TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng năm 2015

Trong 6 tháng đầu năm 2015, kinh tế xã hội tỉnh nhà đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất lương thực vụ đông xuân ổn định; Chăn nuôi tiếp tục phục hồi; Sản xuất công nghiệp tăng khá; Xuất khẩu thuỷ sản tăng cao hơn năm trước; Hoạt động dịch vụ và du lịch tiếp tục tăng trưởng; Giá hàng hoá giữ ổn định; Thu nội địa đạt khá; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ được tổ chức trang trọng, tạo khí thế tự hào, phấn khởi trong nhân dân.

 

       Tuy vậy một số lĩnh vực gặp không ít khó khăn: Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm; Thu hút đầu tư ít; Giá hàng nông sản xuất khẩu giảm sút; Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt thấp; Nắng hạn kéo dài trên nhiều địa bàn đã ảnh hưởng đến sản xuất vụ hè thu…
 
       Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng năm 2015 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (chưa kể Điện Vĩnh Tân); trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,6%; công nghiệp xây dựng tăng 7,0% (công nghiệp tăng 6,2%, xây dựng tăng 8,8%); dịch vụ tăng 10,7%. Nếu tính cả Điện Vĩnh Tân, GRDP 6 tháng đầu năm 2015 tăng 9,97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm công nghiệp xây dựng tăng 10,95% (công nghiệp tăng 11,91%).
       Sau đây là tình hình cụ thể:
       I. Nông Lâm Thuỷ sản :

       1. Nông nghiệp

       Thời tiết sản xuất v đông xuân 2014-2015 tương đối thuận lợi. Do tập trung triển khai chặt chẽ các biện pháp chỉ đạo về thời vụ, điều tiết nước, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên sản xuất khá ổn định. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 46.620 ha, đạt 102% kế hoạch vụ.

       - Cây lúa: Diện tích gieo trồng đạt 34.423 ha (đạt 107,3% kế hoạch vụ; giảm 4,12% so với vụ cùng kỳ năm trước). Các loại giống lúa được sử dụng sản xuất trong vụ đông xuân này là: ML48, ML214, ML202, TH6, IR59606, IR59656, IR56279, IR62032, OM4900, OM2514, OM2717, OM4218, OM1490, OM 3536, OM 5936… và các giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Năng suất lúa bình quân đạt 63,18 tạ/ha (tăng 1,63 tạ/ha so với vụ cùng kỳ năm trước). Sản lượng lúa đạt 217.482 tấn.

       Thực hiện Chương trình xã hội hoá giống lúa và mô hình cánh đồng lúa năng suất cao tiếp tục được tiếp tục triển khai. Trong vụ, đã thực hiện được 446 ha giống lúa xác nhận (gồm Hàm Thuận Bắc 35 ha, Bắc Bình 286 ha, Tuy Phong 25 ha, Đức Linh 20 ha, Tánh Linh 80 ha). Có 1.270 ha diện tích thực hiện theo chương trình liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh trong vụ đông xuân 2014 - 2015.

       - Cây bắp: Diện tích gieo trồng đạt 4.824 ha. Trong vụ đông xuân này, nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các trạm bơm, các công trình thuỷ lợi nên cây bắp lai một số vùng phát triển tốt như: Đức Linh (95 tạ/ha), Tánh Linh (83,3 tạ/ha); tuy vậy có một số huyện do nắng nóng kéo dài, năng suất đạt thấp (Phan Thiết, Tuy Phong, Bắc Bình). Tính chung toàn tỉnh năng suất đạt 77,16 tạ/ha (giảm 0,4 tạ/ha so vụ cùng kỳ với năm trước); sản lượng bắp đạt 37.218 tấn. Các loại giống bắp lai được đưa vào sản xuất trong vụ này là : SSC586, C919, CP33, NK66, DK8868 nhìn chung cho năng suất khá cao (7,5 – 8 tấn/ha).

       Tính chung, sản lượng lương thực vụ đông xuân năm nay đạt 254.700 tấn, tăng 0,91% so với đông xuân năm trước

       - Một số cây trồng khác đạt diện tích và sản lượng như sau:

       + Khoai lang: diện tích trồng đạt 286 ha; sản lượng 1.657 tấn

       + Cây chất bột khác:  diện tích 110 ha; sản lượng 1.239 tấn

       + Rau các loại 2.340 ha (tương đương đông xuân năm trước); sản lượng 19.662 tấn (tăng 4,37% so với đông xuân năm trước)

       + Đậu các loại 3.034 ha (tăng 58,7%); sản lượng 3.053 tấn (tăng 48,6%)

       + Đậu phụng 1.075 ha (giảm 34,7%); sản lượng 1.435 ha (giảm 36%).

       * Sản xuất vụ hè thu 2015

       Đến 10/6/2015 toàn tỉnh đã gieo trồng 42.086 ha, đạt 46,28% kế hoạch; bằng 51,41% so với cùng kỳ năm trước. Riêng cây lúa đạt 24.226 ha (bằng 61,25% so thời điểm cùng kỳ năm trước); bắp 4.144 ha (bằng 44,23%). Cây có bột khác đạt 6.968 ha (trong đó: cây mỳ 6.853 ha); rau các loại  2.006 ha; đậu các loại 995 ha.

       Sản xuất vụ hè thu năm 2015 gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, nắng hạn kéo dài; trữ lượng nước các hệ thống công trình thuỷ lợi, đặc biệt các hồ chứa dung tích bị giảm xuống rất thấp nên tình hình thiếu hụt nước xảy ra trên diện rộng, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngay từ đầu quý 2/2015 các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương triển khai công tác chống hạn. Theo đó đã yêu cầu: các công trình thuỷ lợi ưu tiên phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết, nước uống cho gia súc và tưới chống hạn cho cây Thanh long; các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, thị xã La Gi và TP Phan Thiết chờ có mưa đảm bảo nguồn nước mới sản xuất vụ hè thu; nghiêm cấm nhân dân tự phát sản xuất, tránh thiệt hại do nắng hạn gây ra 

       Thuỷ lợi: Vụ đông xuân năm 2014-2015 thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi đã tưới 31.084 ha (đạt 93,2% kế hoạch), trong đó tưới cây thanh long và các loại cây trồng khác là 13.183 ha (đạt 97,1% kế hoạch). Diện tích tưới cây lúa, hoa màu vụ hè thu 2015 thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi đạt 18.295 ha (đạt 54,7% kế hoạch).

       * Phát triển cây lâu năm

       Diện tích cây lâu năm hiện có đến tháng 6/2015 đạt 101.535 ha (tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: cây công nghiệp lâu năm 63.531 ha (giảm 0,4% so với cùng kỳ); cây ăn quả lâu năm 35.672 ha (tăng 12,8% so với cùng kỳ); cây lâu năm khác 652 ha (giảm 62,3% so với cùng kỳ). Một số cây trồng phát triển như sau:

       - Thanh long: Từ đầu năm đến nay đã trồng mới 1.568 ha. Diện tích hiện có đến tháng 6/2015 đạt 25.632 ha; tăng 4.441 ha so với cùng kỳ năm trước (trong đó: Hàm Thuận Bắc tăng 1.528 ha, Hàm Thuận Nam tăng 563 ha, Bắc Bình tăng 459,7 ha, Hàm Tân 304 ha). Giá tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ (hiện nay đang ở mức 8 đến 12 ngàn đồng/kg).

       - Cây điều: Diện tích hiện có 17.290 ha, giảm 628 ha so với cùng kỳ. Do phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh đã già cổi, diện tích điều cao sản chưa được phát triển nhiều, đa số nông dân trồng điều chỉ áp dụng biện pháp thâm canh như: bón phân, phun thuốc, làm cỏ, tỉa cành, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Cây điều trồng trên những vùng đất bạc màu, vùng khô hạn nên gặp thời tiết sâu bệnh dễ phát triển làm giảm năng suất, một số nơi nhà vườn chặt bỏ diện tích thay thế cây khác hiệu quả kinh tế hơn. Một số địa phương có diện tích điều bị giảm khá lớn là:  Hàm Tân (giảm 833 ha), Hàm Thuận Bắc (giảm 311 ha), Hàm Thuận Nam (giảm 228 ha), Giá tiêu thụ hiện nay khoảng 26 ngàn đồng/kg (tăng 6 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước).

       - Cao su: Diện tích hiện có 42.858 ha, tăng 75 ha so với cùng kỳ. Do thị trường xuất khẩu cao su bị thu hẹp, giá mủ tươi liên tục giảm (hiện chỉ khoảng 7 đến 8 ngàn đồng/kg), do vậy việc phát triển trồng mới có phần chững lại không còn ồ ạt như những năm trước.

       - Cây tiêu: Diện tích hiện có 1.260 ha, tăng 32 ha so với cùng kỳ. Giá tiêu thụ hiện nay khá cao và ổn định (từ 180-200 ngàn đồng/kg) đã tạo điều kiện khuyến khích nhà vườn mở rộng thêm diện tích.

       Chăn nuôi:

       Theo kết quả điều tra thời điểm 01/4/2015, toàn tỉnh:

       - Đàn lợn có 254.038 con (tăng 3,26% so cùng thời điểm 1/4/2014). Đàn lợn tăng chủ yếu ở 2 huyện Đức Linh và Hàm Tân; đây là hai huyện có quy mô nuôi lợn khá lớn, chủ yếu là loại hình chăn nuôi trang trại và gia trại (Đức Linh tăng 13,32%; Hàm Tân tăng 11,03%). Các huyện khác bị giảm hoặc giữ tính ổn định so với cùng kỳ, mô hình nuôi chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ dân. Số lượng đàn lợn trong các trang trại vẫn duy trì được tính ổn định, tổng đàn lợn của các trang trại là 61.514 con (tương đương cùng kỳ năm trước). Các doanh nghiệp chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, tổng đàn lợn của các doanh nghiệp là 26.115 con (tăng 10,94% so cùng kỳ năm trước). Qui mô bình quân một trang trại đạt 1.398 con/trang trại (cùng kỳ năm trước 1.336 con/trang trại), bình quân một doanh nghiệp đạt 6.528 con/doanh nghiệp (cùng kỳ năm trước 5.885 con/doanh nghiệp). Các trang trại chăn nuôi với qui mô lớn tập trung chủ yếu ở huyện Hàm Tân (23 trang trại, số đầu con lợn nuôi đạt 51.428 con); Đức Linh (16 trang trại với số đầu con lợn nuôi đạt 6.199 con).

       - Đàn gia cầm có 2.583,66 ngàn con (giảm 0,54% so với cùng kỳ năm trước). Do thời tiết chuyển mùa dễ phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn gia cầm nên người chăn nuôi không tái đàn một cách ồ ạt, chỉ phát triển cầm chừng. Trang trại gia cầm phát triển ổn định, toàn tỉnh có 08 trang trại với 100,8 ngàn con, chiếm 7,1% so với tổng đàn (cùng kỳ năm trước chiếm 3,87% so với tổng đàn); doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi gia cầm hiện có 01 doanh nghiệp với 40 ngàn con, chiếm 2,77% so tổng đàn (cùng kỳ năm trước chiếm 1,44% so với tổng đàn).

       - Đàn trâu, bò phát triển ổn định. Ước tính tổng số trâu của tỉnh là 9.000 con; đàn bò có 164.300 (tương đương so với cùng kỳ năm trước).

       - Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong 6 tháng qua (từ 01/10/2014 đến 31/3/2015) đạt 24.384 tấn, (tăng 8,71% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Sản lượng thịt lợn: 20.427 tấn (tăng 10,59%); sản lượng gia cầm 3.957 tấn (giảm 0,1%).

       Nhìn chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm với gia súc, gia cầm. Giá cả hầu hết các loại gia súc, gia cầm đều ổn định. Đây là điều kiện tốt để hộ chăn nuôi mua con giống phục vụ tái đàn. Đến nay điều kiện khôi phục đàn heo trên địa bàn tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi; người chăn nuôi ít phải nhập con giống hơn nhờ nguồn cung ứng con giống tại chỗ cho chăn nuôi ngày một phong phú, giá cả hợp lý. Tuy nhiên việc tái đàn trên địa bàn tỉnh cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Thời tiết những ngày đầu năm có nhiều biến động bất lợi cho gia súc, gia cầm, sức đề kháng vật nuôi giảm, phát triển kém, dễ mắc các loại dịch bệnh. Các ngành chức năng đã khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh; chuồng trại chăn nuôi sau khi xuất bán cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, khi nuôi lứa mới cần vệ sinh thường xuyên, khử trùng định kỳ và tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm theo đúng độ tuổi, đúng liều lượng để phòng dịch bệnh hiệu quả.

       2. Lâm nghiệp:

       Các đơn vị chủ rừng đang tập trung gieo ươm, chăm sóc cây giống để phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2015. Đã gieo được 5, 1 triệu cây giống các loại như: Phi lao, Keo lá liềm, Keo lá tràm, Bạch đàn…

       Đã giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 114.786 ha. Phần lớn diện tích rừng đang được các hộ dân bảo vệ tốt, không có tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy xảy ra trong khu vực nhận khoán. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên được 7.200 ha/KH 7.760 ha (đạt 92,8% kế hoạch năm).

       Thời tiết nắng hạn kéo dài, trình trạng cháy rừng được dự báo ở cấp IV, cấp V. Các địa phương trong tỉnh đã tích cực chủ động trong công tác phòng, chóng cháy rừng nhằm giảm tối đa về thiệt hại rừng. Toàn tỉnh thành lập 9 ban chỉ huy PCCR huyện, 69 ban chỉ huy PCCR xã, 360 tổ, đội PCCR ở các địa phương; xây dựng 690,54 km đường băng cản lửa, 5 chòi canh lửa; trang bị 127 máy móc, 1.761 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra. Ngoài ra còn yêu cầu các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng (toàn tỉnh có 137 thôn có hương ước bảo vệ rừng).

       Trong 6 tháng đã xảy ra 33 trường hợp cháy rừng (tăng 6 vụ so với cùng kỳ năm trước), các vụ cháy chủ yếu là cháy thực bì, lá khô, cây bụi và được huy động chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại gì về tài nguyên rừng. Đã phát hiện 395 vụ vi phạm lâm luật, trong đó; phá rừng trái phép 5 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 59 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 182 vụ, chế biến gỗ và lâm sản khác 8 vụ, vi phạm khác 140 vụ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 372 vụ (367 vụ vi phạm hành chính và 5 vụ vi phạm hình sự), tịch thu: 87 xe máy, 27 phương tiện khác; 237,82 m3 gỗ tròn, 259,5 m3 gỗ xẻ. Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách trong 6 tháng là 2,76 tỷ đồng.

       3. Thủy sản:

       - Khai thác thuỷ sản: Thời tiết ngư trường trong 6 tháng khá thuận lợi, sản lượng đánh bắt khá ổn định. Ước 6 tháng khai thác đạt 78.896 tấn (0,2% so với cùng kỳ). Toàn tỉnh hiện có 3.564 tàu đánh bắt xa bờ (tăng 636 chiếc so với năm trước), với tổng công suất 754.844 CV, bình quân 211,8 CV/tàu; trong đó:

       + Tàu từ 20 CV đến dưới 45 CV: có 357 tàu, tổng công suất 30.667 CV, bình quân 31,3 CV/tàu (chiếm 10,% trong tổng số)

       + Tàu từ 45 đến dưới 90 CV: có 785 tàu, tổng công suất 61.958 CV, bình quân 78,9 CV/tàu (chiếm 22% trong tổng số)

       + Tàu trên 90 CV: có 2.422 tàu, tổng công suất 662.219 CV, bình quân 273,4 CV/tàu (chiếm 68% trong tổng số).

       Kết quả trên cho thấy nhóm tàu có công suất lớn chiếm tỷ trọng khá, đã phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng về cơ cấu lực lượng khai thác hải sản biển trong những năm qua. Số tàu thuyền có công suất lớn tham gia đánh bắt xa bờ ngày càng tăng.

       - Nuôi trồng thủy sản:

       Diện tích nuôi trồng hiện có 1.391,4 ha (giảm 293,3 ha so cùng kỳ năm trước). Trong đó, diện tích nuôi thâm canh đạt 584,5 ha, nuôi bán thâm canh đạt 607,5 ha, nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến đạt 199,4 ha. Trong đó: Diện tích nuôi nước lợ, nước mặn hiện có 702,3 ha (giảm 48,4ha); Diện tích nuôi nước ngọt hiện có 689,1 ha (giảm 244,9 ha so với cùng kỳ năm trước).

       Diện tích nuôi trồng bị thu hẹp khá lớn là do nắng nóng kéo dài, nhiều vùng trong tỉnh xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, nhiều diện tích nuôi trồng bị bỏ trắng, ngoài khô hạn những nơi nuôi được thì nguồn nước luôn bị ô nhiễm làm cho tôm, cá chậm lớn, bệnh đỏ thân ở con tôm xảy ra rải rác (chưa thành dịch trên diện rộng) ở một số địa phương trong tỉnh đã ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng nên không khuyến khích các cơ sở nuôi

       Sản lượng thủy sản nuôi trồng 6 tháng ước đạt 5.596,3 tấn (giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: tôm thẻ chân trắng đạt 3.750 tấn (giảm 2,6%); cá nước ngọt đạt 1.746,3 tấn (giảm 30,1%).

       Sản xuất giống thuỷ sản (chủ yếu là tôm giống) thuận lợi, đáp ứng đủ nhu cầu các cơ sở nuôi trong và ngoài tỉnh. Ước sản lượng 6 tháng đạt 10 tỷ post (đạt 58,8% kế hoạch năm). Nguồn tôm bố mẹ được các cơ sở nhập từ Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Mỹ.

       II. Công nghiệp; Khoa học công nghệ; Đầu tư phát triển :

       1. Công nghiệp:          

       Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước đạt 106,79% (tăng 6,79% so với 6 tháng 2014).

       Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đạt 8.027,3 tỷ đồng, tăng 6,06% so với cùng kỳ năm trước (chưa tính Điện Vĩnh Tân).

       Nếu kể cả Điện Vĩnh Tân, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2015 ước đạt 9.401,5 tỷ đồng, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm trước.

       Các sản phẩm sản xuất trong 6 tháng tăng là: sản phẩm may mặc (tăng 33,9% so với 6 tháng đầu năm 2014), cát xây dựng (tăng 3,67%), muối hạt (tăng 4,37%), hạt điều nhân (tăng 1,86%), đường các loại (tăng 1,45%), nước máy sản xuất (tăng 7,51%), thuốc ống chữa bệnh (tăng 84,44%), thuốc viên chữa bệnh (tăng 5,38%), thuỷ sản đông lạnh (tăng 17%), thức ăn gia súc (tăng 29,36%). Các sản phẩm giảm là: đá xây dựng (giảm 7,59%), nước mắm (giảm 10,78%), thuỷ sản khô (giảm 11,56%), nước đá (giảm 2,18%), nước khoáng (giảm 8,83%), gạch nung (giảm 9,89%), trang in (giảm 14,14%), sơ chế mủ cao su (giảm 28,06%), sản phẩm đồ gỗ (giảm 5,22%).

       Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp trong 6 tháng tiếp tục khá ổn định. Một số doanh nghiệp chế biến hải sản đã đầu tư đổi mới trang thiết bị dây chuyền sản xuất nâng cao năng lực sản xuất. Hoạt động công nghiệp chế biến tiếp tục duy trì ổn định, trong đó sản xuất gia công hàng may mặc, chế biến thuỷ sản đông lạnh, chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng khá. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng.

       Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên; hiện đang triển khai 02 đề án khuyến công Quốc gia (Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất Soda Ahs; Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị chế biến ván gỗ ghép thanh) và 04 đề án khuyến công địa phương (Đề án Hỗ trợ tổ chức tập huấn và tư vấn công tác khuyến công theo địa bàn; Đề án tổ chức đào tạo các khóa học Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; Đề án In tập gấp thông tin giới thiệu quảng bá sản phẩm tranh thêu tay của cơ sở tranh thêu tay Trương Thị Nga; Đề án thông tin tuyên truyền ngành công thương).

       Triển khai các công trình, dự án điện: đến nay, đã phát điện thương mại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, chuẩn bị khởi công nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1; thi công hoàn thành dự án thủy điện Đan Sách 2, đường dây 220 kV Vĩnh Tân - Phan Thiết, đường dây 110 kV và TBA Ma Lâm 63 MVA; đang thi công dự án thủy điện Đan Sách, Đan Sách 3, đường dây 220 kV Phan Thiết - Phú Mỹ (Bà Rịa); đang chuẩn bị thủ tục để khởi công các dự án: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 3; chuẩn bị thủ tục đầu tư các dự án thủy điện: La Ngâu, Thác Ba và Phong điện 1 - Bình Thuận giai đoạn 2, Điện gió Phú Lạc.

       2. Khoa học công nghệ:

       Hoạt động Khoa học công nghệ được duy trì thường xuyên. Đã triển khai 7 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong năm, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh để tuyển chọn các tổ chức, cá nhân tham gia; Tiếp tục triển khai thực hiện 05 đề tài chuyển tiếp của năm trước (Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của tỉnh Bình Thuận; Định hướng và giải pháp triển khai tái cấu trúc kinh tế Bình Thuận để mở ra chặng đường phát triển mới cho giai đoạn 2014-2020; Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước hồ Sông Quao đảm bảo an toàn cấp nước cho thành phố Phan Thiết và vùng phụ cận; Nghiên cứu chuẩn hoá và triển khai ứng dụng thực nghiệm giải pháp hệ thống phần mềm điện toán đám mây mã nguồn mở cho Trung tâm Tích hợp Dữ liệu tỉnh;  Nghiên cứu chọn, nhân giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp phát triển bền vững cây hồ tiêu tại hai huyện Đức Linh và Tánh Linh tỉnh Bình Thuận); Tiến hành nghiệm thu 03 đề tài:

       - Xây dựng Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Kết quả, đạt loại khá.  

       - Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình hát ngâm “hari” của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận. Kết quả, đạt loại xuất sắc. 

       - Nghiên cứu sản xuất sản phẩm lưu niệm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận phục vụ du lịch. Kết quả, đạt loại khá. 

       Đã triển khai tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xuống cơ sở 31 lớp (1.200 người tham dự); thực hiện Đề án án xây dựng mô hình sử dụng tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận trên quả thanh long; Đăng ký nhãn hiệu “Bình Thuận DRAGON FRUIT và hình” cho sản phẩm quả thanh long và “Phan Thiết Nước mắm – FISH SAUCE và hình” cho sản phẩm nước mắm; Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lần I năm 2015; Tổ chức tập huấn giới thiệu quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; Tổ chức hội thảo “Giải pháp an toàn, tiết kiệm điện nâng cao hiệu quả trong sản xuất thanh long”; Tham gia Chợ Công nghệ - Thiết bị và Thương mại vùng Đông Nam bộ - Đồng Nai năm 2015” giới thiệu các sản phẩm: nước mắm Phan Thiết, thanh long Bình Thuận, Tảo Spirulina Vĩnh Hảo, Mủ Trôm Tuy Phong, công nghệ Tua bin gió trục đứng cánh cụp, cánh xoè, Hệ thống tưới 3 trong 1 và sản phẩm đặc sản làng nghề; Hướng dẫn 28 cơ sở kinh doanh vàng công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ; Kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm 54 cơ sở (đạt 36% kế hoạch)

       3. Đầu tư phát triển:

       Dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước thực hiện 6 tháng đạt 617,7 tỷ đồng, đạt 59,8% kế hoạch năm, Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh là 471,8 tỷ đồng (đạt 66,5% KH); Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 118,9 tỷ đồng (đạt 47,5% KH); Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã là 27 tỷ đồng (đạt 37,1%).         

       Dự ước vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đạt 7.040 tỷ đồng.

       Về triển khai đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm

       Đến nay, Nhà máy chế biến cao su tại Suối Kè đang triển khai thi công nhà xưởng, khuôn viên, tường rào, hệ thống xử lý nước thải, đang lắp đặt máy móc thiết bị,...; Nhà máy dây khóa kéo KaoShing đã thi công xong phần móng; lắp ghép hoàn thành nhà xưởng số 1 và 80% nhà xưởng số 2; khởi công Nhà máy chế biến xỉ Titan với công suất nhà máy 60.000 tấn/năm; khánh thành Nhà máy chế biến xỉ titan Hải Tinh tại xã Tân Xuân (huyện Hàm Tân) với công suất 24.000 tấn xỉ/năm; thu hút thêm 02 dự án khai thác và chế biến mỏ cát xây dựng: Tân Đức 3, Tân Lập 2.

       Về triển khai đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp (KCN), Cụm Công nghiệp (CCN)

       - Khu công nghiệp Phan Thiết 2.

       Đã thi công san lấp mặt bằng đạt 0,1ha lũy kế đạt 40,5 ha. Vốn thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 27,453 tỷ đồng đạt 102,47% trên tổng vốn đăng ký. 

       - Khu công nghiệp Hàm Kiệm.

       + KCN Hàm Kiệm I: Đã thi công lắp đặt và hoàn thiện 2.200 m hàng rào, hoàn thành đá lớp 2 cuối tuyến N5; còn lại các hạng mục: hệ thống điện chiếu sáng của tuyến N4, nhà điều hành, nhà bảo vệ chưa triển khai theo kế hoạch. Vốn thực hiện 6 tháng/2015 đạt 2 tỷ đồng; lũy kế từ đầu dự án đến nay đạt 143,2tỷ đồng (đạt 52,3% trên tổng vốn đăng ký đầu tư).

       + KCN Hàm Kiệm II: Thi công san lấp mặt bằng đạt 5 ha (lũy kế đạt 220 ha); hoàn thành đá dăm lớp 1, 2 và bó vỉa hai bên của tuyến N1; trãi đá 0x4 lớp 2 chiều dài 80m của tuyến D5; đổ bê tông bó vỉa và dải phân cách tuyến D1 dài 250m; trồng cây xanh đường N8 khu vực mặt tiền nhà máy xử lý nước thải. Vốn đầu tư xây dựng 6 tháng/ 2015 đạt 3 tỷ đồng; lũy kế từ đầu dự án đến nay đạt 257,2 tỷ đồng (đạt 52,29% trên tổng vốn đăng ký đầu tư).

       + Khu công nghiệp Sông Bình: Đã thi công hoàn thành hạng mục sỏi đỏ tuyến đường dẫn vào khu công nghiệp dài 691m, tuyến D1 dài 378m, N1 đạt 200m; D3 dài 100m; hoàn thành việc thi công đào khuôn đường và đắp nền đường đất cấp 3 các tuyến: N3, N5, N7, N9 và trồng cây xanh toàn bộ ranh khu công nghiệp. Vốn đầu tư xây dựng 6 tháng/ 2015 đạt 8,4; lũy kế thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 79,072 tỷ đồng (đạt 9,49% trên tổng vốn đăng ký đầu tư).

       + Khu công nghiệp Tuy Phong: Đã tập trung công tác chuyển đổi pháp nhân tên công ty và đền bù giải tỏa, hồ sơ xin giao đất đợt 2; hoàn chỉnh thủ tục lập hồ sơ xin Giấy phép xây dựng giai đọan 2 phục vụ cho công tác thi công xây dựng.

       Về  thu hút đầu tư vào các KCN: Trong 6 tháng đầu năm thu hồi 02 dự án, không thu hút được dự án nào. Lũy kế đến nay các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 48 dự án đầu tư thứ cấp. Trong đó có 33 dự án trong nước và 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.073,77 tỷ đồng và 142,8 triệu USD, tổng diện tích đất đã cho thuê 169,5 ha.          

       Triển khai đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp còn chậm. Hiện Cụm CN Tân Bình 1 đang triển khai thi công trục giao thông tường rào, khu vực 10 ha phục vụ di dời đã hoàn thành mặt bằng, đang thi công phần nền đường giao thông và hệ thống thoát nước; Cụm CN Thắng Hải 2 đã đầu tư hệ thống giao thông (cơ bản hoàn thành phần nền), hệ thống thoát thải, cấp nước; Cụm CN Hòa Phú đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết; Cụm CN Nghĩa Hòa đang triển khai đền bù.

       Công tác đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư:

       - Cấp đăng ký kinh doanh: Trong 6 tháng đầu năm, cấp đăng ký mới 287 doanh nghiệp; cấp thay đổi 350 doanh nghiệp; giải thể 57 doanh nghiệp (bao gồm chi nhánh và VPĐD); thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh 36 doanh nghiệp; thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung 50 doanh nghiệp. Đã ban hành Quyết định thu hồi 07 Doanh nghiệp do vi phạm Luật Doanh nghiệp. Thông báo vi phạm Luật Doanh nghiệp do không báo cáo là 42 doanh nghiệp. Yêu cầu 68 doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động theo thông báo cơ sở bỏ kinh doanh của cơ quan thuế. Thông báo yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh ngành nghề không đủ điều kiện hoạt động của 01 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

       - Cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 21 dự án, với tổng vốn đăng ký 3.610 tỷ đồng và diện tích khoảng 447 ha (trong đó, có 03 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 220 tỷ đồng và 55.000 USD, diện tích 104,09 ha); cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 27 dự án (trong đó có 07 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 2.863 tỷ đồng); thu hồi 05 dự án và 01 chủ trương chấp thuận đầu tư (01 dự án thuộc lĩnh vực Thương mại dịch vụ, 02 dự án Công nghiệp, 01 dự án Du lịch, 01 dự án FDI).

       III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

       1. Thương mại, Giá cả :  

       Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng ước đạt 12.245 tỷ đồng, tăng 13,95% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 8,9%)

       Hàng hoá trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Trong dịp Tết, giá cả hàng hoá không có biến động tăng cao; các mặt hàng thiết yếu giữ ổn định. Việc cung ứng hàng hóa phục vụ Tết đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư trên khắp địa bàn, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đã tổ chức 02 Phiên chợ đưa hàng Việt về các huyện: Hàm Thuận Bắc (từ ngày 07/4 - 09/4/2015); Phú Quý (từ ngày 25/4 - 27/4/2015). Triển khai rà soát các quy hoạch về: phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Tổ chức khảo sát, thẩm tra tiêu chí 7 (chợ nông thôn) tại các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Công tác bảo vệ người tiêu dùng; Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm....

       Giá hàng tiêu dùng sau 6 tháng tăng 1,27 %; trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ có 01 nhóm giảm là: giao thông (giảm 2,41 do tác động giá xăng dầu giảm); các nhóm hàng khác tăng với mức thấp; trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình (tăng từ 0,53%-3,17%); đồ uống thuốc lá (tăng 2,79%); may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 1,11%); thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 1,12%); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,47%); bưu chính viễn thông (tăng 0,10%); giáo dục (tăng 0,52%); văn hoá, giải trí (tăng 1,71%); các dịch vụ khác (tăng 1,86% so với tháng 12/2014).

       Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại trên khâu lưu thông và trên địa bàn tỉnh; từ đầu năm đến nay, đã kiểm tra 1.173 vụ, phát hiện xử lý 529 vụ vi phạm,; xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách Nhà nước gần 3 tỷ đồng và tịch thu một số hàng hóa. Về kiểm tra các mặt hàng trọng tâm, đến nay đã kiểm tra 83 lượt/138 cơ sở xăng dầu, 122 lượt/229 cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, 100 lượt/373 cơ sở về an toàn vệ sinh thực phẩm.

       2. Du lịch :

       Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Năm nay dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài nhiều ngày hơn (do được hoán đổi ngày nghỉ) nên lượt khách đến và số ngày lưu trú đông hơn các năm trước. Các ngày lễ, tết, ngày nghỉ cuối tuần, khách du lịch đến nghỉ dưỡng khá đông, công suất buồng phòng đạt trên 95%. Khu du lịch Hàm Tiến, Mũi Né (TP Phan Thiết) vẫn luôn là điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn.

       Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được duy trì thường xuyên. Đã phát hành 1.500 Brochure giới thiệu chương trình hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch dịp tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và 500 bản tin "Du lịch Bình Thuận chào năm mới 2015". Vận động doanh nghiệp tham gia “Ngày Hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh”, Hội chợ Du lịch quốc tế ITB tại Đức; Hội chợ GES và Roadshow tại Ấn Độ; Hội chợ Du lịch TTM Plus tại Thái Lan; Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM- Hà Nội 2015; chương trình xúc tiến du lịch tại Nhật Bản; “Tuần lễ Du lịch Xanh” tại Đồng bằng sông Cửu Long; Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam. Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thảo "Hợp tác phát triển du lịch Việt - Nga lần III năm 2015” tại Bình Thuận.

       Toàn tỉnh hiện có 289 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 10.921 phòng. Đã xếp hạng 186 cơ sở lưu trú với 7.466 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao 03 cơ sở với 348 phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao có 25 cơ sở với 2.647 phòng, 3 sao có 11 cơ sở với 807 phòng, 2 sao có 34 cơ sở với 1.424 phòng, 1 sao có 35 cơ sở với 871 phòng, nhà nghỉ du lịch có 50 cơ sở với 949 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có 28 cơ sở với 418 phòng.

       Hoạt động kinh doanh lữ hành: Toàn tỉnh có 44 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 06 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 28 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có 10 chi nhánh văn phòng đại diện của các hãng lữ hành. Ngoài ra có trên 54 hộ, đơn vị đăng ký kinh doanh liên quan đến đại lý lữ hành, bán vé xe chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

       Dự ước 6 tháng đầu năm 2015 tổng số lượt khách đến lưu trú đạt 1.954,7 ngàn lượt khách, tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 228,3 ngàn lượt khách, tăng 5,25% so với cùng kỳ năm trước) với 2.917 ngàn ngày khách, tăng 8,05% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 586,9 ngàn ngày khách, tăng 6,18%); doanh thu du lịch 6 tháng ước đạt 3.707 tỷ đồng, tăng 16,39% so với cùng kỳ năm trước.

       3. Xuất nhập khẩu :

       Dự ước kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 147 triệu USD (đạt 50,4% kế hoạch năm; tăng 21,86% so với cùng kỳ). Trong đó: Nhóm hàng thủy sản đạt 50,7 triệu USD (đạt 40,58% kế hoạch năm; tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng nông sản đạt 5,585 triệu USD (đạt 20,16% kế hoạch năm; giảm 41,22% so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng hóa khác đạt 90,695 triệu USD (đạt 65,25% kế hoạch năm; tăng 43,83% so với cùng kỳ), trong đó hàng may mặc 64,969 triệu USD (đạt 66,3% kế hoạch năm; tăng 36,47% so với cùng kỳ)

       Xuất khẩu dịch vụ 6 tháng ước đạt 73 triệu USD; đạt 54,77% KH năm; tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. 

       Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 63,995 triệu USD tăng 15,22% so với cùng kỳ; trong đó nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đạt 54,566 triệu USD (tăng 19,18% so với cùng kỳ năm trước).

       Kết quả trên cho thấy xuất khẩu hàng thuỷ sản khá ổn định, hàng may mặc tiếp tục duy trì ở mức tăng khá, song nhóm hàng nông sản bị giảm sút khá lớn do lượng hàng và đơn giá xuất khẩu quả thanh long, cao su giảm; mặt hàng nhân hạt điều đến nay vẫn chưa xuất được.

       4. Giao thông vận tải, Viễn thông :      

       Vận tải hàng hoá, hành khách ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. Ước tính khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ 6 tháng đạt 187,85 triệu tấnkm (tăng 12,75% so với cùng kỳ năm trước). Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 490,5 ngàn tấnkm (tăng 2,53%). Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 441,96 triệu lượt ngườikm (tăng 13,18%). Luân chuyển hành khách đường thuỷ đạt 1.835,8 ngàn lượt ngườikm (tăng 9,72%).

       Công tác thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm về thanh tra an toàn giao thông được duy trì thường xuyên. Trong tháng 5/2015 đã lập biên bản vi phạm 4.229 trường hợp, thu phạt 4.130,5 triệu đồng; tước giấy phép lái xe có thời hạn 271 trường hợp; tạm giữ 742 phương tiện vi phạm để xử lý.

       Trong 5 tháng đầu năm 2015, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 265 vụ (giảm 53 vụ so với cùng kỳ năm trước); gây chết 82 người (giảm 20 người); gây thương tích 257 người (giảm 10 người). Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 07 vụ (tăng 6 vụ); gây chết 4 người (tăng 03 người); gây thương tích 03 người (như năm trước).

       Hoạt động viễn thông tiếp tục phát triển. Số thuê bao điện thoại cố định đến tháng 6/2015 có 80,9 ngàn thuê bao; thuê bao di động có 1,583 triệu thuê bao (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước) ; thuê bao Internet có 59,6 ngàn thuê bao (tăng 6% so với năm trước); tỷ lệ người sử dụng Internet ước đạt 36,3%.

       IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng:

       1. Thu ngân sách:

       Ước thu ngân sách 6 tháng đạt 3.621,7 tỷ đồng (đạt 44,8% KH năm), tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nội địa đạt 2.057,4 tỷ đồng (đạt 52,4% KH năm), tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; riêng thu thuế, phí đạt 1.927,4 tỷ đồng (đạt 55,9% KH năm), tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; thuế xuất nhập khẩu đạt 99,3 tỷ đồng (đạt 28,4% KH năm), giảm 36,3% so với cùng kỳ năm trước; thu từ dầu thô 1.465 tỷ đồng (đạt 38,6% KH năm), tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

       Do có một số chính sách thuế thay đổi, Nhà nước đang đẩy nhanh lộ trình thực hiện cải cách thuế, giảm mức điều tiết thu đối với một số đối tượng chịu thuế, sắc thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư nên kết quả thu tăng không cao. Mặc dù vậy, trong những tháng qua, Ngành Thuế đã có nhiều cố gắng khai thác các nguồn thu mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu; xử lý nợ đọng thuế có hiệu quả; đẩy mạnh các nguồn thu từ đất, quản lý kê khai thuế qua mạng Internet nên kết quả thu nội địa đạt khá.

       2. Ngân hàng :

       Hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc quy định trần lãi suất huy động bằng VND và ngoại tệ theo quy định, đồng thời tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm lãi suất trên hợp đồng đã ký về mặt bằng lãi suất hiện hành; tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu, trong đó thực hiện tốt các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tích cực thu hồi nợ (kể cả nợ xấu đã qua thi hành án).

       Tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt. Vốn khả dụng của toàn hệ thống đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho nền kinh tế, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá. Dự ước đến cuối tháng 6/2015, vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 20.160 tỷ đồng (tăng 7,0% so với đầu năm); dư nợ cho vay đạt 23.453 tỷ đồng (tăng 5,0% so với đầu năm). Tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 5/2015 chiếm 3,0% trong tổng dư nợ.

       Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động gắn với triển khai thực hiện một số chính sách, chương trình tín dụng của Trung ương và Địa phương. Ước đến 30/6/2015, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 26% tổng dư nợ toàn địa bàn; dư nợ cho vay xuất khẩu chiếm khoảng 3,4% tổng dư nợ toàn địa bàn; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 22% tổng dư nợ.         

       Về cho vay lĩnh vực thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐCP của Chính phủ: Đến 31/5/2015 các tổ chức tín dụng đã tiếp cận 115/118  chủ tàu được UBND tỉnh phê duyệt, đã nhận và đang thẩm định 20 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu theo Nghị định 67,  trong đó đã ký hợp đồng tín dụng với 04 tàu, đang xử lý 15 tàu và từ chối cho vay 01 tàu. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 30.958 triệu đồng, đã giải ngân được 17.418 triệu đồng (dư nợ cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 12.568 triệu đồng và cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 4.850 triệu đồng).

       Về cho vay nhà ở xã hội: Ngày 23/4/2015 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bình Thuận đã ký kết hợp đồng hợp tác dự án nhà ở xã hội Phú Tài (tại Phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết) với Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Bình Thuận; có 08 tổ chức tín dụng (NHNo, BIDV, Vietinbank, VCB, VPB, ACB, Bưu điện Liên việt, SCB) đã triển khai cho vay các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động để mua nhà ở xã hội, để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

       Bên cạnh tín dụng của các Ngân hàng thương mại; Ngân hàng Chính sách xã hội đã tiếp tục tập trung triển khai cho vay 11 chương trình chính sách của Chính phủ trong đó nổi bật là cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường... dư nợ đạt 1.722 tỷ đồng; Cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển dư nợ đạt 447 tỷ đồng.

       Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại kỳ hạn nợ, tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng. Trong 4 tháng đầu đã gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 199 khách hàng với dư nợ đạt 59 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất các hợp đồng tín dụng cũ về mức lãi suất hiện hành của đơn vị đạt 3.361 tỷ đồng/9.167 khách hàng, miễn giảm lãi 2 tỷ đồng/05khách hàng...

       Hoạt động thanh toán trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tiếp tục chuyển biến tích cực với sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ thanh toán mới, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện, góp phần thực hiện khá tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt và việc thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến nay, trên địa bàn có 137 máy ATM (tăng 05 máy so với đầu năm) và 988 máy POS (tăng 11 máy so với đầu năm) được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau.

       V. Văn hóa, Thể thao;  Giáo dục; Y tế, Xã hội:

       1. Văn hoá, Thể thao:

Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị kịp thời, phục vụ các ngày lễ, tết: Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi năm 2015; ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; ngày Thể thao Việt Nam 27/3, 40 năm giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975-19/4/2015), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), 61 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2015); ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), “Ngày Chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân”; Giờ Trái đất”, Tuần lễ quốc gia vệ sinh an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ… với 12.299 giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 11.819 m băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 15.806 m2 panô, 8.530 pa nô dọc, treo 6.275 lượt cờ các loại; phát hành 900 tập san Thông tin, 150 đĩa CD mừng Đảng, mừng Xuân. Triển lãm ảnh tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện 40/80 buổi (đạt 50%KH) văn nghệ tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS.  Hoạt động văn hóa, nghệ thuật tiếp tục chuyển mạnh về cơ sở.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các địa phương diễn ra sôi nổi như: Chương trình ca nhạc "Mừng Đảng, mừng Xuân", Lễ hội "Đua thuyền truyền thống" và Hội thi "Chạy vượt đồi cát Mũi Né" thành phố Phan Thiết; Chương trình ca múa nhạc "Chào Xuân" huyện Tánh Linh; “Ngày Hội Văn hóa - Thể thao 4 xã miền núi”, “Hội hoa Xuân” và giải Bóng chuyền, Bóng đá mi ni huyện Bắc Bình; Chương trình "Chào Xuân Ất Mùi", giải leo Núi Cấm huyện Phú Quý; giải Cờ tướng, Đua xe đạp huyện Đức Linh... 10/10 huyện, thị xã, thành phố tham gia tốt triển lãm thành tựu "Bình Thuận - 40 năm xây dựng và phát triển" phục vụ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Bình Thuận (19/4/1975-19/4/2015), thu hút đông đảo nhân dân đến tham quan, xem và cổ vũ.

Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận: Đón và phục vụ 1.225 Đoàn, với 92.894 lượt người, trong đó có 564 lượt khách nước ngoài. Bảo tàng tỉnh: Sưu tầm, khai quật 25/80 hiện vật, cổ vật (đạt 31% KH). Trao đổi, tiếp nhận 09 cổ vật quý hiếm, có giá trị lịch sử - văn hóa. Tổ chức trao bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia đền thờ Công chúa Bàn Tranh và di tích cấp tỉnh đền thờ Bà Chúa Ngọc (Miếu Cây da) huyện Phú Quý. Ban Quản lý Di tích tháp Pô Sah Inư: Đón 45.034 lượt khách, trong đó có 11.377 khách nước ngoài, tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm; trình diễn nghề dệt thổ cẩm, làm gốm truyền thống dân tộc Chăm; trình diễn nghệ thuật tranh cát do các em khuyết tật của Công ty TNHH Tranh cát Phi Long, tranh cát “Khát vọng” sáng tác; trưng bày ảnh nghệ thuật về Phan Thiết xưa, “Thành tựu của Bình Thuận trong thời kỳ đổi mới”, ảnh nghệ thuật về các lễ hội tiêu biểu tại Bình Thuận và bản đồ cổ về Hoàng Sa, Trường Sa phục vụ khách tham quan. Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận: Đón 7291 lượt khách, trong đó có 27 lượt khách nước ngoài. Sưu tầm, trao đổi được 03 hiện vật gốc. Tổ chức Hội thi tay nghề gốm và dệt lần thứ V/2015;

Hoạt động Thư viện: Đã cấp mới 584 thẻ bạn đọc (thiếu nhi 259 thẻ), phục vụ 42.020 lượt bạn đọc (thiếu nhi 8.232 lượt), luân chuyển 161.921 lượt tài liệu (thiếu nhi 73.190 lượt).. Bổ sung 1.934 bản sách mới. Luân chuyển 2.202 bản sách, 5.345 lượt tài liệu phục vụ địa bàn cơ sở, thu hút 4.316 lượt bạn đọc.

Công tác gia đình: Đã tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2015. Ban hành Kế hoạch và Thể lệ tổ chức "Ngày Hội gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ VI năm 2015" tại tỉnh Bình ThuậnKế hoạch tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2015.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hóa: Đã tập trung đầu tư xây dựng 48 nhà văn hóa xã/96 xã xây dựng nông thôn mới. Hiện đang tiếp tục hoàn tất các hồ sơ thủ tục để triển khai đầu tư xây dựng 17 nhà văn hóa xã điểm còn lại trong tháng 6/2015.

Tiêu chí 16- Văn hóa: Có 304/446 thôn đạt thôn văn hóa (đạt 68,1% so với tổng số thôn). Trong 6 tháng có 01 xã được công nhận đạt danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc), nâng tổng số xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đến nay là 5 xã (đạt 20,8% so với tổng số xã đã tổ chức phát động).

Hoạt động Thể dục thể thao:

+ Hoạt động thể thao quần chúng: Đã tổ chức các giải thể thao phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm như giải: Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận mở rộng lần thứ XIX năm 2015; Đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty; Vượt đồi cát Mũi Né; giải thể thao 3 môn phối hợp “Bơi, Chạy, Trượt đồi cát” và chạy xe mô tô địa hình trên cát huyện Bắc Bình lần thứ II/2015; giải vô địch Bóng chuyền tỉnh Bình Thuận năm 2015; giải Việt Dã Thanh niên tỉnh Bình Thuận năm 2015; giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2015 và “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2015”. Tổ chức đón Đoàn đua xe đạp Nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh cúp Biwase năm 2015.

       + Hoạt động thể thao thành tích cao: Đã cử các đội thể thao tỉnh tham gia 15 giải thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế, giành được 42/95  huy chương (đạt 44,2% KH), trong đó 16/26 HCV (đạt 61,5%KH),12/30 HCB (đạt 40% KH), 14/39 HCĐ (đạt 35,9% KH).

          2. Giáo dục

Tổng hợp kết quả học kỳ I, năm học 2014-2015 cho thấy: chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và quốc gia) đều chuyển biến tiến bộ so với cùng kỳ của năm học trước, cụ thể:

a) Tiểu học: (Đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014)

- Phẩm chất

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Đạt”: 99,83% (21.628/21.652).

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Chưa đạt”:    0,17% (24/21.652).

- Năng lực:

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Đạt”: 94,69% (20.629/21.652).

+Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Chưa đạt”:     5,31% (1.023/21.652).

- Hoạt động học tập:

+Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành” ở môn tiếng Việt là: 95,05% (21.065/21.652).

+Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành” ở môn Toán là: 95,01% (20.596/21652).

b) Trung học cơ sở:

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 16,11%, tăng 0,89% so với cùng kỳ năm học trước;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Khá: 30,24%, tăng 1,35% so với cùng kỳ năm học trước;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Yếu: 17.33%, giảm 1,66% so với cùng kỳ năm học trước.

c) Trung học phổ thông:

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 5,29%, tăng 0,97% so với cùng kỳ năm học trước;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Khá: 24,45%, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm học trước;

- Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Yếu: 22.25%, giảm 3,65% so với cùng kỳ năm học trước.

Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia:

- Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, kết quả có 471 học sinh đạt giải, trong đó: Giải nhất: 15 học sinh; Giải nhì: 63 học sinh; Giải ba: 393 học sinh.

- Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh năm học 2014-2015, có 63 học sinh đạt giải, trong đó: 04 thí sinh đạt Giải nhất; 08 thí sinh đạt giải nhì; 51 thí sinh đạt giải ba.        

- Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh Bình Thuận có 10 học sinh đạt giải, trong đó: Giải ba: 02 học sinh; và giải khuyến khích 08 học sinh.

 - Kỳ thi Olympic các trường Chuyên phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có 35 học sinh đạt Huy chương, cụ thể: 09 học sinh huy chương Vàng; 05 học sinh huy chương Bạc; 11 học sinh huy chương Đồng.

Về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

       Ngành Giáo dục Đào tạo đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tích cực và thường xuyên tổ chức kiểm tra, vận động học sinh bỏ học ra lớp. Sau 01 năm thực hiện Cuộc vận động “Mỗi nhà giáo và cán bộ giáo dục giúp đỡ một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, bước đầu đã có hiệu quả. Số học sinh THCS và THPT bỏ học trong học kỳ I năm học này giảm so với cùng kỳ năm học trước, tuy nhiên số học sinh tiểu học bỏ học có chiều hướng tăng, cụ thể:

- Cấp Tiểu học: Số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ I là: 32 em, tỉ lệ 0,03% (tăng: 14 học sinh, tỷ lệ tăng 0,01% so với cùng kỳ năm học trước);

- Cấp THCS: Số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ 1 là: 536 em, tỉ lệ 0,70% (giảm 72 học sinh, tỷ lệ giảm 0,09% so với cùng kỳ năm học trước);

- Cấp THPT: Số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ 1 là 372 em, tỉ lệ 1,04% (giảm 152 học sinh, tỷ lệ giảm 0,20% so với cùng kỳ năm học trước);

       Chất lượng Củng cố, duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục : Đến 01/6/2015 công tác phổ cập giáo dục đã đạt được những kết quả cơ bản sau:

- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở: 100% số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục tiểu hoạc và chống mù chữ; 100% số xã, huyện đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 127/127 xã và 10/10 huyện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Đến 01/6/2015, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã và đang kiểm tra công nhận được 125/127 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (còn 02 xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết và Lương Sơn, huyện Bắc Bình).

Về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

Dự kiến đến cuối tháng 6/2015 sẽ tổ chức kiểm tra để xem xét công nhận 24 trường học đạt chuẩn quốc gia (trong đó: Mầm non: 02 trường; Tiểu học: 06 trường; THCS: 16 trường); nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2015 là 134 trường, đạt tỷ lệ 22,64% (trong đó: Mầm non: 14 trường; Tiểu học: 70 trường; THCS: 44 trường; THPT: 06 trường).

       3. Y tế :

       Công tác phòng chống bệnh dịch được tiếp tục chú trọng và theo dõi thường xuyên, các bệnh dịch truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch bệnh cúm A N5N1, H7N9, dịch sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Số cas mắc sốt xuất huyết trong 6 tháng là 200 cas (cùng kỳ 269 cas); tay chân miệng 90 cas (cùng kỳ 218 cas); sốt rét 190 cas (cùng kỳ 238 cas) và không có tử vong. Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện đã chủ động tích cực triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; hiện đang tập trung các hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa hè và phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV).

       Công tác tiêm chủng mở rộng: Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ước 6 tháng đầu năm 2015 đạt 45% (cùng kỳ 39,8%).

       Trong 5 tháng đầu năm 2015 đã kiểm tra có 3.603 cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm (đạt 51,8% số cơ sở hiện có). Kết quả không đạt  có 1.345 cơ sở (đạt 37,3% số cơ sở được thanh kiểm tra).

       Công tác khám chữa bệnh vẫn tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các đơn vị đã chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân đáp ứng nhiệm vụ được giao. Số lượt khám, chữa bệnh 6 tháng  1.455.849 lượt (tăng 10% so với cùng kỳ). Số bệnh nhân nội trú 88.960 lượt (tăng 7% so với cùng kỳ).  

       4. Lao động  Xã hội, Chính sách :

       Ước 6 tháng đầu năm, giải quyết việc làm cho 13.174 lao động (đạt 54,1% KH năm), tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: cho vay vốn giải quyết việc làm 812 lao động (đạt 54,13% KH năm), tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2014; đưa 30 lao động đi làm việc ở nước ngoài; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương 2.062 lao động; các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội 10.270 lao động. Tuyển mới và đào tạo nghề cho 5.031 người (đạt 50,31% so KH năm) tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, dạy nghề lao động nông thôn 3.582 người (đạt 51,17% KH năm), tăng 7,31% so với cùng kỳ năm 2014.

       Toàn tỉnh có 536 trường hợp (phong tặng 58, truy tặng 478) được Chủ tịch nước ban hành Quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Quyết định điều dưỡng cho người có công năm 2015 với số lượng 5.193 người (tập trung 990 người, tại nhà 4.203 người).

       Đã cấp Bảo hiểm y tế cho 1.091 trường hợp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg; 105 trường hợp theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; 80 thân nhân người có công và 16 Cựu chiến binh theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP. Thực hiện trợ cấp cho 596 trường hợp là người thờ cúng liệt sĩ, Người tham gia kháng chiến hoặc hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày…

       Triển khai hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công: Tính đến 31/5/2015, đã hỗ trợ cho 448 nhà (đạt 37%) với kinh phí là 12.380 triệu đồng, trong đó: 171 xây mới (đạt 54,5%) với kinh phí 6.840 triệu đồng, 277 sửa chữa (đạt 30,9%) với kinh phí 5.540 triệu đồng, còn lại 766 nhà chưa được hỗ trợ (143 xây mới, 623 sửa chữa).

       Giải quyết cho 982 hộ nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 19.226 triệu đồng, nâng tổng số hộ dư nợ đến nay tại Ngân hàng CSXH là 276.310 triệu đồng/20.355 hộ; giải ngân vốn vay mới cho 7.192 lượt học sinh - sinh viên với kinh phí là 39.677 triệu đồng; nâng tổng số hộ dư nợ đến nay tại Ngân hàng CSXH là 598.693 triệu đồng/26.278 hộ (32.534 sinh viên). Cấp 27.488 thẻ BHYT cho người nghèo và 11.908 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo; Triển khai hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

       Tổ chức chúc thọ, mừng thọ và tặng quà của Chủ tịch Nước cho 115 cụ tròn 100 tuổi; Tiếp nhận 05 đối tượng lang thang vào Trung tâm hỗ trợ người lang thang nuôi dưỡng tạm thời và tiếp nhận 03 đối tượng vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. Duy trì 127 xã, phường phù hợp với trẻ em, trong đó có 99 xã, phường đạt tiêu chuẩn. Tổ chức kiểm tra 20 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng. Vận động hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (phẫu thuật tim bẩm sinh, phẫu thuật khuyết tật vận động, hỗ trợ học bổng…) với kinh phí 1,532 tỷ đồng (đạt 76.6% KH năm).

       Đến 10/6/2015 số người điều trị, cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – GDLĐXH hòa nhập gia đình, cộng đồng có 33 người/12 tự nguyện; người nghiện ma túy hiện còn điều trị tại Trung tâm là 15 người/14 tự nguyện.

       5. Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

       Trong 6 tháng đầu năm 2015 đã triển khai hướng dẫn, tổ chức cho 2.071 hộ đăng ký đầu tư ứng trước trồng 4.151,2 ha bắp lai, trong đó có 1.449 hộ/2.615 ha đủ điều kiện thực hiện ký hợp đồng đầu tư ứng trước. Đã thu mua bắp lai được 15,5 tấn với giá trị 83 triệu đồng. Triển khai tìm kiếm phương tiện làm đất và ký hợp đồng cày đất cho các hộ đã ký kết hợp đồng nhận đầu tư ứng trước ở các xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần (Hàm Thuận Nam), Đông Giang, La Dạ (Hàm Thuận Bắc), Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến (Bắc Bình) với giá cày đất từ 1,05 triệu đồng – 1,3 triệu đồng/ha.

Đã tổ chức ký hợp đồng đầu tư ứng trước cây lúa nước cho 67 hộ/40,4 ha ở xã Phan Dũng (Tuy Phong). Thường xuyên hướng dẫn các hộ 02 xã Đông Giang và La Dạ triển khai phòng ngừa sâu bệnh trên diện tích cao su hiện có; tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác mủ; thu mua 11 tấn mủ cao su với giá trị 113 triệu đồng. Cung ứng đến các cửa hàng, đại lý ở vùng cao, miền núi 272,3 tấn phân hoá học các loại; 19,8 tấn thuốc bảo vệ thực vật; 37 tấn bắp giống với tổng giá trị 6,9 tỷ đồng. Đồng thời bán các mặt hàng bình ổn giá, phục vụ đồng bào dân tộc, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Tóm lại, với kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2015 cho thấy tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận có những mặt được và những mặt khó khăn sau:

Những mặt được:

- Sản xuất vụ đông xuân thuận lợi; sản lượng lương thực giữ ổn định (đạt 254,7 ngàn tấn (tăng 2,3 ngàn tấn so với năm trước). Chăn nuôi gia súc (đàn lợn) tiếp tục được hồi phục; sản lượng thịt hơi tăng khá (tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước). Khai thác hải sản ổn định, dự ước đạt 78,9 ngàn tấn (tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước.

- Sản xuất công nghiệp tiếp tục ổn định; chế biến thuỷ sản, sản xuất hàng may mặc, sản xuất thức ăn gia súc tăng khá; chế biến thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp giữ ổn định.

- Hoạt động thương mại dịch vụ ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 6 tháng tăng 13,95% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 8,9%). Giá hàng hóa, dịch vụ giữ ổn định và không tăng đột biến. Sau 5 tháng giá tiêu dùng tăng 0,65%. Đây là mức tăng thấp nhất từ trước tới nay. Công tác Quản lý thị trường được tiếp tục tăng cường đạt kết quả tốt, góp phần ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại địa bàn tỉnh

- Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách; lượt khách đến lưu trú tăng 7,4%; ngày khách tăng 8,1%; doanh thu du lịch tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến nghỉ dưỡng dài ngày hơn (năm nay 2,57 ngày/khách; năm trước 2,54 ngày/khách).

- Xuất khẩu hàng thuỷ sản tăng khá (tăng 5,5%); hàng may mặc tăng cao so với cùng kỳ năm trước (tăng 36,5%).

- Vận tải hàng hoá, hành khách ổn định; luân chuyển hàng hoá tăng 12,7%; luân chuyển hành khách tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ luôn được duy trì thường xuyên. Tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm trước giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người bị thương, số người chết.

- Thu nội địa đạt khá, 6 tháng đạt 52,4% dự toán năm (tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước); trong đó thu thuế phí đạt 55,9% DT năm (tăng 12,7% so cùng kỳ năm trước).

 - Hoạt động tín dụng ổn định. Dự ước đến cuối tháng 6/2015 vốn huy động tại địa phương tăng 7,0% so với đầu năm; dư nợ cho vay tăng 5,0% so với đầu năm. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động gắn với triển khai thực hiện một số chính sách, chương trình tín dụng của Trung ương và Địa phương

- Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều mặt chuyển biến. Trong 6 tháng chưa xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; các bệnh xã hội được tiếp tục chú trọng, quan tâm điều trị kịp thời. Chương trình y tế quốc gia được triển khai đều ở các tuyến. Chất lượng dạy và học ở các cấp phổ thông được tiếp tục chú trọng, từng bước nâng lên. Giải quyết việc làm cho người lao động có nhiều cố gắng. Công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình, những người có công với nước được tiếp tục quan tâm.

Những tồn tại, hạn chế:

       - Chăn nuôi gia cầm chưa thật ổn định. Giá xuất khẩu mặt hàng cao su, quả thanh long giảm so với năm trước. Nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do điều kiện thời tiết nắng hạn, sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước.

       - Một số sản phẩm công nghiệp: gạch nung, sơ chế mủ cao su sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước do thị trường tiêu thụ khó khăn. Đầu tư đổi mới trang thiết bị dây chuyền sản xuất nâng cao năng lực sản xuất  chưa nhiều. Đa số các doanh nghiệp hoạt động tập trung hướng về “ổn định sản xuất”, nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô còn ít. Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các khu công nghiệp rất chậm; thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trong 6 tháng chưa có.

       - Công tác xúc tiến thương mại, khuyến công triển khai chưa đủ mạnh, chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia. Xuất khẩu hàng nông sản gặp khó khăn; mặt hàng quả thanh long đạt kế hoạch rất thấp (đạt dưới 30%);  mặt hàng nhân hạt điều chưa xuất được.

       - Công tác xuất khẩu lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người dân chưa tích cực hưởng ứng, vận động con em tham gia mặc dù đã tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt là chương trình đưa thực sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Công tác phổ biến tuyên truyền đào tạo nghề chưa thực sự sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, một bộ phận nhân dân chưa thật sự nhận thức về tầm quan trọng của việc học nghề và giải quyết việc làm. Số người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng không hiệu quả, do không làm chủ bản thân (bị bạn nghiện rủ rê, lôi kéo, không chí thú làm ăn nên tái nghiện lại ngay). Tiến độ giải ngân các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia còn chậm./.

 CTK




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/