TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 4 năm 2014

I. Nông Lâm Thuỷ sản,II. Công nghiệp; Đầu tư phát triển,III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải
I. Nông Lâm Thuỷ sản :

1. Nông nghiệp

Trọng tâm trong tháng là chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tiến hành thu hoạch vụ Đông Xuân 2013-2014. Với diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân 35.873 ha (đạt 118,6% KH, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước), đến giữa tháng 4/2014 đã thu hoạch 24.600 ha; năng suất bình quân 59,8 tạ/ha. Dự ước sản lượng lúa đông xuân năm nay đạt khoảng 214 ngàn tấn (tăng 13 ngàn tấn so với đông xuân năm trước).

Đạt được kết quả trên do thời tiết sản xuất tương đối thuận lợi. Ngay từ đầu vụ các hộ sản xuất nông nghiệp đã tận dụng những chân ruộng đảm bảo đủ độ ẩm, nguồn nước tưới được chủ động từ các hệ thống công trình thuỷ lợi mở rộng diện tích trồng lúa, xuống giống đồng loạt theo lịch, sử dụng các loại giống lúa xác nhận có năng suất cao.

Các cây trồng khác ngoài lúa gieo trồng đạt 11.391 ha, tăng 13,36% so với đông xuân năm trước. Do chủ động được nguồn nước từ các công trình thuỷ lợi,  và việc điều tiết nước hợp lý của ngành chức năng nên nguồn nước tưới đảm bảo, diện tích gieo trồng tăng, các cây trồng phát triển tốt.

Sản xuất lúa Hè Thu 2014: Đến 15/4/2014, gieo trồng lúa đạt 2.140 ha,  trong đó:  huyện Đức Linh 1.500 ha, Tánh linh 600 ha, Hàm Thuận Nam 40 ha.

Tuy vậy, do mùa mưa năm 2013 kết thúc sớm, lượng mưa ít, lượng dòng nước chảy trên các sông, suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, thời gian qua thời tiết nắng nóng kéo dài, nên nguồn nước tự nhiên trên các sông, suối của tỉnh hiện nay gần như khô cạn. Đến 10/4/2014 lượng nước trữ trong các hồ chứa thuỷ lợi là 80,38 triệu m3 , đạt 37,11% dung tích thiết kế; các hồ Tà Mon, Đu Đủ, Tân Lập (huyện Hàm Thuận Nam), hồ Núi Đất (thị xã La Gi) có mực nước hồ xấp xỉ cao trình mực nước chết. Nếu đến cuối tháng 4/2014 không có mưa tại các địa phương này thì sẽ có nguy cơ xảy ra trình trạng thiếu nước trong sản xuất. Vừa qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống hạn để tiếp tục đảm bảo nguồn nước tưới, không để xảy ra trình trạng thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với diện tích đã xuống giống, cụ thể: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi chủ động phối hợp Chi cục thuỷ lợi, Công ty Cổ phần thuỷ điện Đại Ninh và Công ty thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi trong mùa khô 2013-2014 quản lý chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình thuỷ lợi, ao, bàu, vùng trũng; triển khai công tác nạo vét, khai thông các kênh trục chính, tu bổ, gia cố, sửa chữa kênh, cống lấy nước, trạm bơm nước; kiểm tra toàn bộ hệ thống kênh tưới trong các công trình thuỷ lợi để tránh rò rỉ, thất thoát, lãng phí nước, sẵn sang cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và chống hạn khi cần thiết.

Phát triển cây lâu năm:

- Cây thanh long, hiện đang sắp hết vụ chong đèn trái vụ và chuyển sang vụ thu hoạch chính vụ. Do giá quả thanh long duy trì ở mức khá cao trong nhiều tháng qua (giá bán tại vườn trên 20 ngàn đồng/kg) nên các hộ sản xuất đã mở rộng diện tích trồng một cách tự phát, không theo quy hoạch, gây không ít khó khăn trong việc quản lý đất nông nghiệp. Diện tích trồng mới từ đầu năm đến nay đạt 180 ha; dự báo năm nay sẽ vượt kế hoạch trồng mới.

- Cây điều, hiện đang là thời điểm giữa mùa thu hoạch. So với năm trước năng suất và chất lượng hạt thấp hơn do thời điểm trổ hoa gặp thời tiết lạnh làm hoa khô, khả năng đậu quả so với cùng kỳ đạt thấp. Giá bán bình quân đầu vụ thu hoạch là 25 ngàn đồng/kg, nhưng đến thời điểm đầu tháng 4 chỉ còn 18 ngàn đồng (giảm 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước). Năng suất giảm, giá đầu ra thấp, là nguyên nhân khiến diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh ngày càng thu hẹp dần.

- Cây cao su đang phát triển tốt, hiện đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch mới, nhiều nhà vườn tổ chức dọn lá, tỉa cành, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng cho mùa thu hoạch mủ năm nay. Giá bán hiện đang ổn định ở mức 14 – 15 ngàn đồng/kg mủ tươi, một số nơi nhà vườn đang làm đất, ươm giống chuẩn bị cho vụ trồng mới vào mùa mưa năm nay.

- Cây tiêu, giá đang ở mức cao và ổn định (130 - 135 ngàn đồng/kg), năng suất năm nay đạt khá. Một số nhà vườn ở huyện Đức Linh và Tánh Linh đã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích.

Tình hình sâu bệnh trong tháng:

- Trên cây lúa: Rầy nâu gây hại ở giai đoạn chín ở mật độ 800 – 1.000 con/m2 với diện tích nhiễm là 1.957 ha (gây hại rải rác ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Đức Linh, Tánh Linh). Bệnh đạo ôn lá, cổ bông giai đoạn làm đòng, trỗ tỷ lệ bệnh từ 5- 8% với diện tích nhiễm 716 ha, trong đó đạo ôn lá 500 ha, đạo ôn cổ bông 216 ha (ở các huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Đức Linh). Sâu cuốn lá gây hại rải rác giai đoạn đòng, trổ mật độ 5-10%, diện tích nhiễm bệnh 642 ha (ở huyện Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc). Bệnh khô đầu lá, bạc lá, gây hại 389 ha (hầu hết ở các huyện trong tỉnh). Bệnh lem lép hạt, nhiễm bệnh trong giai đoạn trổ - chín, diện tích nhiễm 159 ha (ở các huyện Tánh Linh, La Gi, Hàm Tân).

Trước tình hình trên, các ngành chức năng của tỉnh đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, vàng lá vi khuẩn; tuyên truyền để các hộ sản xuất theo dõi chặt chẽ diễn biến các dịch hại chính như rầy nâu, đạo ôn, khô đầu lá, vàng lá để kịp thời có biện pháp quản lý phòng trừ dịch hại có hiệu quả.

Một số cây trồng khác có diện tích nhiễm bệnh như sau:

- Trên cây mì, bệnh nhện đỏ, rệp sáp 250 ha, bệnh cháy lá, vàng lá 185 ha tiếp tục lây lan phân bố chủ yếu tại huyện Hàm Tân.

- Cây Thanh long, nhiễm bệnh đốm trắng (đốm nâu – tắc kè) 145 ha, ở huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Phan Thiết, La Gi; bệnh thán thư 110 ha, gây hại rải rác ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, La Gi; bệnh vàng cành, cháy cành, diện tích nhiễm bệnh 683 ha; diện tích nhiễm kiến, bò trĩ, bọ xít 208 ha, phân bổ các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, La Gi.

- Trên cây điều, nhiễm bọ xít, thán thư 301 ha, phân bố chủ yếu tại La Gi, Tánh Linh và Hàm Tân.

Đàn gia súc phát triển ổn định. Đàn heo có xu hướng phục hồi nhanh do giá thức ăn gia súc, giá con giống ổn định, dịch bệnh không xảy ra; giá heo hơi đang ở mức giá 45 - 50 ngàn/kg (tăng 5 ngàn đồng/kg so tháng trước; tăng 8 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước). Tổng đàn gia cầm có xu hướng giảm do xảy ra dịch cúm gia cầm (trong tháng 3/2014), người tiêu dùng sử dụng hạn chế.

Trong tháng đã tổ chức tiêm phòng 899.001 ngàn liều vắc xin, trong đó: đàn heo 69 ngàn liều, đàn gia cầm 828 ngàn liều (riêng vắc xin cúm gia cầm Cúm H5N1  có 439 ngàn liều, trong đó 369 ngàn liều do Trung ương hỗ trợ để tiêm phòng bao vây khẩn cấp ổ dịch xã Nam Chính và các xã giáp ranh huyện Đức Linh). Đã kiểm dịch 114 ngàn con gia súc, 49 ngàn con gia cầm; phúc kiểm 2.326 kg thịt bò, 7.348 kg thịt heo, 35.689 kg thịt gia cầm, 76.600 trứng gia cầm; kiểm soát giết mổ gia súc 2.263 con; gia cầm 11.331 con.

Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:

Sau khi UBND tỉnh công bố dịch cúm gia cầm tại xã Nam Chính (huyện Đức Linh), địa phương không phát sinh thêm ổ dịch mới, dịch cúm gia cầm được khống chế hoàn toàn. Tại xã Nam Chính và các xã lân cận của huyện Đức Linh, đã triển khai công tác tiêu độc, khử trùng; các biện pháp quản lý toàn bộ ổ dịch. Đàn gia cầm tiếp tục được giám sát chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi; lập chốt quản lý ra vào khu vực có dịch; nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trong vùng dịch.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh; huyện Đức Linh và Tánh Linh đã tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tốt công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm từ nguồn Trung ương hỗ trợ (Đức Linh đã tiêm được 250 ngàn con; Tánh Linh tiêm phòng 66 ngàn con); các địa phương còn lại đã triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; thực hiện “Kế hoạch hành động và ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người”. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm được tiếp tục tăng cường, đã thành lập 03 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, kiểm soát được 171 lượt xe vận chuyển ra vào tỉnh.

2. Lâm nghiệp:

Trong tháng, thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, trình trạng cháy rừng được dự báo ở cấp IV, cấp V. Các địa phương trong tỉnh đã tích cực chủ động trong công tác phòng chóng cháy rừng (PCCR) nhằm giảm tối đa về thiệt hại rừng. Đã thành lập 9 ban chỉ huy PCCR huyện, 69 ban chỉ huy PCCR xã, 360 tổ, đội PCCR ở các địa phương; xây dựng 394,46 km đường băng cản lửa, 5 chòi canh lửa; trang bị 293 máy móc, 2.186 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống cháy khẩn cấp xảy ra. Ngoài ra còn têu cầu các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng (toàn tỉnh có 137 thôn có hương ước bảo vệ rừng), không gây cháy hoặc phát hiện cháy phải báo ngay cho trạm bảo vệ rừng gần nhất. Trong tháng, không xảy vụ cháy và thiệt hại gì về rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Tình hình phá rừng, nhất là khai thác vận chuyển gỗ trái phép ở các vùng trọng điểm giáp ranh giữa Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc với huyện Đức Trọng, Di Linh tỉnh Lâm Đồng và khu vực nội tỉnh, nhất là địa bàn huyện Tánh Linh, Hàm Tân vẫn diễn biến phức tạp. Trong tháng, đã phát hiện 70 vụ vi phạm lâm luật, trong đó: phá rừng trái phép 5 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 9 vụ, vi phạm về phòng chống cháy rừng 1 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 26 vụ, chế biến gỗ và lâm sản khác 1 vụ, vi phạm khác 28 vụ. Số vụ vi phạm đã xử lý 59 vụ (58 vụ hành chính, 1 vụ hình sự), tịch thu: 1 xe máy, 4 phương tiện khác, 90,5 m3 gỗ tròn, 38,41 m3 gỗ xẻ. Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách trong tháng 4 là 307,3 triệu đồng.

3. Thủy sản:

Ngư trường trong tháng tương đối thuận lợi, ngoài khơi biển êm, các loại cá nổi xuất hiện sớm, lượng cá cơm, cá nục, cá trích xuất hiện khá dày. Sản lượng khai thác tháng 4/2014 ước đạt 14.740 tấn, luỹ kế 4 tháng đạt 46.486 tấn, tăng 8,9% so cùng kỳ năm trước; trong đó: cá tăng 11,7%, mực tăng 0,7%, hải sản khác tăng 2,3%. Một số địa phương có sản lượng khai thác đạt khá và tăng so cùng kỳ năm trước: Phan Thiết 13.133 tấn (tăng 2.086 tấn); La Gi 14.897 tấn, (tăng 1.044 tấn), Tuy Phong 10.493  tấn (tăng 1.260 tấn).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thường xuyên được tăng cường, đã tiếp tục trển khai quản lý chặt chẽ nghề giã cào bay, ngăn chặn các hành vi sử dụng chất nổ, xung điện … để khai thác hải sản. Vừa qua UBND tỉnh đã ra Chỉ thị cấm các tổ chức khai thác các loài hải đặc sản gồm sò lông, điệp, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận từ ngày 1/4 đến 31/7/2014.

Nuôi trồng thuỷ sản: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong tháng ước đạt 572 tấn; luỹ kế 4 tháng đạt 3.873 tấn (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước). Giá tôm thương phẩm tuy giảm nhẹ so với đầu năm, song so với cùng kỳ năm trước tăng thêm 30%.

Nuôi tôm nước lợ: Diện tích thả nuôi mới trong tháng ước đạt 63 ha; luỹ kế 4 tháng đạt 233 ha (giảm 8,4 ha so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân giảm do thời tiết chưa ổn định, ngày nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích bị khô hạn không đảm bảo lượng nước để xuống giống. Diện tích thu hoạch trong tháng ước đạt 40 ha, luỹ kế 4 tháng đạt  271 ha, năng suất đạt 8,26 tấn/ha (cùng kỳ năm trước 6,67 tấn/ha).

Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: Do điều kiện nuôi trồng chưa thật thuận lợi, giá thức ăn cho nuôi cá khá cao, đầu ra tiêu thụ không ổn định, nên người nuôi cá không đầu tư mở rộng thêm, nên năng suất bình quân chỉ đạt 2,5 tấn/ha.

Nuôi lồng, bè, trên biển trên sông, hồ tiếp tục gặp khó khăn do nguồn nước luôn bị ô nhiễm, giá thức ăn cao, sản phẩm đầu ra chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá tiêu thụ đứng ở mức thấp, hiệu quả thấp. Sản lượng ước đạt 58 tấn, trong đó nuôi lồng bè nước mặn đạt 42 tấn (23 tấn cá bóp, 19 tấn cá mú), chủ yếu nuôi ở vùng biển huyện Phú Quý (giảm 4 tấn so với cùng kỳ năm trước).

Sản xuất tôm giống ổn định, công tác kiểm dịch xét nghiệm mẫu được duy trì thường xuyên. Sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ trong tháng ước đạt 1.065 triệu con; luỹ kế 4 tháng đạt 3.582 triệu con (tăng 6,9% so cùng kỳ năm trước). Phần lớn giống thả nuôi được sử dụng của các cơ sở lớn như: Việt Úc, UP, CP, Nam Miền Trung, giá bán đang đứng ở mức từ 45-80 đồng/con (tương đương như năm trước).

Trong tháng, một số vùng nuôi có hiện tượng tôm chết trong ao nhưng chưa xuất hiện dịch bệnh trên các khu vực nuôi. Các dự án nuôi tôm công nghiệp tiếp tục đầu tư, nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tôm phát triển ổn định.

II. Công nghiệp; Đầu tư phát triển:

1. Công nghiệp:

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4/2014 so với tháng trước ước đạt 104,17% (tăng 4,17%). Nếu tính chung 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ là 103,9% (tăng 3,9% so với 4 tháng năm trước).

Tính theo giá so sánh 2010, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4/2014 đạt 1.466,8 tỷ đồng; luỹ kế 4 tháng đạt 5.654,9 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp khai khoáng đạt 215,3 tỷ đồng (tăng 6,9%); công nghiệp chế biến chế tạo đạt 3.250,3 tỷ đồng (tăng 5,5%); sản xuất và phân phối điện đạt 1.870,6 tỷ đồng (tăng 8,7%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 48,7 tỷ đồng (tăng 7,2%).

Các sản phẩm tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước là: khai thác cát xây dựng (giảm 3,4% so với 4 tháng năm 2014), đá xây dựng (tăng 2,8%), gạch nung (giảm 10,5%), thủy sản đông lạnh (tăng 4,0%), thủy sản khô (tăng 2,7%), nước mắm (giảm 1,2%), hạt điều nhân (tăng 0,2%), đường (giảm 4,6%), nước uống đóng chai (giảm 2,9%), nước đá (tăng 2,9%), nước máy sản xuất (tăng 1,5%), muối hạt (giảm 12,5%), hàng may mặc (tăng 24,9%), điện sản xuất (tăng 8,3%).

Tình hình sản xuất của các Điện 4 tháng đầu năm 2014:

- Thủy điện Đami – Hàm Thuận trong  sản xuất ước đạt 441 triệu KWh (giảm 10,2% so cùng kỳ năm trước)

- Công ty Thủy điện Đại Ninh trong sản xuất ước đạt 306 triệu KWh (tăng 52,9%)

- Nhà máy thủy điện Bắc Bình ước đạt 24 triệu KWh (tăng 14,1%)

- Nhà máy Phong điện tạm dừng hoạt động để bảo trì.

Nhìn chung sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm giữ ổn định. Khai thác đá xây dựng tăng khá do thi công mở rộng Quốc lộ 1A; hàng may mặc tăng khá (tăng 24,9% so với 4 tháng năm trước); hàng thuỷ sản đông; hàng đồ gỗ tiếp tục giữ ổn định; các mặt hàng công nghiệp chế biến khác biến động tăng (hoặc giảm) với mức thấp. Tuy vậy có 02 sản phẩm giảm sút khá lớn so với cùng kỳ là : muối hạt giảm sút (giảm 12,5% so với 4 tháng năm trước) và gạch nung (giảm 10,5%).

2. Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện tháng 4/2014 ước đạt 124,2 tỷ đồng. Luỹ kế 4 tháng đạt 426,2 tỷ đồng, đạt 38,8% KH năm; trong đó: Vốn cân đối ngân sách cấp tỉnh đạt 362,7 tỷ đồng (đạt 45,8% KH); Vốn cân đối ngân sách cấp huyện đạt  52,1 tỷ đồng (đạt 18,3% KH); Vốn cân đối ngân sách cấp xã đạt 11,3 tỳ đồng (đạt 54% KH).

Các công trình trọng điểm được triển khai khá tích cực. Một số công trình trọng điểm đến cuối quý 1/2014 thực hiện như sau:

* Dự án đường Lê Duẩn:

Đã lập xong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, đang hoàn tất thủ tục hồ sơ để đấu thầu thi công trong tháng 4/ 2014.

* Dự án đường Hùng Vương: (đoạn từ vòng xoay đường Tôn Đức Thắng đến giáp đường 706B):

+ Đoạn 1: Đã thi công nền đường 380m/889 m; cấp phối đá dăm được 580m; thảm bê tông nhựa, vỉa hè, cây xanh hoàn chỉnh được 250 m, lắp tạm hệ thống chiếu sáng được 12 trụ điện. Lũy kế giá trị thực hiện đến nay: 12,0 tỷ đồng. Về tiến độ đền bù giải tỏa: còn lại khoảng 500m còn vướng 45 hộ: đã kiểm kê 43/45 hộ, xét tính pháp lý 22/43 hộ, trong đó: 09 hộ đã có quyết định bồi thường chi tiết, 04 hộ đang áp giá, 09 hộ chờ điều chỉnh quyết định thu hồi đất.

+ Đoạn 2: Đang thực hiện công tác đền bù giải tỏa. Đã lập hồ sơ áp giá 51/52 hộ; đoạn này cơ bản các hộ đã bàn giao mặt bằng. Hiện còn 03 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng. Đã thi công 250m/420m nền đường hạ.

+ Đoạn 3: Đang hoàn tất thủ tục hồ sơ tiếp theo để đấu thầu thi công công trình trong tháng 4/2014 (Đã lập xong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, đang thẩm tra).

+ Cầu Hùng Vương: đang triển khai thi công, lũy kế giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay 26,5 tỷ đồng, giải ngân 19,7 tỷ đồng. Đền bù giải tỏa, tái định cư: Đã tiến hành kiểm kê xong 23/23 hộ xét tính pháp lý và áp giá 23/23 hộ.

*  Dự án đường quốc lộ 55:

Dự án có 11 gói thầu xây lắp, đã thi công hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng xong gói thầu số 1, 2; 05 gói thầu đang triển khai thi công. Giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 756 tỷ đồng, giải ngân 680 tỷ đồng. Khó khăn hiện nay là còn vướng đền bù giải tỏa đoạn tuyến qua khu vực Hàm Tân, Tánh Linh.

* Dự án kè chống xói lở bảo vệ bờ biển đảo Phú Quý (Kè giai đoạn 2):

Dự án đang triển khai thi công gói thầu số 4; giá trị khối lượng thực hiện đến nay đạt 137,27 tỷ đồng, đạt 70% giá trị gói thầu.

* Dự án cấp nước Trung tâm điện lực Vĩnh Tân:

Công trình đang triển khai thi công, lũy kế giá trị thực hiện đến nay khoảng 80,23 tỷ đồng, giải ngân 50 tỷ đồng. Khó khăn hiện nay là công trình chưa được trung ương bố trí vốn năm 2014.

* Dự án kênh tiếp nước Biển Lạc- Hàm Tân:

Công trình đang triển khai thi công, lũy kế giá trị thực hiện đến nay đạt 190,4 tỷ đồng, giải ngân 163,8 tỷ đồng; công trình đã thực hiện xong công tác đền bù giải tỏa.

* Dự án Khu công nghiệp Sông Bình:

Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, giao đất; đã triển khai thi công san lấp mặt bằng khu công nghiệp được 270ha, hoàn thành hạng mục sỏi đỏ tuyến D1 với tổng chiều dài 1.878m, tuyến đường dẫn vào khu công nghiệp 691m.

* Dự án sân bay Phan Thiết:

Đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, hiện nay đã kiểm kê được 03 tổ chức (đất do UBND xã Thiện Nghiệp quản lý, đất do Phân viện nghiên cứu khoa học Nam Bộ quản lý và đất do Công ty TNHH thương mại Rôcô quản lý) và 41 hộ/68 hộ, xét tính pháp lý được 11 hộ.

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A, đến nay tỉnh đã bàn giao cột mốc của tổng chiều dài 169,38 km quốc lộ 1A (đoạn qua Bình Thuận) cho chủ đầu tư (đạt 100% kế hoạch đề ra); bàn giao 342,28 ha/342,28 ha đất phải thu hồi theo yêu cầu của dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn qua Bình Thuận. Đã có 5.334/7.542 hộ bị ảnh hưởng khi giải phóng mặt bằng được phê duyệt phương án bồi thường (đạt hơn 70% so yêu cầu). Toàn bộ 628 trường hợp hộ dân thuộc diện tái định cư tập trung đã được bố trí vào 5 khu tái định cư; có 781 trường hợp buộc tháo dỡ đã thực hiện xong. Đến nay chỉ còn 3 trường hợp chưa tháo dỡ nhà cửa do chưa thống nhất giá bồi thường, vướng mắc về tái định cư.

Về đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư :

Trong gàn 4 tháng (đến ngày 11/4/ 2014) đã cấp đăng ký mới cho 151 doanh nghiệp và 17 chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp đăng ký thay đổi 246 trường hợp; thông báo giải thể 44 doanh nghiệp; thông báo vi phạm 52 doanh nghiệp; ban hành quyết định thu hồi 41 doanh nghiệp do vi phạm Luật doanh nghiệp; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh 28 doanh nghiệp. Đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 12 dự án; cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 14 dự án với tổng vốn đăng ký thực hiện tăng 725 tỷ đồng; trong đó có 01 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 56 tỷ đồng; đã ra quyết định thu hồi 11 dự án.

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả :

Tổng mức bán lẻ trong tháng 04/2014 ước đạt 1.752,7 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng đạt 7.341 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó kinh tế nhà nước đạt 222,3 tỷ đồng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.118,8 tỷ đồng tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng đã tổ chức Hội chợ triển lãm Công thương vùng kinh tế Đông Nam bộ (tại TP Phan Thiết) nhằm thúc đẩy giao thương quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường giữa các tỉnh. Trong dịp này các doanh nghiệp có cơ hội thiết lập kênh phân phối tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2014 100,16% (tăng 0,16% so với tháng trước). So với tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng là 101,96% (sau 4 tháng tăng 1,96%). Nhìn chung so với đầu năm, hầu hết các nhóm hàng đều tăng, song tăng ở mức thấp trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị đồ dùng gia đình; giao thông tăng cao hơn so với mức tăng chung (tăng trên 2 % so với tháng 12/2013). Nếu so với cùng kỳ năm trước (sau 1 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 105,64% (tăng 5,64%); trong đó nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép, nhà ở và vật liệu xây dựng cao hơn mức tăng chung. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép là nhóm tăng cao nhất (tăng 9,26%).

Công tác Quản lý thị trường được tiếp tục tăng cường như chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Trong tháng 3/2014, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra kiểm soát 185 vụ, phát hiện và xử lý 105 vụ vi phạm; trong đó: vi phạm về hàng cấm 36 vụ, vi phạm về hàng nhập lậu 1 vụ; vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng 2 vụ; vi phạm trong kinh doanh 18 vụ; vi phạm về an toàn thực phẩm 37 vụ, đã xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách Nhà nước trên 513 triệu đồng.

2. Du lịch: 

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Mặc dù còn hơn 1 tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nhưng tại các Resort khu du lịch Hàm Tiến -Mũi Né khách đã đăng ký hết phòng. Để đảm bảo phục vụ tốt cho du khách có một kỳ nghỉ hè ấn tượng tại phố biển, các cơ sở du lịch có những bước chuẩn bị khá kỹ. Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông ở các khu, tuyến, điểm du lịch được tiếp tục tăng cường chú ý nhằm tạo được ấn tượng tốt cho du khách.

Trong tháng 3/2014 Khách quốc tế đến Bình Thuận có 104 nước, khu vực; trong đó du khách Nga, Trung Quốc, Đức đến tham quan du lịch chiếm đa số. Dự ước tháng 4/2014 lượt khách đến nghỉ dưỡng, du lịch tại Bình Thuận đạt 309 ngàn lượt khách với 423,7 ngàn ngày khách. Lũy kế 4 tháng có 1.266,7 ngàn lượt khách đến (tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước) với 1.875,6 ngàn ngày khách (tăng 8,4%); doanh thu du lịch đạt 2.347 tỷ đồng (tăng 16,6%). Khách du lịch theo tour đạt 4.356 lượt khách (tăng 4,9%) với 27.650 ngày khách (tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước).

3. Xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2014 ước đạt 22,7 triệu USD; lũy kế 4 tháng đạt 78 triệu USD, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 28,6 triệu USD (tăng 13% so với cùng kỳ năm trước), hàng nông sản đạt 6,5 triệu USD (giảm 44,3%), hàng hoá khác 42,9 triệu USD (tăng 15,6%); với một số mặt hàng chủ yếu: hải sản đông 3.662 tấn; hải sản khô 481 tấn; nhân hạt điều 78 tấn; quả thanh long 4.577 tấn; cao su 199 tấn.

Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 4 tháng dự ước đạt 68,1 triệu USD (chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh). Phân theo nước, vùng lãnh thổ cho kết quả sau:

- Kim ngạch xuất khẩu thị trường Châu Á đạt 47,5 triệu USD (giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 69,7% trong kim ngạch xuất khẩu trực tiếp; trong đó:

+ Thị trường Đông Á đạt 43,3 triệu USD (tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước); trong đó thị trường Nhật Bản đạt 29,1 triệu USD (tăng 10,7% so với cùng kỳ), chủ yếu tăng ở mặt hàng bạch tuộc, hải sản tươi đông lạnh, áo jacket, áo jumper, giấy tự dính; thị trường Hàn Quốc đạt 10,4 triệu USD (tăng 66,4% so với cùng kỳ), tăng chủ yếu ở mặt hàng chả cá, mực ống, mực khô, giấy tự dính.

+ Thị trường Đông Nam Á đạt 2,4 triệu USD (giảm 49,3% so với cùng kỳ năm trước); trong đó thị trường Singapore giảm 37,3% so với cùng kỳ năm trước (giảm chủ yếu ở mặt hàng cá cơm khô, cá  khác tươi, đồ dùng bằng gỗ), thị trường Malaixia giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước (giảm chủ yếu ở mặt hàng thanh long, cá tra Filê đông lạnh, hàng nông sản khác).

+ Thị trường Tây Á đạt 1,7 triệu USD (giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: thị trường Thổ Nhĩ Kỳ giảm 26,3% (giảm chủ yếu ở mặt hàng giấy tự dính), thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất giảm 54,5% (giảm chủ yếu ở mặt hàng giấy tự dính).

- Kim ngạch xuất khẩu thị trường Châu Âu đạt 14 triệu USD (giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, trong đó:

+ Thị trường Tây Âu đạt 8,4 triệu USD (giảm 0,5% so cùng kỳ năm trước); trong đó thị trường Đức đạt 2,5 triệu USD (giảm 12,6%) giảm chủ yếu ở các mặt hàng giấy tự dính, thép lá cán nguội); thị trường Pháp đạt 2,7 triệu USD (giảm 4,3%), giảm chủ yếu ở các mặt hàng bạch tuộc, cồi điệp, giấy tự dính.

+ Thị trường Nam Âu đạt 3,6 triệu USD (giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu giảm ở thị trường Bồ Đào Nha (giảm mặt hàng thép lá cán nguội).

+ Thị trường Bắc Âu đạt 2,1 triệu USD (giảm 41,5% so với cùng kỳ năm trước), giảm chủ yếu ở thị trường Anh (giảm mặt hàng giấy tự dính, đồ dùng bằng gỗ, tôm tươi khác).

- Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ đạt 5,6 triệu USD (tăng 67,6% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 8,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp. Chủ yếu ở thị trường Bắc Mỹ (tăng chủ yếu ở mặt hàng quả thanh long, đồ dùng bằng gỗ, hải sản đóng hộp).

Ủy thác xuất khẩu đạt 9,9 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước; Tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc và gạo.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch 4 tháng ước đạt 47,4 triệu USD; tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Nhập khẩu tháng 4/2014 ước đạt 11 triệu USD; lũy kế 4 tháng đạt 39,4 triệu USD, giảm 6,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đạt 32,7 triệu USD (tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước).

Nhìn chung qua 4 tháng, xuất khẩu hàng thủy sản khá ổn định, trong đó mặt hàng mực chiếm tỷ trọng lớn; xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do các mặt hàng nhân hạt điều, quả thanh long, cao su đều giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Một số hàng hóa khác như: sản phẩm may mặc, đồ gỗ duy trì được thị trường tiêu thụ, xuất khẩu tăng khá đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu chung giữ được ổn định và tăng hơn cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng quả thanh long duy trì ở mức giá cao, song lượng hàng xuất khẩu đạt thấp so với cùng kỳ năm trước (lượng hàng xuất khẩu 4 tháng năm 2014 chỉ bằng 35,8%; giá trị xuất bằng 52,4% so với cùng kỳ năm trước).

4. Giao thông vận tải:

Vận tải hàng hoá ổn định, ước tính khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ tháng 4/2014 đạt 42,5 triệu tấnkm, lũy kế 4 tháng đạt 165,6 triệu tấnkm (tăng 10 % so với cùng kỳ năm trước); vận chuyển hàng hoá đường thủy tháng 4/2014 đạt 506 ngàn tấnkm, lũy kế 4 tháng đạt 1.950 ngàn tấnkm (tăng 11,4%); luân chuyển hành khách đường bộ tháng 4/2014 đạt 76,1 triệu lượt ngườikm, lũy kế 4 tháng đạt 293 triệu lượt ngườikm (tăng 8,9%), luân chuyển hành khách đường thuỷ tháng 4/2014 đạt 486 ngàn lượt ngườikm, lũy kế 4 tháng đạt 1.895 ngàn lượt ngườikm (tăng 17,7%).

Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ luôn được duy trì thường xuyên. Trong quý 1/2014, số vụ tai nạn giao thông xảy ra 189 vụ (so với cùng kỳ năm trước giảm 109 vụ); gây thương tích 169 người (so với cùng kỳ năm trước giảm 110 người); gây chết 55 người (so với cùng kỳ giảm 36 người).

IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng:

1. Thu ngân sách:

Thu ngân sách tháng 4/2014 ước đạt 570 tỷ đồng ; luỹ kế 4 tháng đạt 2.165,7 tỷ đồng, đạt 33,5 % so dự toán Tỉnh giao, tăng 12% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:

- Thu nội địa: 1.223,49 tỷ đồng, đạt 31,9% dự toán năm, tăng 13,1% so cùng kỳ năm trước; bao gồm:

 + Thu thuế, phí và thu khác ngân sách 1.150,4 tỷ đồng, đạt 33,8% dự toán năm, tăng 12,7% so cùng kỳ năm trước

+ Thu tiền sử dụng đất: 73 tỷ đồng, đạt 17% dự toán năm, tăng 20% so cùng kỳ năm trước

- Thu từ dầu thô: 875,6 tỷ đồng, đạt 33,7% dự toán năm, tăng 19,8% so cùng kỳ năm trước

- Thu từ xuất nhập khẩu: 66,6 tỷ đồng, đạt 222% dự toán năm, giảm 45% so cùng kỳ năm trước;

Qua kết quả thu cho thấy :

+ Có 04/15 loại thu nội địa đạt trên mức bình quân chung thu thuế, phí, thu khác của ngân sách (đạt 33,8% so dự toán năm) và tăng hơn so với cùng kỳ là: Thu DNNN Địa phương, Thu sử dụng đất nông nghiệp, Thu khác ngân sách, Thu từ xổ số kiến thiết.

+ Có 01/15 loại thu nội địa đạt trên mức bình quân chung thu thuế, phí, thu khác của ngân sách nhưng thấp thua so với cùng kỳ là: Thuế thu nhập cá nhân

Có 10/15 loại thu nội địa đạt dưới mức bình quân chung, trong đó có 7/10 loại thu có tăng so cùng kỳ năm trước là: Thu DNNN trung ương, Thu DN có vốn đầu tư nước ngoài, Thu ngoài quốc doanh, Tiền thuê mặt đất, mặt nước, Thuế bảo vệ môi trường, Lệ phí trước bạ, Các loại phí, lệ phí.

Phân theo địa bàn cho thấy:

- Khối huyện, thị xã, thành phố thu 4 tháng đạt 617,4 tỷ đồng, đạt 30,9% dự toán, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó:

+ Có 04/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách đạt trên mức bình quân chung khối huyện (30,9%) và tăng trưởng so với cùng kỳ là : Hàm Thuận Bắc (đạt 38,6% dự toán, tăng 40,2% so cùng kỳ); Hàm Thuận Nam (đạt 37,2% dự toán, tăng 26% so cùng kỳ); La Gi (đạt 32,6% dự toán, tăng 1,5% so cùng kỳ); Đức Linh (đạt 33,7% dự toán, tăng 46,4% so cùng kỳ).

+ Có 01/10 đơn vị thu ngân sách đạt trên mức bình quân chung khối huyện, nhưng giảm so với cùng kỳ (Phú Quý)

+ Có 05/10 đơn vị thu ngân sách thu đạt dưới mức bình quân chung (Phan Thiết, Bắc Bình, Hàm Tân, Tánh Linh, Tuy Phong), trong đó có 02 đơn vị tăng so cùng kỳ (Tuy Phong, Tánh Linh).

- Khối Sở, Ngành cấp Tỉnh: thu 1.548,3 tỷ đồng, đạt 34,7% dự toán, tăng 14,2% so cùng kỳ.

Nhìn chung trong những tháng qua ngành Thuế đã có nhiều cố gắng tập trung cho công tác quản lý thuế; khai thác nguồn thu mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu; xử lý nợ đọng thuế có hiệu quả; đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ đất, quản lý kê khai thuế qua mạng Internet, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế.

2. Hoạt động tín dụng:

Đến 31/3/2014, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đạt 16.791 tỷ đồng, tăng 6,76% so với đầu năm. Trong đó: tiền gửi tiết kiệm chiếm 84,02%; tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 14,45% và tiền gửi khác chiếm 1,53% nguồn vốn huy động toàn địa bàn.

Mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm dần, tạo đà thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng. Đến 31/3/2014, Tổng dư nợ cho vay đạt 18.677 tỷ đồng, tăng 1,09% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam đạt 17.565 tỷ đồng (chiếm 94,05% tổng dư nợ); dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 10.504 tỷ đồng (chiếm 56,24% tổng dư nợ). Nợ xấu chiếm 1,58% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó: dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 601 tỷ đồng (chiếm 3,22% tổng dư nợ toàn địa bàn); dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 4.871 tỷ đồng (chiếm 26,08% tổng dư nợ toàn địa bàn); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 5.362 tỷ đồng (chiếm 28,71% tổng dư nợ toàn địa bàn). 

Cho vay các đối tượng chính sách Nhà nước cũng tiếp tục được quan tâm: dư nợ cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển đạt 475 tỷ đồng, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách theo 10 chương trình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 1.603 tỷ đồng.

Cùng với các biện pháp trên, các TCTD cũng đã quan tâm cơ cấu lại kỳ hạn nợ, tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng. Trong 03 tháng đầu năm 2014, các TCTD trên địa bàn đã gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 159 khách hàng với dư nợ đạt 1.238 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất các hợp đồng tín dụng cũ về mức lãi suất hiện hành của đơn vị đạt 4.164 tỷ đồng/9.371 khách hàng; dư nợ cho vay mới mức lãi suất trần 9%/năm đạt 5.371 tỷ đồng, chiếm 28,76% tổng dư nợ; dư nợ cho vay với mức lãi suất từ 9-12%/năm đạt 7.638 tỷ đồng, chiếm 39,45% tổng dư nợ; dư nợ cho vay với mức lãi suất từ 12-15%/năm đạt 3.743 tỷ đồng, chiếm 20,05% tổng dư nợ; dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm đạt 335 tỷ đồng, chiếm 1,79% tổng dư nợ.

Ước đến 30/4/2014: huy động vốn đạt khoảng 16.985 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 18.843 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. 

Mạng lưới ATM và POS tiếp tục phát triển nhanh. Đến nay, trên địa bàn có 132 máy ATM (tăng  04 máy so với cuối năm 2013) và 744 máy POS (tăng 63 máy so với cuối năm 2013) và được kết nối liên thông các ngân hàng với nhau. Chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng được tăng lên, các dịch vụ ngân hàng hiện đại được triển khai thực hiện đem lại nhiều tiện ích cho người dân, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (như trả lương qua tài khoản, thanh toán hàng hóa dịch vụ qua POS…) trên địa bàn phát triển.

Thị trường ngoại tệ và vàng nhìn chung ổn định, không có biến động nhiều. Tỷ giá niêm yết tại các Ngân hàng thương mại cũng biến động theo xu hướng của tỷ giá liên ngân hàng và thấp hơn mức trần cho phép.

Nhìn chung hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn ổn định, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đã triển khai thực hiện kịp thời chính sách tín dụng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; tiếp tục mở rộng tín dụng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận vay vốn ngân hàng, nhất là các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và DNNVV) với mức lãi suất cho vay giảm dần. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển sâu rộng, hỗ trợ tích cực cho việc trả lương qua tài khoản.

Tuy vậy nợ xấu đang có xu hướng gia tăng (cuối năm 2012 nợ xấu chiếm tỷ trọng 0,88% tổng dư nợ; cuối năm 2013 chiếm 1,45%, cuối tháng 03/2014 nợ xấu chiếm 1,58% tổng dư nợ) do một số doanh nghiệp sau khi được cơ cấu lại nợ nhưng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu phát sinh. Việc xử lý tài sản thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ liên quan đến thi hành án của một số TCTD còn gặp khó khăn, tiến độ chậm.

V. Văn hóa, Thể thao;  Y tế, Xã hội:

1. Văn hóa, Thể thao :

Hoạt động tuyên truyền, cổ động trong tháng được tiếp tục triển khai với những chủ đề: Kỷ niệm ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3); ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch); 79 năm ngày truyền thống lực lượng Dân Quân tự vệ (28/3); kỷ niệm 39 năm ngày giải phóng quê hương Bình Thuận: "Thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sỹ"; ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); ngày Quốc tế Lao động (1/5); 68 năm ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 -27/3/2013); Giờ trái đất và Tuần lễ quốc gia vệ sinh an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ với 3.540 giờ phát thanh, 3.689 m2 panô, 3.910 m băng rôn, 3.000 m2 phướn khẩu hiệu, 2.100 lượt cờ các loại. Tham gia trưng bày ảnh trong Lễ hội Văn hóa miền Đông 2014 tại Đà Lạt. Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện 06 buổi văn nghệ tuyên truyền về an toàn giao thông với kịch bản “Cho đường phố bình yên” tại huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam.

                  Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng duy trì đều. Đã tham gia Liên hoan "Múa quốc tế 2014" tại Festival Huế.

                  Hoạt động Thư viện tỉnh: : Cấp mới 160 thẻ bạn đọc (thiếu nhi 71 thẻ), phục vụ 8.042 lượt bạn đọc (thiếu nhi 1.220 lượt), luân chuyển 37.456 lượt tài liệu (thiếu nhi 16.420 lượt). 

                  Hoạt động bảo tồn, bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận trong tháng đã đón và phục vụ 255 đoàn, với 28.016 lượt người, trong đó có 61 lượt khách nước ngoài. Kiểm tra, sưu tầm, trao đổi và tiếp nhận 20 hiện vật tại xã Phan Lâm, Phan Sơn (Bắc Bình), thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) và xã Hàm Phú (Hàm Thuận Bắc).

                  Ban Quản lý di tích tháp Pô Sah Inư đã đón 4.236 lượt khách, trong đó 950 khách nước ngoài. Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận đón 177 lượt khách tham quan, trong đó có 10 lượt khách nước ngoài; sưu tầm, trao đổi 07 hiện vật.

                  Nhìn chung hoạt động thể thao duy trì tổ chức tốt, an toàn. Các giải thường niên ở các địa phương trong tỉnh đã trở thành truyền thống thu hút đông đảo du khách tham gia. Đã tổ chức khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ VII (ngày 19/4/2014) tại TP Phan Thiết

2. Y tế :

Ngành Y tế tiếp tục triển khai đẩy mạnh các hoạt động chương trình y tế Quốc gia. Trong tháng công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được giám sát chặt chẽ nhất là các bệnh truyền nhiễm như: Sởi, cúm A H1N1, H5N1, H7N9, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tay chân miệng... 

Số cas mắc sốt xuất huyết trong tháng 35 cas (giảm 2,8% so với tháng trước), luỹ kế 4 tháng: 140 cas, tăng 4,4% so với cùng kỳ, không có tử vong; số cas mắc tay chân miệng trong tháng 48 cas (tăng gấp 2,7 lần so với tháng trước), luỹ kế 4 tháng: 83 cas (tăng 27,6% so với cùng kỳ), không có tử vong; số cas mắc sốt rét trong tháng: 30 cas (giảm 37,5% so với tháng trước), không có cas mắc sốt rét ác tính, không có trường hợp tử vong; số cas mắc Sởi 4 tháng có 05 cas (cùng kỳ năm trước: 01 cas).

Đã khám 788 lượt phát hiện bệnh phong và 17 bệnh nhân hiện mắc bệnh phong, số bệnh nhân phát hiện mới 01, số đang quản lý: 528 bệnh nhân; khám 2.201 lượt bệnh lao, số bệnh nhân thu dung điều trị: 153, số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới: 83.

Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng: 23 cas (tích lũy: 4.410 cas), số chuyển AIDS mới: 8 cas (tích lũy: 1.037 cas); tử vong mới: 1 cas (tích lũy: 407 cas).

Trong tháng đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm làm 03 người mắc do ăn cá nóc tại Phường Đức Long – TP. Phan Thiết, không có trường hợp tử vong.

      3. Giáo dục :

Trong tháng đã tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh; kết quả có 436 học sinh đạt giải, cụ thể:

      - Giải nhất:                                10 học sinh;

      - Giải nhì:                                  70 học sinh;

      - Giải ba:                                   356 học sinh.

      Tổ chức đưa đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh tham gia Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp khu vực (tại Kom Tum) và Olympic các trường chuyên phía Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh), kết quả đạt được như sau:

      - Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp khu vực (tại Kon Tum) có 04 học sinh đạt giải, cụ thể:

      + Giải Ba:                                 03 học sinh;

      + Giải khuyến khích:      01 học sinh.

- Kỳ thi Olympic các trường Chuyên phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có 44 học sinh đạt Huy chương, cụ thể:

+ Huy chương Vàng:           15 học sinh;

+ Huy chương Bạc: 21 học sinh;

+ Huy chương Đồng:           08 học sinh (trong đó có 01 học sinh của trường THPT Hùng Vương);

4. Lao động  Xã hội, Chính sách :

Trong tháng Ngành Thương binh - Lao động và Xã hội đã cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm 9 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 01 lao động. Tiếp nhận 641 người đăng ký thất nghiệp; tiếp nhận 636 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; ban hành quyết định cho 356 người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuyển sinh đào tạo nghề cho 664 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 158 người. Tham mưu UBND tỉnh cấp BHYT cho người nghèo 30 trường hợp, cấp BHYT cho người cận nghèo 4.728 trường hợp và cấp BHYT cho người cận nghèo mới thoát nghèo 345 trường hợp. Xây dựng mới 8 nhà tình thương với tổng trị giá là 115 triệu đồng.

CTK




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/