TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016

Hải sản khai thác đạt khá hơn so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đạt 83,7 ngàn tấn; tăng 5% so với cùng kỳ năm trước); Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, Giá trị SX công nghiệp (giá so sánh năm 2010) tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước; Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển; Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng (tăng 2,84%); Hoạt động du lịch tiếp tục tăng trưởng, lượt khách đến giữ ổn định...

 

I. Nông Lâm Thuỷ sản :

1. Nông nghiệp

Vụ đông xuân 2015-2016 toàn tỉnh gieo trồng 33.670,9 ha, đạt 113,8% kế hoạch vụ; giảm 27,7% so với vụ cùng kỳ năm trước; trong đó lúa 21.745 ha, đạt 116% kế hoạch vụ; giảm 36,8% so với vụ cùng kỳ; bắp đạt 4.309,2 ha, đạt 86,5% kế hoạch vụ; giảm 10,7% so cùng kỳ năm trước.

Các loại giống lúa sử dụng sản xuất vụ đông xuân là: ML 48, ML 202, ML214, TH 6, IR59606, IR 50404, OM 4900, OM 4218, OM 2514, OM 7347, OM 6976, OM 3536, OM 5930, OM 4498, OM 5936, OM 6162, OM 2395, OM 6073, OM 5451, OM 2517, OM 6377 đã cho năng suất khá. Đối với cây bắp, đã đưa vào trồng các loại giống bắp lai như LVN 10, G919, G49, CP 888, CP 999, Bioseed 9698, LNS222, SSC222, SK100 và nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các trạm bơm, các công trình thuỷ lợi nên cây bắp lai sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch đạt cao. Dự ước năng suất lúa bình quân đạt 65,6 tạ/ha (tăng 2,4 tạ/ha so đông xuân năm trước); năng suất bắp bình quân đạt 77,3 tạ/ha (tăng 0,1 tạ/ha). Sản lượng lúa đạt 142,7 ngàn tấn (giảm 30,9%); bắp đạt 33,3 ngàn tấn (giảm 10,5%). Tính chung sản lượng lương thực đạt 176 ngàn tấn (giảm 30,1% so với đông xuân năm trước)

Nhóm cây rau, đậu gieo trồng ổn định. Diện tích rau các loại đạt 2.469 ha (tăng 5,3%), sản lượng 20.172 tấn (tăng 2,7%); đậu các loại  3.450 ha (tăng 13,7%), sản lượng 2.760 tấn (giảm 9,8% so với đông xuân năm trước).

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích trồng đâu phụng đạt 892 ha (giảm 17%), sản lượng 1.385 tấn (giảm 4,3%); mè 58 ha (tăng gấp 4,7 lần), sản lượng 44 tấn (tăng gấp 4,1 lần) ; thuốc lá 28 ha (giảm 30%), sãn lượng 35 tấn  (giảm 57,7% so với vụ đông xuân năm trước).

Nhìn chung sản xuất vụ đông xuân 2015-2016 gặp khó khăn do nắng hạn kéo dài. Nhiều địa phương phải cắt giảm diện tích trồng lúa do không đủ nguồn nước tưới. Các cây trồng chủ lực đều giảm diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch. Sản lượng lương thực giảm khá lớn so với đông xuân năm trước và đây là mức giảm khá cao so với 10 năm qua.

Do ảnh hưởng hạn hán nên tiến độ sản xuất vụ hè thu 2016 cũng bị chậm lại so với các năm trước vì hầu hết các địa phương chờ có mưa, đảm bảo nguồn nước mới tiến hành gieo trồng, vì nguồn nước hiện có phải ưu tiên phục vụ cho sinh hoạt.

* Phát triển cây lâu năm:

Tổng diện tích trồng cây lâu năm hiện có 102.504 ha (tăng 1,11% so với cùng kỳ), trong đó: cây công nghiệp lâu năm 62.463 ha (giảm 0,08% so với cùng kỳ); cây ăn quả 37.594 ha (tăng 3% so với cùng kỳ). Một số cây trồng chính, kết quả đạt như sau:

- Thanh long: Tổng diện tích toàn tỉnh hiện có 26.639 ha, tăng 3,93% so với cùng kỳ. Diện tích tăng chủ yếu ở các địa phương: Hàm Thuận Nam (+509 ha), Bắc Bình (+190 ha), Hàm Tân (+103 ha). Những năm trước giá thanh long tăng ổn định nhà vườn thu lãi cao, người dân ồ ạt phát triển diện tích mới; tuy nhiên gần một năm trở lại đây giá thanh long liên tục giảm, thời tiết thất thường nhiều sâu bệnh khó chăm sóc, tình hình hạn hán thiếu nguồn nước tưới làm năng suất giảm mạnh… một số nhà vườn bị thua lỗ nên việc phát triển diện tích có phần chững lại. Sản lượng thu hoạch 5 tháng ước đạt 266.209 tấn (tăng 3,62% so với cùng kỳ).

- Cây điều: Diện tích hiện có 16.472 ha (giảm 0,69% so với cùng kỳ). Do phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh đã già cỗi, diện tích điều cao sản chưa được phát triển nhiều, đa số nông dân trồng điều chỉ áp dụng biện pháp như: bón phân, phun thuốc, làm cỏ, tỉa cành, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Cây điều lại được trồng trên những vùng đất bạc màu, vùng khô hạn nên gặp thời tiết sâu bệnh dễ phát triển làm giảm năng suất, một số nơi nhà vườn chặt bỏ diện tích thay thế cây khác hiệu quả kinh tế hơn. Sản lượng thu hoạch 5 tháng ước đạt 10.396 tấn (giảm 1,23% so với cùng kỳ), nguyên nhân giảm do tình hình thời tiết nắng hạn, sương muối, gió lùa làm cây đậu quả thấp.

- Cao su: Diện tích hiện có 42.502 ha (tăng 0,04% so với cùng kỳ). Sản lượng thu hoạch 5 tháng ước đạt 12.080 tấn (tăng 0,59% so với cùng kỳ). Do hiện nay thị trường tiêu thụ cao su gặp khó khăn nên diện tích trồng mới không đáng kể. Hiện nay giá mủ cao su đang ở mức thấp (từ 6 - 7 ngàn đồng/kg mủ tươi).

- Cây tiêu: Diện tích hiện có 1.623 ha (tăng 2,75% so với cùng kỳ). Sản lượng thu hoạch 5 tháng ước đạt 1.749 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ). Do giá tiêu tăng ổn định tạo điều kiện khuyến khích nhà vườn mở rộng diện tích và tập trung chăm sóc nhiều hơn. Giá bán hiện nay vẫn ở mức 180 - 200 ngàn đồng/kg.

 * Chăn nuôi:

Theo kết quả tổng hợp sơ bộ điều tra chăn nuôi thời điểm 01/4/2016, toàn tỉnh có:

- Đàn trâu 8.979 con (giảm 0,23% so với cùng kỳ năm trước); đàn bò có 162.868 con (giảm 0,87% so với cùng kỳ). Do ảnh hưởng tình hình thời tiết nắng hạn kéo dài, thiếu nước diện tích đồng cỏ bị thu hẹp làm nguồn thức ăn cạn kiệt diễn tra trên diện rộng ở các địa phương trong tỉnh đặc biệt là các huyện phía bắc như Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc.

- Đàn lợn có 263.648 con (tăng 3,78% so cùng kỳ). Chăn nuôi lợn hiện đang phát triển tương đối tốt do dịch lợn tai xanh không xảy ra, giá thịt hơi tăng. Một số địa phương trong tỉnh đang tiến hành quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung nên xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô ngày càng lớn hơn theo quy mô doanh nghiệp, trang trại. Hiện nay toàn tỉnh có 10 doanh nghiệp với số lượng là 28.436 con (chiếm 10,8% trong tổng đàn lợn của toàn tỉnh) và 46 trang trại nuôi lợn với số lượng nuôi là 59.793 con (chiếm 22,7% trong tổng đàn lợn của toàn tỉnh).

- Đàn gia cầm, có 2.569,3 ngàn con (giảm 0,56% so cùng kỳ). Do tình hình thời tiết gần đây năng nóng dể phát sinh các loại dịch bệnh nên người chăn nuôi gia cầm không tái đàn một cách ồ ạt, chỉ phát triển cầm chừng, chú trọng việc tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm ngăn chặn mầm móng dịch bệnh lưu trú có thể phát sinh. Ngoài các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có khuynh hướng giảm dần, toàn tỉnh có 4 trang trại với 56,8 ngàn con chiếm 2,21% trong tổng đàn gia cầm của toàn tỉnh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi gia cầm hiện có 1 doanh nghiệp với 19 ngàn con chiếm 0,74% so với tổng đàn.

Công tác phòng, chống dịch: Các ngành chức năng đã phối hợp triển khai công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục trong cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh gia súc, gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả; xây dựng chương trình, dự án tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đối với những bệnh có nguy cơ cao. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, một số bệnh truyền nhiễm có xảy ra trên đàn lợn được ngăn chặn kịp thời, không lây lan thành dịch.

Công tác tiêm phòng, Trong 5 tháng đạt 3.831 ngàn liều, trong đó đàn trâu, bò 5,4 ngàn liều; đàn lợn 306 ngàn liều; đàn gia cầm 3.515 ngàn liều.

Kiểm dịch động vật, Trong 5 tháng kiểm dịch đàn lợn 565.721 con; đàn trâu, bò 3.080 con; đàn gia cầm 912.384 con.

Kiểm soát giết mổ và phúc kiểm sản phẩm động vật tiếp tục được duy trì thường xuyên; trong 5 tháng kiểm soát giết mỗ trâu bò 299 con; lợn 10.647 con; gia cầm 65,3 ngàn con. Phúc kiểm thịt trâu, bò 5.965 kg; thịt lợn 3.021 kg; thịt gia cầm 250.174 kg; trứng gia cầm 2.132 ngàn quả.

2. Lâm nghiệp:

Trong 5 tháng đã xảy ra 10 trường hợp cháy dưới tán rừng với diện tích 10,9 ha. Do huy động 193 lượt người chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Toàn tỉnh thành lập 9 ban chỉ huy PCCCR huyện, 346 tổ đội PCCCR, 72 BCH xã, đồng thời xây dựng 941,33 km đường băng cản lửa (trong đó có 939,31km đường băng trắng và 2,02 km đường băng xanh), 5 chòi canh lửa; trang bị 163 máy móc, 2.005 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra. Ngoài ra còn bắt buộc các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng.

Đã thực hiện giao khoán 134.812 ha, đạt 114% KH. Phần lớn diện tích rừng đang được các hộ dân bảo vệ tốt, không có tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy xảy ra trong khu vực nhận khoán.

Tình hình vi phạm lâm luật:

Trong 5 tháng đã phát hiện 203 vụ vi phạm lâm luật (giảm 192 vụ so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: phá rừng trái phép 4 vụ; khai thác gỗ và lâm sản khác 27 vụ;  mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 69 vụ; chế biến gỗ và lâm sản khác 3 vụ; vi phạm khác 98 vụ, vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ động vậy hoang dã 2 vụ. Đã xử lý là 190 vụ, tịch thu: 4 ô tô máy kéo, 42 xe máy, 9 phương tiện khác; 132,12 m3 gỗ tròn; 95,68 m3 gỗ xẻ. Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách là 1,75 tỷ đồng.

3. Thuỷ sản:

Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch 6 tháng ước đạt 4.522 tấn (giảm 17% so với cùng kỳ năm trước). Do thời tiết nắng nóng gay gắt trên toàn tỉnh, một số khu vực đã xảy ra dịch bệnh do môi trường nuôi bị ô nhiễm. Các khu vực nuôi tôm đều thiếu nước ngọt, độ mặn cao nên một số khu vực tôm có hiện tượng chậm lớn và bệnh phân trắng, nhiều hộ không thả nuôi mặc dù giá tôm thương phẩm tăng. Một số hộ sau khi thu hoạch đã cải tạo, phơi nắng đáy ao chờ thời tiết thuận lợi mới thả giống.

Khai thác thuỷ sản: Ngư trường trong 6 tháng khá tương đối thuận lợi cho việc khai thác. Ngư dân tích cực bám biền khai thác, các tàu thuyền có công suất lớn tập trung khai thác ở vùng biển xa. Sản lượng khai thác 6 tháng ước đạt 83,7 ngàn tấn (tăng 5% so cùng kỳ năm trước).

Sản xuất giống thuỷ sản: Do nhu cầu nuôi ở các tỉnh bạn giảm so với năm trước nên sản lượng tiêu thụ giống thuỷ sản giảm so với cùng kỳ. Sản lượng tôm giống được kiểm dịch và xuất bán ra thị trường 6 tháng ước đạt 9.000 triệu post, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước.

II. Công nghiệp; Đầu tư xây dựng :

1. Công nghiệp:

Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng ước đạt 13.066 tỷ đồng, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: công nghiệp khai khoáng 403,8 tỷ đồng (giảm 29% so với 6 tháng năm trước), công nghiệp chế biến, chế tạo 6.819 tỷ đồng (tăng 4,35%), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 5.781,9 tỷ đồng (tăng 19,69%), cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 61,6 tỷ đồng (tăng 5,47%) .

       Các sản phẩm sản xuất tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước là: thủy sản đông lạnh (tăng 1,4% so với 6 tháng năm trước), thủy sản khô (tăng 1,34%), nước mắm (tăng 2,15%), nước khoáng (tăng 23,26%), đá xây dựng (tăng 4,57%), thức ăn gia súc (tăng 20,94%), nước máy sản xuất (tăng 13,54%), điện phát ra (tăng 14,37%), sản phẩm may mặc (tăng 23,8%), sơ chế mủ cao su (tăng 1,16%), cát sỏi các loại (giảm 4,36%), muối hạt (giảm 32,55%), hạt điều nhân (giảm 7,62%), gạch (giảm 3,05%).

Trong 6 tháng đã thu hút được 02 dự án vào Khu công nghiệp (trong đó có 01 dự án đầu tư nước ngoài) với số vốn đầu tư 30 tỷ đồng và 0,25 triệu USD trên diện tích 2,2 ha đất cho thuê. Luỹ kế đến nay các Khu công nghiệp đã thu hút được 54 dự án thứ cấp (trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 3.602 tỷ đồng và 146,686 triệu USD trên 179 ha đất công nghiệp cho thuê (tỷ lệ lấp đầy 24,5% trên tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê của các Khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng). Các khu công nghiệp trong tỉnh đến nay có 40 dự án đi vào hoạt động sản (trong đó có 14 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Trong số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất có 32 dự án hoạt động thường xuyên, 8 dự án đang tạm ngừng và hoạt động cầm chừng do gặp khó khăn. Đã thành lập Cụm công nghiệp Hồng Liêm với quy mô diện tích 30 ha nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư dự án là 68.346 triệu đồng nhằm phát triển ngành nghề sản xuất ván nhân tạo FC, sản xuất cát khuôn đúc, sản xuất thủy tinh lỏng và nghiền bột cát.

Đã triển khai xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Vĩnh Tân 3; các dự án thuỷ điện La Ngâu, Sông Luỹ, Đan Sách, Đan Sách 3, điện gió Phú Lạc, Phong điện 1 Bình Thuận (giai đoạn 2). Hoàn thành đường dây 220KV và Trạm biến áp 220/110KV Hàm Tân 250MVA.

Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp trong 6 tháng tiếp tục ổn định. Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên. Hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng.

2. Đầu tư xây dựng:

       Dự ước vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước thực hiện 6 tháng đầu năm 2016 đạt 600 tỷ đồng, đạt 47,2% kế hoạch năm. Các dự án trọng điểm của tỉnh được chú ý tập trung triển khai; tuy nhiên khối lượng thực hiện và giải ngân còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu là khâu đền bù giải phóng mặt bằng chậm, các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương bố trí vốn còn thấp, có dự án đến nay chưa được ngân sách trung ương bố trí. Một số dự án chưa triển khai thực hiện do quy mô vốn đầu tư lớn, chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, mặc dù tỉnh cũng đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ xem xét, cân đối vốn trung ương hỗ trợ nhưng đến nay vẫn chưa được trung ương xem xét như: Kè bảo vệ bờ biển phường Phước Lộc; Dự án phòng chống lũ lụt, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty.

Đăng ký đầu tư: Trong 5 tháng, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 12 dự án được cấp mới với diện tích 348,5 ha, tổng vốn đăng ký 26.438 tỷ đồng (trong đó có 01 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 5,6 tỷ đồng); có 19 dự án được cấp điều chỉnh, trong đó có 07 dự án tăng vốn, tổng vốn tăng thêm 185,9 tỷ đồng (có 02 dự án FDI, tổng vốn tăng thêm 68,5 tỷ đồng )

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả :

Tổng mức bán lẻ hàng hoá 6 tháng ước đạt 13.316,7 tỷ đồng (tăng 9,94% so với 6 tháng năm trước); doanh thu dịch vụ ước đạt 6.245,3 tỷ đồng (tăng 11,9% so với 6 tháng năm trước).

Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức 03 hội chợ triển lãm, vận động và hỗ trợ 20 lượt doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hội chợ triển lãm tại tỉnh, thành phố nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm trong tỉnh. Tổ chức cho 36 lượt doanh nghiệp tham gia 70 gian hàng tại Phiên chợ hàng Việt về các huyện: Phú Quý, Hàm Thuận Bắc.    

Chỉ số giá tiêu dùng sau 5 tháng (tháng 5/2016 so với tháng 12/2015) thì là 101,38% (tăng 1,38%); trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,78%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,33%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 6,18%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 20,93%; giáo dục tăng 1,67%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 2,72%; giao thông giảm 7,67%; bưu chính viễn thông giảm 0,92%.

Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 1 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 102,23% (tăng 2,23%) và tính bình quân 5 tháng đầu năm 2016 thì chỉ số giá tiêu dùng là 102,06% (bình quân 5 tháng đầu năm 2016 tăng 2,06% so với bình quân 5 tháng đầu năm 2015)

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được các ngành, các cấp phối hợp tăng cường. Trong quá trình kiểm tra, kết hợp phổ biến, tuyên truyền các quy định mới của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ… Công tác kiểm tra được chuẩn bị chu đáo, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh với các Đoàn kiểm tra liên ngành tại các địa phương nên đã tránh được sự chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đăng ký kinh doanh và đảm bảo điều kiện trong kinh doanh; tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn xảy ra vi phạm trong một số lĩnh vực như: kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu; kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá khi không có giấy phép kinh doanh bán lẻ; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định; kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng.

Trong 5 tháng đầu năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát 1.130 vụ, phát hiện 618 vụ vi phạm, đã xử lý 615 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách Nhà nước 4,3 tỷ đồng.

2. Du lịch :

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Toàn tỉnh hiện có 417 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 13.124 phòng (đưa vào quản lý 84 cơ sở với 1.046 phòng, chủ yếu là nhà nghỉ). Đã xếp hạng 209 cơ sở lưu trú với 8.773 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao 03 cơ sở với 348 phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao có 28 cơ sở với 3.142 phòng, 3 sao có 16 cơ sở với 1.209 phòng, 2 sao có 31 cơ sở với 1.370 phòng, 1 sao có 39 cơ sở với 926 phòng, nhà nghỉ du lịch có 56 cơ sở với 1.147 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có 36 cơ sở với 550 phòng.

Hoạt động kinh doanh lữ hành: Có 45 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 06 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 30 doanh nghiệp lữ hành nội địa 9 chi nhánh văn phòng đại diện của các hãng lữ hành

Trong các dịp nghỉ lễ, tết các ngành chức năng đã thành lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm để kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất - kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm trên địa bàn tỉnh và phối hợp với các doanh nghiệp về phương án đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho du khách; nhắc nhở các cơ sở kinh doanh du lịch niêm yết giá, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn, bình ổn giá nhất là giá buồng, phòng khách sạn, nhà nghỉ, giá dịch vụ ăn uống, giá các mặt hàng hải sản tươi sống… đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Nhìn chung, tình hình du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Ước 6 tháng đầu năm 2016 tổng số lượt khách đến nghỉ dưỡng, lưu trú tại Bình Thuận đạt 2.100,8 ngàn lượt khách (tăng 7,28% so với 6 tháng năm trước) với 3.175,1 ngàn ngày khách (tăng 8,98%); riêng khách quốc tế đạt 248,1 ngàn lượt khách (tăng 9,14%) với 660,7 ngàn ngày khách (tăng 12,96%). Doanh thu du lịch 6 tháng ước đạt 4.367 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Bình Thuận hàng tháng có khoảng 100 nước, khu vực.  Du khách một số nước chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số khách quốc tế là Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan.

3. Xuất nhập khẩu :

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng ước đạt 154,47 triệu USD (tăng 2,84% so 6 tháng năm trước), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 50,37 triệu USD (giảm 1,54% so với 6 tháng năm trước), hàng nông sản đạt 5,66 triệu USD (tăng 4,04%), hàng hoá khác 98,44 triệu USD (tăng 5,16%), trong đó hàng may mặc 70,46 triệu USD (tăng 6,87%); với một số mặt hàng: cao su 973,8 tấn; quả thanh long 3.837 tấn; thuỷ sản 9.224 tấn.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch 6 tháng ước đạt 85,5 triệu USD; tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Nhập khẩu 6 tháng ước đạt 74,2 triệu USD, tăng 0,45% so cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu tương đối ổn định. Kim ngạch xuất khẩu hàng cao su, gạo tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, mặt hàng quả thanh long giá xuất khẩu chưa thật ổn định, lượng hàng và giá trị giảm so với cùng kỳ năm trước; lượng mặt hàng cao su xuất tăng khá so với cùng kỳ, song giá vẫn đứng ở mức thấp và so với kế hoạch năm đạt còn thấp (6 tháng đạt 15,2% KH)

4. Giao thông vận tải; Viễn thông:  

Vận tải hàng hoá ổn định, ước tính 6 tháng đầu năm 2016 khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 210,1 triệu tấnkm (tăng 11,9% so với 6 tháng đầu năm trước), luân chuyển hàng hoá đường thủy 512,2 ngàn tấnkm (tăng 4,4%); luân chuyển hành khách đường bộ 476,3 triệu lượt ngườikm (tăng 7,9%), luân 1.913,4 ngàn lượt ngườikm (tăng 4,2%).

       Công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên, đã kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo tối đa an toàn giao thông.

Tai nạn giao thông: Trong 5 tháng đầu năm 2016 (từ 16/12/2015 đến 15/5/2016) trên địa bàn tỉnh xảy ra như sau:

- Đường bộ: Số vụ tai nạn: 226 vụ (so với cùng kỳ năm trước giảm 39 vụ); gây thương tích 192 người (giảm 65 người so với cùng kỳ năm trước); gây chết 82 người (tương đương cùng kỳ năm trước)

- Đường sắt: Số vụ tai nạn: 01 vụ (so với cùng kỳ năm trước giảm 6 vụ); không gây thương tích (giảm 03 người so với cùng kỳ năm trước); gây chết 01 người (giảm 03 người so với cùng kỳ năm trước)

Đáng chú ý là vào lúc 4h15 ngày 22/5/2016, tại Km 1730+300, Quốc lộ 1A (thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng giữa 2 xe khách giường nằm. Hậu quả đã làm 13 người chết, 39 người bị thương.       

Hoạt động viễn thông tiếp tục phát triển. Ước đến cuối tháng 6/2016, số thuê bao điện thoại cố định có 72,4 ngàn thuê bao (giảm 8,5 ngàn thuê bao so với cuối tháng 6/2015); thuê bao di động có 1,728 triệu thuê bao (tăng 145 ngàn thuê bao so với cuối tháng 6/2015); thuê bao Internet có 65,2 ngàn thuê bao (tăng 5,6 ngàn thuê bao so với tháng 6/2015); tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) ước đạt 40,5%.

IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng:

1. Thu ngân sách:

Ước thu ngân sách 6 tháng đạt 3.360 tỷ đồng (đạt 46,6% dự toán năm), giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Thu nội địa đạt 2.409 tỷ đồng (đạt 47,7% DT năm, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước); riêng thu thuế, phí đạt 2.205 tỷ đồng (đạt 48,8% DT năm, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước); thu dầu thô đạt 951 tỷ đồng (đạt 44,2% DT năm, giảm 36,3% so với cùng kỳ năm trước).

Trong những tháng qua, ngành Thuế đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp và người nộp thuế các chính sách thuế mới và chính sách thuế sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế được tốt hơn; thực hiện các biện pháp xử lý thu nợ, giảm nợ đọng; tổ chức thực hiện đầy đủ, thu kịp thời các khoản thu; cải cách triệt để các thủ tục hành chính thuế. Song do sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, hiệu quả đạt thấp; giá dầu thô và một số mặt hàng nông sản, cao su bị giảm giá đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu chung của địa phương. So với cùng kỳ năm trước, các khoản thu: thu ngoài quốc doanh, thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thu tiền sử dụng đất cơ bản giữ ổn định; các khoản thu: thu từ doanh nghiệp nhà nước, lệ phí trước bạ, xổ số kiến thiết đạt sắp xỉ; các khoản thu: thu các loại phí, lệ phí, thu dầu thô giảm khá lớn.

2. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định. Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 13.128 tỷ đồng, chiếm 47,88% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 757 tỷ đồng, chiếm 2,76% tổng dư nợ; dư nợ cho vay DNNVV đạt 5.740 tỷ đồng, chiếm 20,94% tổng dư nợ; dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 2,5 tỷ đồng; dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 1.927 tỷ đồng/123.675 khách hàng.

Cho vay lĩnh vực thủy sản theo Nghị định 67: Đến 31/5/2016 các tổ chức tín dụng đã tiếp cận 159/169 tàu được UBND tỉnh phê duyệt, đã nhận 65 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu theo Nghị định 67, trong đó đã ký hợp đồng tín dụng với 49 hồ sơ, đang xử lý 16 hồ sơ. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 309 tỷ đồng, đã giải ngân được 265 tỷ đồng (dư nợ cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 112,4 tỷ đồng và cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 150,8 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 1,8 tỷ đồng); cho vay vốn lưu động 115 triệu đồng. 

Cho vay hỗ trợ nhà ở: Đến 30/4/2016 đã cho vay với dư nợ 39.439 triệu đồng/107 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 683 triệu đồng/14 khách hàng, dư nợ cho vay để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở là 38.756 triệu đồng/93 khách hàng.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu, trong đó thực hiện đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất - kinh doanh; phối hợp với Tổ Chỉ đạo thi hành án liên Ngành trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ đối với các bản án đã có hiệu lực thi hành. Đến 30/4/2016, nợ xấu trên địa bàn là 293 tỷ đồng (chiếm 1,07% tổng dư nợ).

Ước đến 30/6/2016: vốn huy động đạt 23.384 tỷ đồng, tăng 9,8% so với đầu năm; dư nợ đạt 28.169 tỷ đồng, tăng 5,0% so với đầu năm.

V. Một số vấn đề xã hội:

1. Văn hoá, Thể thao:

Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị kịp thời, phục vụ các ngày lễ, tết; ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; ngày Thể thao Việt Nam 27/3, ngày giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021….với 13.950 giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 12.890m băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 15.800 m2 panô, 8.305 pa nô dọc, treo 10.000 lượt cờ các loại; phát hành 900 tập san Thông tin nghiệp vụ, 1.150 đĩa CD, 2.000 tranh cổ động, 4.000 khẩu hiệu bướm. Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện 39 buổi văn nghệ tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đội Tuyên truyền lưu động các huyện, thị xã, thành phố thực hiện 153 buổi văn nghệ.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các địa phương diễn ra sôi nổi. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức nhiều chương trình văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm đất nước thu hút hàng chục ngàn lượt người xem.

Thư viện tỉnh cấp mới 465 thẻ bạn đọc (thiếu nhi 210 thẻ), phục vụ 28.146 lượt bạn đọc (thiếu nhi 5.888 lượt), luân chuyển 121.205 lượt tài liệu (thiếu nhi 66.950 lượt). Trưng bày, giới thiệu: 502 bản sách, 12 chuyên đề, 05 số Thông tin tư liệu Bình Thuận, 05 số Thông tin kinh tế, 218 tin, bài. Tổ chức Hội báo Xuân 2016 (gồm 180 loại báo, tạp chí của Trung ương và ấn phẩm Xuân của 63 tỉnh, thành trong cả nước). Bổ sung 2.246 bản sách mới. Luân chuyển phục vụ cơ sở: 1.825 bản sách, 6.834 lượt tài liệu, thu hút 5.168 lượt bạn đọc. Tổ chức Ngày sách Việt Nam từ ngày 21 - 23/4/2016 với nhiều hoạt động: trưng bày, giới thiệu 4.000 bản sách, đố vui có thưởng, cấp thẻ miến phí...

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận: Đón và phục vụ 1.290 Đoàn, với 88.602 lượt người, trong đó có 623 lượt khách nước ngoài. Tổ chức 147 lễ viếng báo công, lễ kết nạp Đảng, lễ kết nạp Đoàn.

Bảo tàng tỉnh: Sưu tầm, khai quật 60/120 hiện vật, cổ vật (đạt 50%); khánh thành, đưa vào hoạt động và phát 2.000 brochure tiếng Việt - tiếng Anh giới thiệu về Nhà Trưng bày hiện vật, đã đón trên 1.100 khách tới tham quan; thực hiện tốt công tác quản lý văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Khu di tích lịch sử Cát Bay (Bình Thạnh - Tuy Phong); phối hợp tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại đền thờ Hùng Vương (Phan Rí Cửa - Tuy Phong). Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về chuyên môn quá trình tạc phù điêu pho tượng Phật Di Lặc tại chùa Linh Sơn Trường Thọ (Hàm Thuận Nam); tình trạng quản lý di vật, cổ vật và tổ chức lễ hội tại một số di tích trên địa bàn huyện Phú Quý; quá trình trùng tu, tôn tạo di tích đền thờ Hùng Vương, quá trình hoàn thổ núi Tàu ở xã Phước Thể, khảo sát, kiểm tra khu vực xin thăm dò khai thác khoảng sản tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Phối hợp Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thực hiện dự án "Văn hóa biển đảo Nam Trung bộ - Bảo tồn và phát huy giá trị" tại huyện Phú Quý

Hoạt động thể thao quần chúng: Đã tổ chức các hoạt động: Hội khỏe phù đổng tỉnh năm 2016; Ngày hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty, Hội thi Chạy vượt đồi cát Mũi Né; giải Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận mở rộng lần thứ XX; giải leo núi Linh Sơn tự Tuy Phong; giải Lướt ván buồm Quốc tế Mũi Né - Fun Cup lần thứ XVII/2016; Hội thao công nhân viên chức lao động Ngành Y tế tỉnh Bình Thuận lần thứ XV; giải Việt dã Thanh niên tỉnh Bình Thuận năm 2016; giải Bóng đá vô địch các xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận. Đăng cai tổ chức giải Billiards & Snooker Vòng 1 quốc gia năm 2016 tổ chức đón đoàn đua Giải xe đạp Nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh cúp Biwase năm 2016. Hỗ trợ chuyên môn, trọng tài cho các Hội thao của các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Các huyện, thị xã thành phố đã tổ chức nhiều giải thể thao nhân các ngày lễ, tết như: Lễ hội "Đua thuyền truyền thống" và Hội thi "Chạy vượt đồi cát Mũi Né" (Phan Thiết); leo núi Cấm, đua thuyền truyền thống (Phú Quý); Bơi, chạy, trượt đòi cát và nhảy bao bố trên cát, Bóng chuyền, Bóng đá mi ni (Bắc Bình); Bóng đá (Hàm Thuận Bắc); Bóng đá mi ni nam - nữ, Cầu lông, Bóng chuyền nữ (Tánh Linh); Cầu Lông, Võ thuật cổ truyền, Cờ tướng (La Gi); Bắn nỏ, Bóng đá, Cờ tướng (Hàm Tân); giải thể thao truyền thống trong công nhân viên chức lao động; đua xe đạp vòng quanh núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam).

Hoạt động thể thao thành tích cao: Đã tham gia 16 giải thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế, nổi bật là đạt Huy chương Vàng giải đua thuyền rồng quốc tế Kedah, Malaysia năm 2016. Đến ngày 31/5/2016, giành được 34 huy chương (đạt 34% KH), trong đó 18 HCV (đạt 69% KH), 11 HCB (đạt 34% KH), 05 HCĐ (đạt 12% KH). Có 31 kiện tướng, dự bị kiện tướng (đạt 68% KH), 12 vận động viên Cấp I (đạt 17% KH).

2. Y tế :

Toàn tỉnh hiện có 115/115 Trạm Y tế xã, phường (và 12 Phòng khám đa khoa khu vực) có bác sỹ công tác (chiếm tỷ lệ 100%). Bình quân hiện có 6,2 bác sỹ/vạn dân. Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã; cuối năm 2015, có 94/127 xã, phường, thị trấn đạt Chuấn Quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 74%. Dự kiến, cuối năm 2016 tiếp tục phấn đấu có thêm 14 xã, phường đạt Chuẩn quốc gia về y tế.       

Các bệnh dịch truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch bệnh cúm A N5N1, H7N9, dịch sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, số ca mắc sốt xuất huyết trong 6 tháng ước 670 cas (cùng kỳ 230 cas), tăng 2,9 lần; tay chân miệng 95 cas (cùng kỳ 98 cas), giảm 3,1%; sốt rét 60 cas (cùng kỳ 210 cas), giảm 71,4% và không có tử vong. Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện đã chủ động tích cực triên khai kê hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; hiện đang tập trung các hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa hè, nhâl là bênh Zika.

Việc thực hiện chỉ tiêu các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia cơ bản đạt tiên độ. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuôi được tiêm chủng đây đủ 8 loại văc xin ước 6 tháng đạt 52% (cùng kỳ 45%).

Tính đến 30/5/2016 đã kiểm tra 2.298 cơ sở thực phẩm trong tỉnh (đạt tỷ lệ 36%). sổ cơ sở không đạt 683 cơ sở được thanh kiểm tra (chiếm 29,7% trong số cơ sở kiểm tra), trong đó xử phạt 61, còn lại nhắc nhở. Từ đâu năm đến nay, toàn lỉnh không có xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm

Số lượt khám, chữa bệnh ước 6 tháng đầu năm 2016 thực hiện 1.335 ngàn lượt ngưới (tăng 0,12% so với cùng kỳ), số bệnh nhân nội trú 89,6 ngàn người (tăng 2,4% so với cùng kỳ). Các cơ sở khám chữa bệnh công lập triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, không để xảy ra sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng; không có công chức, viên chức vi phạm Y đức.

3. Giáo dục :

Chất lượng giáo dục có chuyển biến tiến bộ so với cùng kỳ năm học trước. Riêng học kỳ I, cho thấy kết quả sau::

a) Tiểu học:

- Phẩm chất

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Đạt”: 99,85%; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm học trước.

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Chưa đạt”: 0,17%; giảm 0,02% so với cùng kỳ năm học trước.

- Năng lực:

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Đạt”: 98,87%; tăng 4,18% so với cùng kỳ năm học trước.

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Chưa đạt”: 1,13%; giảm 4,18% so với cùng kỳ năm học trước.

- Hoạt động học tập:

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành” ở môn tiếng Việt là: 96,66%; tăng 1,55% so với cùng kỳ năm học trước.

+ Tỉ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành” ở môn Toán là: 97,14%; tăng 2,13% so với cùng kỳ năm học trước.

b) Trung học cơ sở:

+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 17,53%; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm học trước;

+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Khá: 30,67; tăng 0,43% so với cùng kỳ năm học trước;

+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Yếu: 16,35; giảm 0,98% so với cùng kỳ năm học trước.

c) Trung học phổ thông:

+  Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 7,17%; tăng 1,88% so với cùng kỳ năm học trước;

+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Khá: 32,21%; tăng 4,76% so với cùng kỳ năm học trước;

+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực loại Yếu: 16,90%; giảm 5,35% so với cùng kỳ năm học trước.

Ngành Giáo dục và các địa phương trong tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tích cực và thường xuyên tổ chức kiểm tra, vận động học sinh bỏ học ra lớp. Đặc biệt sau hai năm thực hiện Cuộc vận động “Mỗi nhà giáo và cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, bước đầu đã có hiệu quả. Số học sinh Tiểu học, THCS và THPT bỏ học trong học kỳ I giảm so với cùng kỳ năm học trước, cụ thể:

- Cấp Tiểu học: Số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ I là: 20 em; tỉ lệ: 0,02% (Giảm 12 học sinh, tỷ lệ giảm 0,01% so với cùng kỳ năm học trước).

- Cấp THCS: Số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ 1 là: 465 em; tỉ lệ: 0,62% (Giảm 71 học sinh, tỷ lệ giảm 0,08% so với cùng kỳ năm học trước).

- Cấp THPT: Số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ 1 là: 296 em; tỉ lệ: 0,87% (Giảm 76 học sinh, tỷ lệ giảm 0,17% so với cùng kỳ năm học trước).

Tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Kết quả có 100% số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố  đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về PCGDTH&CMC; 100% số xã, huyện đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về PCGDTH ĐĐT mức độ 1.

Đến nay số trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh là: 152/592 trường, tỷ lệ: 25,67% %, cụ thể:

 

STT

Ngành học, cấp học

Số trường  đạt chuẩn quốc gia

Từ năm 2011đến nay

Tỷ lệ

 
 

1

Mầm non

16/159

10,06%

 

2

Tiểu học

82/279

29,39%

 

3

THCS

45/128

35,15%

 

4

THPT

09/26

34,61%

 

 

 

 

 

 

Đã triển khai công tác xét, công nhận hoàn thành Chương tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2015-2016; Tổ chức ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo cho thí sinh lớp 12 và hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016; Tổ chức cho học lớp 12 thi thử kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016; kiểm tra đánh giá năng lực thí sinh lớp 12 học Chương trình tiếng Anh thí điểm cấp trung học phổ thông; Phối hợp với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra các điều kiện về cơ sở vất chất, trang thiết bị tại 12 đơn vị, trường học chọn làm điểm thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo (từ ngày 10 - 12/6/2016); trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh (ngày 20/6/2016); kỳ trung học phổ thông quốc gia (từ ngày 01-04/7/2016).

Theo thống kê, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2016 của toàn tỉnh có: 11.599 thí sinh, trong đó

- Số thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ  có 9.626 thí sinh

- Số thí sinh dự thi lấy kết quả chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT có 1.973 thí sinh.

4. Lao động  Xã hội, Chính sách :

Dự ước 6 tháng đầu năm giải quyết việc làm cho 11.876 lao động; trong đó: cho vay vốn giải quyết việc làm: 735 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 1.987 lao động, đưa người đi làm việc ở nước ngoài 28 lao động và thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: 9.126 lao động. Đã tuyển mới và đào tạo nghề cho 5.075 người (đạt 50,7% so với kế hoạch năm); trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật là 3.515 người (đạt 50,2% KH năm).

Đã triển khai hỗ trợ nhà ở người có công từ nguồn tài trợ 10 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và 1,52 tỷ đồng của thành phố Hồ Chí Minh. Đã vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 2 tỷ đồng (đạt 33,3% KH năm); Ước thực hiện 6 tháng vận động được 3,5 tỷ đồng (đạt 58,33% KH).

Giải quyết cho 1.121 hộ nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 27.862 triệu đồng, nâng tổng số hộ dư nợ đến nay tại Ngân hàng CSXH là 246.625 triệu đồng/14.437 hộ; giải ngân vốn vay mới cho 6.295 lượt học sinh - sinh viên kinh phí là 35.174 triệu đồng; nâng tổng số hộ dư nợ đến nay tại Ngân hàng CSXH là 538.035 triệu đồng/22.282 hộ (27.092 sinh viên). Cấp 42.559 thẻ BHYT cho người nghèo và 13.407 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo (trong đó có 6.112 thẻ cho người thuộc diện hộ cận nghèo mới thoát nghèo). Giải quyết trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cho 33.036 đối tượng bảo trợ xã hội, có 513 đối tượng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.      

Duy trì 127 xã, phường đăng ký phù hợp với trẻ em, trong đó có 117 xã, phường đạt tiêu chuẩn. Triển khai và tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động 1.162,5 triệu đồng đạt 58,1 % kế hoạch năm; trong đó: vận động phẫu thuật 1.115 triệu đồng cho 15 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh và 12 trẻ bị khuyết tật vận động, vận động học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 47,5 triệu  đồng.

Số người nghiện ma túy hiện đang được kiểm soát là 814 người chiếm 45,7% (814/1.780) tổng số người nghiện. Trong đó, đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- LĐXH 18 người (tự nguyện); đang điều trị uống thuốc thay thế bằng Methadone 777 người và đang ở trong trại giam 19 người

5. Xây dựng nông thôn mới:

Đến tháng 5/2016, kết quả thực hiện ở các địa phương như sau:

- Phan Thiết: Đạt được 67 tiêu chí/ 76 tiêu chí/ 4 xã, bình quân của thành phố 16,75 tiêu chí/xã.

- La Gi: Giao chỉ tiêu thực hiện trong năm 2016 cho 03 xã (Tân Bình; Tân Phước; Tân Hải) với tổng tiêu chí tỉnh giao chính thức là 06 tiêu chí và thị xã giao 04 tiêu chí dự phòng.

- Tuy Phong: Theo kế hoạch năm 2016 đăng ký với tỉnh xã Hòa Minh là xã điểm của tỉnh, đã được tỉnh công nhận giao kế hoạch, huyện phấn đấu thêm xã Hòa Phú về đích năm 2016.

- Bắc Bình: Đã triển khai thực hiện đạt thêm 11 tiêu chí thu nhập, lũy kế đạt 224 tiêu chí. Phân khai chi tiết kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016. Ban hành kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 11/3/2016 để triển khai thực hiện chương trình NTM năm 2016. Qua đó, trong năm 2016 toàn huyện phấn đấu đạt 17 tiêu chí, lũy kế đạt 240 tiêu chí và phấn đấu xã Phan Thanh đạt chuẩn NTM, lũy kế có 04 xã đạt chuẩn.

- Hàm Thuận Bắc: Xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 đến nay tiến độ thực hiện Bộ tiêu chí như sau: Xã Hàm Chính đạt 15/19 tiêu chí, còn lại 04 tiêu chí cuối năm 2016 phải đạt, gồm tiêu chí 5 (trường học), tiêu chí 7 (chợ nông thôn), tiêu chí 16 (văn hóa) và tiêu chí 18 (hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh); xã Hàm Hiệp đạt 16/19 tiêu chí, còn lại 03 tiêu chí cuối năm 2016 phải đạt, gồm tiêu chí 5 (trường học), tiêu chí 18 (hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh) và tiêu chí 19 (an ninh, trật tự xã hội).

- Đức Linh: UBND huyện đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu năm 2016. Theo đó, năm 2016 toàn huyện phấn đấu đạt 194 tiêu chí, bình quân 17,63 tiêu chí/xã, trong đó có 2 xã đạt 19 tiêu chí

- Hàm Tân: Đã tổ chức Lễ Công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới đối với xã Thắng Hải, đồng thời các xã tiếp tục thực hiện các tiêu chí đã đăng ký với UBND huyện từ đầu năm 2016: đạt tăng thêm 19 tiêu chí nâng tổng số tiêu chí toàn huyện lên 135 tiêu chí, đạt bình quân 16,9 tiêu chí/xã, trong đó: có 01 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2016 (xã Sơn Mỹ), có 02 xã giữ vững xã chuẩn nông thôn mới của năm 2015 (xã Tân Đức, xã Thắng Hải) và không có xã đạt dưới 13 tiêu chí.

     Với kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội, dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2016 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị tăng thêm tăng 5,0%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng gấp 1,5 lần.

     Trong giá trị tăng thêm, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 0,1%; nhóm công nghiệp xây dựng tăng 7,4% (công nghiệp tăng 7,7%, xây dựng tăng 5,9%); dịch vụ tăng 7,0%./.

 CTK




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/