%); thu cấp quyền khai thác khoáng sản (đạt 5,9% dự toán năm). Đáng chú ý là kết quả thu thuế xuất nhập khẩu trong 02 tháng đầu năm đã vượt dự toán năm và có 02 nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán là thu từ DN có vốn ĐTNN (chủ yếu là thu từ nhà thầu phụ Điện Vĩnh Tân) và thu xổ số kiến thiết đạt kết quả tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước (thu từ DN có vốn ĐTNN tăng gần 2,0 lần; thu xổ số kiến thiết tăng gấp 1,4 lần) đã tác động khá lớn đến tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn, Các địa phương, có thu ngân sách đạt trên mức bình quân chung so dự toán là:  Bắc Bình, Đức Linh; có mức tăng so với cùng kỳ năm trước đạt trên mức bình quân chung là: Phan Thiết, Đức Linh.

2. Hoạt động tín dụng:

Các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về lãi suất huy động và cho vay. Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,2-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,3-7,1%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6-7,2%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 7%/năm, các lĩnh vực khác từ 9-11%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,5-11,5%/năm.

Dự ước đến cuối quý 1/2017 (31/3/2017) vốn huy động đạt 25.791 tỷ đồng, tăng 1,5% so với đầu năm; dư nợ đạt 33.462 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm.

Vốn tín dụng luôn được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Cơ cấu dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm 50,3% (trong tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 23%; dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội chiếm 6,2%.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67: Đến cuối tháng 02/2017 các TCTD đã tiếp cận 168/184 tàu được UBND tỉnh phê duyệt, đã nhận 106 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu theo Nghị định 67, trong đó đã ký hợp đồng tín dụng với 84 hồ sơ, đang xử lý 22 hồ sơ. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 609 tỷ đồng, đã giải ngân được 536,6 tỷ đồng, dư nợ là 536,3 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 225,3 tỷ đồng và cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 300 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 10,9 tỷ đồng); cho vay vốn lưu động 115 triệu đồng.

Cho vay hỗ trợ nhà ở: Đến 31/01/2017, dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 45.040 triệu đồng/110 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 2.405 triệu đồng/14 khách hàng, dư nợ cho vay để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở là 42.635 triệu đồng/96 khách hàng.

 Hỗ trợ người dân giải quyết các khó khăn do nắng hạn trên địa bàn: Đến 31/01/2017 trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ lũy kế đạt 35,97 tỷ đồng/107 khách hàng (01 doanh nhiệp và 106 hộ dân) gặp khó khăn do hạn hán, chưa có trường hợp khách hàng nào đề nghị khoanh nợ, xoá nợ

  Nhìn chung hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động ngân hàng như: Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016); Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016); triển khai đến các TCTD trên địa bàn thực hiện cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị 17/CT-UBND và Kế hoạch 4611/KH-UBND; quy định mức lãi suất áp dụng trong năm 2017 đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở.... Đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu… và các chương trình, chính sách tín dụng của Ngành và địa phương; hướng dẫn khách hàng thực hiện hồ sơ vay và đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; tích cực phối hợp NHNN tỉnh trong công tác thông tin tuyên truyền, đối thoại doanh nghiệp; thực hiện các giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mạng lưới ATM và POS…. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn; tổ chức tốt công tác điều hòa tiền mặt, an toàn kho quỹ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử giữa các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

V. Các vấn đề xã hội:

1. Văn hoá, Thể thao:

Công tác tuyên truyền, cổ động được duy trì đều. Trong quý 1/2013 đã tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, tết, phục vụ mừng Đảng, mừng Xuân, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, ngày Thể thao Việt Nam 27/3, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020… với 7.265 giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 6.932 băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 6.025 m2 pa nô, 6.651 pa nô dọc, treo 5.125 lượt cờ các loại; phát hành 150 đĩa CD “Mừng Đảng, mừng Xuân” 2017 và 500 Bản tin Du lịch Xuân 2017. Đã tổ chức Hội hoa Xuân và Hội chợ Xuân Đinh Dậu 2017; triển lãm 70 ảnh nghệ thuật “Sắc Xuân Bình Thuận”…

 Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng duy trì đều: Đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân như: Biểu diễn hát bài chòi, trình diễn lân - sư - rồng, Đờn ca tài tử, cải lương và các chương trình ca múa nhạc, chủ đề “Rộn ràng mùa xuân”, “Sắc xuân”, “Xuân quê hương”, “Giai điệu tự hào”… công diễn kết quả Liên hoan Tiếng hát “Còn mãi với thời gian”, thu hút đông đảo người xem.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận: Đón và phục vụ 311 đoàn, với 19.229 lượt người, trong đó có 1.820 lượt khách nước ngoài. Phục vụ 11 lễ viếng.  Bảo tàng tỉnh: Đón 747 lượt khách tham quan Bảo tàng. Sưu tầm, trao đổi, tiếp nhận 27 hiện vật. Tổ chức trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử Bia ghi danh – Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong Đoàn vận tải H50 xã Đa Kai (Đức Linh); di tích kiến trúc nghệ thuật Thanh Minh Tự và miếu Ngũ Hành (Phú Thủy). Ban Quản lý di tích tháp Pô Sah Inư: Đón 30.000 lượt khách, trong đó có 11.188 lượt khách nước ngoài, doanh thu 400 triệu đồng. Trưng bày, triển lãm 60 ảnh nghệ thuật chủ đề “Bình Thuận quê hương tôi”, trưng bày tư liệu về Phan Thiết xưa, về các lễ hội tiêu biểu tại BìnhThuận, nghệ thuật tranh cát, bản đồ cổ về Trường Sa và Hoàng Sa. Tổ chức trình diễn nghề gốm truyền thống và nghề dệt thổ cẩm dân tộc Chăm. Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm: Đón 6.282 lượt khách tham quan, trong đó có 15 lượt khách nước ngoài. Tổ chức sưu tầm, trao đổi và vận động nhân dân hiến tặng 259 hiện vật, cổ vật có giá trị. Triển lãm 72 tác phẩm ảnh nghệ thuật chủ đề tuyên truyền về “Biển đảo Việt Nam” và “Nét đẹp Bình Thuận”. Tổ chức Hội thi Thiếu nữ Chăm duyên dáng lần thứ V/2017; Liên hoan Tiếng hát dân ca Chăm, biểu diễn văn nghệ, hòa tấu nhạc cụ Chăm; Hội thi Nâng cao tay nghề Gốm và Dệt lần thứ VIII/2017 và các trò chơi dân gian Chăm… Tham gia chương trình “Sắc Xuân miệt vườn 2017” tại Cần Thơ.

Hoạt động thể thao:

Đã tổ chức các giải thể thao phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày l, tết, tiêu biểu: Giải đua thuyền truyền thống thành phố Phan Thiết, giải vượt đồi cát Mũi Né, giải Lướt ván buồm Quốc tế Mũi Né – Fun Cúp lần thứ XVIII/2017; Hội thi Leo núi Tà cú Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ XXI/2017, giải đua xe đạp toàn quốc Cúp Truyền hình Bến Tre lần thứ XIX - Ống nhựa Hoa Sen chặng 2 và 3 (TP Phan Rang - TP Phan Thiết – TP Biên Hòa).

Hoạt động thể thao thành tích cao: Tham gia các giải: Vô địch Leo núi “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” năm 2017 tại Bình Phước; Bóng rổ Cúp quốc gia năm 2017 tại Sóc Trăng. Tính đến tháng 3/2017, tổng số huy chương đạt được 05 huy chương (01 huy chương vàng, 03 huy chương bạc, 01 huy chương đồng).

 2. Giáo dục:

Kết quả học kỳ I, năm học 2016-2017 cho thấy: Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi cấp tỉnh, và quốc gia) đều chuyển biến tiến bộ so với cùng kỳ của năm học trước, cụ thể:

2.1 Về chất lượng đại trà

a) Tiểu học: (Đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016; bắt đầu áp dụng từ năm học 2016-2017).

*Phẩm chất

- Chăm học, chăm làm:  Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 50,55%; Hoàn thành”: 48,60%; “Chưa hoàn thành”: 0,85%.

- Tự tin, trách nhiệm: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 48,95%; “Hoàn thành”: 50,56%; “Chưa hoàn thành”:  0,49%.

- Trung thực, kỷ luật: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 54,84%; “Hoàn thành”: 44,88%; “Chưa hoàn thành”:            0,28%.

- Đoàn kết, yêu thương: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 59,85%; “Hoàn thành”: 40,02%; “Chưa hoàn thành”: 0,13%.

*Năng lực

- Tự phục vụ: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 50,45%; “Hoàn thành”: 48,46%; “Chưa hoàn thành”: 1,09%.

- Hợp tác: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 49,65%; “Hoàn thành”: 49,30%; “Chưa hoàn thành”: 1,05%.

- Tự giải quyết vấn đề: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”:           46,43%; “Hoàn thành”: 51,93%; “Chưa hoàn thành”:  1,64%.

*Xếp loại học tập

- Môn Toán: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 42,79%; “Hoàn thành”: 53,20%; “Chưa hoàn thành”:  4,01%.

- Môn tiếng Việt: Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt”: 37,47%; “Hoàn thành”: 58,64%; “Chưa hoàn thành”:  3,89%.

b) Trung học cơ sở

- Xếp loại hạnh kiểm: Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt: 54,11% (tăng 0,87% so với cùng kỳ năm học trước); Khá: 34,97% (tăng 0,06%); Trung bình: 10,03% (giảm 0,72%); Yếu: 0,89% (giảm 0,21%).

- Xếp loại học lực: Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 18,30% (tăng 0,77% so với cùng kỳ năm học trước); Khá: 30,62% (giảm 0,05%); Trung bình: 33,72% (giảm 0,41%); Yếu: 16,01% (giảm 0,34%).

c) Trung học phổ thông

- Xếp loại hạnh kiểm: Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt: 56,96% (tăng 8,28% so với cùng kỳ năm học trước); Khá: 34,67% (giảm 2,74%); Trung bình: 9,98% (giảm 1,01%); Yếu: 2,39% (giảm 0,53%)

- Xếp loại học lực: Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 7,75% (tăng 0,58% so với cùng kỳ năm học trước); Khá: 34,79% (tăng 2,58%); Trung bình: 43,80% (tăng 1,66%); Yếu: 12,66% (giảm 4,24%).

2.2 Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia

a) Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2016-2017:

Tổng số học sinh đạt giải: 256, trong đó: Giải nhất: 14 học sinh; Giải nhì: 34 học sinh; Giải Ba: 208 học sinh. So với năm học trước, tăng 05 giải (Giải nhất tăng: 01; giải nhì giảm: 01; giải ba tăng:06 ).

b) Kết quả Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh năm học 2016-2017:

Tổng số học sinh đạt giải: 97, trong đó: Giải nhất: 09 học sinh; Giải nhì: 34 học sinh; Giải Ba:  54 học sinh. So với năm học trước, tăng 15 giải (Giải nhất tăng: 01; giải nhì tăng: 13; giải ba tăng: 01).

c) Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia:

Tỉnh Bình Thuận có: 09 học sinh đạt giải, cụ thể: Giải ba: 02 học sinh; Giải giải khuyến khích: 07 học sinh. So với năm học 2015-2016, giảm 02 giải ba, tăng 03 giải khuyến khích.

2.3. Củng cố, duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục:

a) Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở:

- 100% số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.

- 100% số xã, huyện đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.

- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 127/127 xã và 10/10 huyện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia.

b) Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi:

Đến nay toàn tỉnh tiếp tục duy trì 127/127 xã và 10/10 huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. So với cùng kỳ năm học trước tăng 02 xã là: thị trấn Lương Sơn (huyện Bắc Bình) và xã Tiến Thành (TP Phan Thiết).

3. Y tế :

Toàn tỉnh có 115 Trạm Y tế xã, phường có bác sỹ công tác (đạt 100%); có 6,4 bác sỹ/vạn dân. Đã công nhận 14 xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn Quốc gia về y tế năm 2016, đưa tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 108/127 (đạt tỷ lệ 85%).

Các bệnh dịch truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch bệnh cúm A H1N1, H5N1, H7N9, Sởi, Sốt xuất huyết, Zika, Tay chân miệng, Sốt rét... Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện đã chủ động tích cực triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trong 2 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 293 cas mắc sốt xuất huyết (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước), không có cas tử vong; 90 cas mắc tay chân miệng (tử vong: 0); 16 cas mắc sốt rét (số mắc sốt rét ác tính: 0, không có trường hợp tử vong). Tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

Công tác phòng chống Phong, phòng chống Lao, phòng chồng HIV/AIDS duy trì đều.

+ Phòng chống Phong: Tổng số lượt người được khám phát hiện ước thực hiện quý 1/2017: 19.600 cas. Số bệnh nhân phong được phát hiện mới: 0 cas (tăng 2 cas so cùng kỳ); Số bệnh nhân đang quản lý: 468.

+ Phòng chống bệnh lao: ước thực hiện trong quý 1/2017 tổng số bệnh nhân được thu dung điều trị: 360 cas (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Tổng số bệnh nhân lao AFB (+) phát hiện mới: 200 cas (tăng 19,7% so với cùng kỳ).

+ Phòng chống HIV/AIDS: Số nhiễm HIV mới: 9 (tích lũy: 1.272); số chuyển AIDS mới: 7 (tích lũy: 921); tử vong: 02 (tích lũy: 502).

 Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực. Từ đầu năm đến nay không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.   

Các bệnh viện thực hiện tốt công tác cấp cứu, khám và điều trị bệnh nhân. Ước quý 1/2017 có 600.650 lượt bệnh nhân đến khám (tăng 5% so với cùng kỳ); số bệnh điều trị nội trú: 41.320 (tăng 2% so với cùng kỳ); trong đó các Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh có số bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú như sau:

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 64.500 (giảm 11% so với cùng kỳ), trong đó điều trị nội trú: 11.300 (tăng 15% so với cùng kỳ).

+ Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 25.100 (tăng 7,4% so với cùng kỳ), trong đó điều trị nội trú: 3.820 (tăng 5,6% so với cùng kỳ).

+ Bệnh viện đa khoa khu vực Nam tỉnh: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 46.160 cas (tăng 1% so với cùng kỳ), trong đó điều trị nội trú: 5.290 (tăng 2% so với cùng kỳ).

+ Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 44.320 cas (tăng 5% so với cùng kỳ), trong đó điều trị nội trú: 5.400 (tăng 33% so với cùng kỳ).

+ Bệnh viện Y học cổ truyền: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 4.700 cas (tăng 0,7% so với cùng kỳ), trong đó bệnh nhân điều trị nội trú: 750 cas (tăng 21% so với cùng kỳ).

+ Bệnh viện Lao và bệnh phổi: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 1.500 cas (tăng 17,6% so với cùng kỳ), trong đó bệnh nhân điều trị nội trú: 860 cas (tăng 27% so với cùng kỳ).

+ Bệnh viện Da liễu: Tổng số lượt bệnh nhân đến khám: 2.700 cas (tăng 17% so với cùng kỳ), trong đó bệnh nhân điều trị nội trú: 55 cas (tăng 22% so với cùng kỳ).

4. Lao động  Xã hội, Chính sách:

Theo báo cáo của Sở Lao động Thuơng binh và Xã hội, trong quý 1/2017 giải quyết việc làm cho 6.050 lao động (đạt 25,2% kế hoạch năm), tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cho vay vốn giải quyết việc làm: 187 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp: 900 lao động; đưa 89 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (bao gồm các thị trường: 15 Đài Loan, 01 Đức, 01 UAE, 22 Ả rập Xê Út, 11 Hàn Quốc, 38 Nhật Bản, 01 Úc); thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: 4.874 lao động.

Từ đầu năm đến nay (14/3/2017) các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển mới đào tạo nghề cho 312 người; tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.219 lao động. Đã ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 1.223 lao động; thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 81 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công; giải quyết truy lĩnh tù đày cho 03 trường hợp; giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sỹ cho 24 trường hợp; cấp ưu đãi giáo dục cho 14 trường hợp. Thực hiện chế độ cho các đối tượng ngoài Pháp lệnh Ưu đãi người có công: trợ cấp 1 lần cho 13 trường hợp theo Quyết định 24. Cấp Bảo hiệm y tế cho 39 trường hợp.

Đã vận động góp Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh 402 triệu đồng, trợ giúp cho 06 trẻ em phẫu thuật tim bẫm sinh miễn phí, 03 trẻ khám, phẫu thuật vận động; trao tặng 120 suất học bổng và 120 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các huyện Bắc Bình, La Gi, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và Tuy Phong từ nguồn Quỹ Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tài trợ. Trợ cấp đột xuất cho 05 em tử vong do tai nạn thương tích, với tổng kinh phí 24 triệu đồng từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh. Số đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội hiện đang nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội là 198 người (63 nữ).

Tổng số người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone luỹ kế đến ngày 06/03/2017 là 1.315 người, trong đó, có 817 bệnh nhân hiện đang duy trì tham gia điều trị. Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đến nay tại 09 huyện thị xã, thành phố (trừ huyện Phú Quý) là 1.850 người nghiện ma túy (có 52 nữ).

5. Tai nạn giao thông:

Trong 2 tháng (từ ngày 16/12/2016 đến 15/02/2017) trên địa bàn tỉnh xảy ra như sau:

Số vụ tai nạn giao thông: 83 vụ (so với cùng kỳ năm trước giảm 24 vụ).  Trong đó, đường sắt không có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra. Số người bị thương: 61 người (so với cùng kỳ năm trước giảm 30 người). Số người chết: 39 người (so với cùng kỳ năm trước giảm 5 người). 

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân chính vẫn là lái xe trong tình trạng vi phạm quy định nồng độ cồn, sai phần đường, làn đường, quá tốc độ, chở quá số người quy định, chuyển hướng không báo hiệu; người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường. Đã phát hiện xử lý vi phạm 5.077 trường hợp, tạm giữ 503 phương tiện

6. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường:

- Thiên tai: Trong quý 1/2017, do ảnh hưởng của các đợt sóng to gió lớn gây triều cường làm sạt lở bờ biển tại Phan Thiết đã làm 11 nhà bị sập, 6 nhà bị sạt lở tốc mái, 34 nhà bị uy hiếp phải di dời và 2.000 mét bờ biển bị sạt lở. Và 01 vụ chìm tàu cá tại La Gi, ước tính thiệt hại 1,82 tỷ.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND TP Phan Thiết và thị xã La Gi đã nhanh chóng chỉ đạo các phòng, ban chức năng tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, xác định mức độ thiệt hại; kiến nghị lên UBND tỉnh cùng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão tỉnh để có kế hoạch khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống sinh hoạt của những hộ dân bị thiệt hại.

- Cháy nổ: Quý 1/2017 xảy ra 15 vụ cháy (0 có vụ nổ), số người bị thương do cháy, nổ: 3 người. Ước tính giá trị thiệt hại 976,5 triệu đồng.

- Số vụ vi phạm môi trường đã phát hiện và xử lý: 01 vụ. Số tiền xử phạt: 224 triệu đồng.

Từ kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội quý 1/2017 trên đây cho thấy kinh tế tỉnh nhà khá ổn định, trong đó nhiều lĩnh vực phát triển khá.

- Sản xuất vụ đông xuân năm nay khá thuận lợi. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân đạt 47.567 ha (đạt 101,2% so với kế hoạch vụ, tăng 38,4% so với vụ cùng kỳ năm trước); trong đó cây lúa đạt 34.885 ha (đạt 107,3% so với kế hoạch vụ, tăng 60,7% so với vụ cùng kỳ). Lượng nước trữ tại hầu hết hồ chứa đều đầy; lượng nước tích trữ tại các hồ thủy lợi, thủy điện đảm bảo cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt mùa khô 2017 và sản xuất vụ đông xuân. Chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ ổn định

- Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 609,5 ha (tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Nuôi tôm đạt 341,1 ha (tăng 69,5 %); sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch đạt 3.185,5 tấn (tăng 23,4% so cùng kỳ năm trước) trong đó: Tôm nuôi nước lợ đạt 2.000 tấn (tăng 26,8%)(tăng 23,4% so cùng kỳ năm trước) trong đó: Tôm nuôi nước lợ đạt 2.000 tấn (tăng 26,8%); Cá 1.172 tấn (tăng 18,0%). Sản xuất giống thuỷ sản tăng khá.

- Khai thác thuỷ sản ổn định; sản lượng khai thác thuỷ sản quý 1/2017 ước đạt 31.485 tấn (tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước), trong đó khai thác biển đạt 31.309 tấn (tăng 2,9%). Giá nhiên liệu ổn định, ngư dân các vùng đã an tâm bám biển khai thác ngư trường xa.

- Sản xuất công nghiệp tuy tăng trưởng ở mức thấp (giá trị sản xuất tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước) song một số doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong khai thác và giữ ổn thị trường như: Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo (sản lượng nước khoáng tăng 11,5% so với cùng kỳ); Công ty TNHH Japfa Comfeed Bình Thuận (sản lượng thức ăn gia súc tăng 16,9% so với cùng kỳ); Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận (sản lượng sơ chế mủ cao su tăng 51,2% so với cùng kỳ)

- Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan được triển khai tổ chức thêm so với những năm trước. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch duy trì đều. Công tác phục vụ du lịch dịp Tết được chú trọng triển khai sớm, môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được đảm bảo. Khách quốc tế tăng khá (đạt 153,5 ngàn lượt khách; tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước) với 477,9 ngàn ngày khách (tăng 18%). Doanh thu du lịch tăng khá (đạt 2.767 tỷ đồng; tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước)

- Hoạt động thương mại nội địa, xuất khẩu hàng hoá tiếp tục tăng trưởng; giá hàng hóa, dịch vụ biến động không đáng kể; trước, trong và sau Tết không có mặt hàng nào tăng đột biến

- Thu ngân sách đạt khá (đạt 30% dự toán năm, tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước). Đáng chú ý là thu thuế xuất nhập khẩu trong 02 tháng đầu năm đã vượt dự toán năm và có 02 nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán là thu từ DN có vốn ĐTNN (chủ yếu là thu từ nhà thầu phụ Điện Vĩnh Tân) và thu xổ số kiến thiết đạt kết quả tăng cao so với cùng kỳ năm trước (thu từ DN có vốn ĐTNN tăng gần 2,0 lần; thu xổ số kiến thiết tăng gấp 1,4 lần) đã tác động khá lớn đến tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn.

- Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến. Dịch bệnh nguy hiểm không xảy ra; vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng, chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chất lượng dạy và học được nâng lên. An ninh chính trị và trật tự xã hội căn bản được giữ vững. Đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, giải quyết các chế độ chính sách kịp thời. Trong dịp Tết Nguyên đán, các cấp, các ngành đã phối hợp chuẩn bị khá chu đáo, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, đạt được yêu cầu theo sự chỉ đạo của tỉnh..

Tuy vậy vẫn có một số mặt tồn tại, chậm phát triển:

- Triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn yếu. 

- Xuất khẩu hàng thuỷ sản và hàng may mặc tăng thấp. Mặt hàng quả thanh long xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước (lượng hàng và kim ngạch)

- Tuyển mới, đào tạo nghề còn quá ít (quý 1/2017 đào tạo 312 người, đạt 3,12% KH năm)

- Một số khoản thu mang tính ổn định tại địa phương đạt dự toán thấp; trong đó các khoản thu nội địa đạt dưới mức bình quân chung là: thu ngoài quốc doanh (đạt 20,7% dự toán năm); thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (đạt 18,4%); thu lệ phí trước bạ ( đạt 20,6%), thu từ doanh nghiệp nhà nước (đạt 21,1%); thuế bảo vệ môi trường (đạt 17,6%); thu cấp quyền khai thác khoáng sản (đạt 5,9% dự toán năm)./. 
 

CTK Bình Thuận      




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/