TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 năm 2018

Trong 9 tháng năm 2018 các loại cây lâu năm phát triển khá ổn định, tổng diện tích trồng cây lâu năm 9 tháng năm 2018 đạt 107.358,1 ha, tăng 4,06% so với cùng kỳ. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng trưởng khá cao (tăng 14,29% so với cùng kỳ năm 2017). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2018 ước đạt 4.449,4 tỷ đồng, tăng 1,61% so tháng trước và tăng 8,61% so tháng cùng kỳ năm trước...

I. Nông - Lâm - Thuỷ sản

1. Trồng trọt

* Cây hàng năm:

Sản xuất vụ Đông Xuân thời tiết tương đối thuận lợi, đảm bảo nguồn nước sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 47.818 ha, tăng 2,56% so cùng kỳ năm trước; sản lượng lương thực đạt 268.274 tấn, tăng 19.904 tấn so vụ Đông Xuân năm trước.

Sản xuất vụ Hè Thu, do mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp, một số nơi xuất hiện nắng hạn cục bộ nên diện tích gieo trồng cây ngắn ngày vụ đạt 64.935 ha, bằng 91,68% so cùng kỳ năm trước; sản lượng lương thực đạt 276.583 tấn, giảm 34.466 tấn so cùng kỳ năm trước.

Vụ Mùa triển khai trong điều kiện mưa lũ ở các huyện phía Nam và nắng hạn cục bộ ở một số khu vực phía Bắc; một số khu vực chủ động nguồn nước đã triển khai sản xuất vụ Mùa, tính đến ngày 15/9/2018 diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 28.486 ha đạt 51,1% kế hoạch vụ và giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cây lúa đã xuống giống được 19.442 ha đạt 50,1% kế hoạch vụ và giảm 35,7% so với cùng kỳ năm trước; bắp 2.452,3 ha đạt 40,87% so với kế hoạch vụ, giảm 29,9% so với cùng kỳ.

Phát huy hiệu quả sử dụng đất và tiết kiệm nguồn nước tưới, trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 1.929 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn. Chương trình xã hội hoá giống lúa được chú trọng triển khai; toàn tỉnh đã thực hiện 1.119 ha giống lúa xác nhận, tỷ lệ giống lúa xác nhận trên địa bàn tỉnh tăng lên 79%.

* Cây lâu năm:

Trong 9 tháng năm 2018 các loại cây lâu năm phát triển khá ổn định. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ, giá sản phẩm đầu ra một số cây như cao su, tiêu ở mức thấp đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất và phát triển diện tích cây lâu năm.

Tổng diện tích trồng cây lâu năm 9 tháng năm 2018 đạt 107.358,1 ha, tăng 4,06% so với cùng kỳ (+4.192,7 ha), trong đó: diện tích cây công nghiệp lâu năm 64.947,1 ha tăng 2,52% so với cùng kỳ (+ 1.596,5 ha); cây ăn quả lâu năm đạt 40.761,1 ha tăng 6,59% so với cùng kỳ (+ 2.519,8 ha); cây lâu năm khác còn lại 1.676,9 ha tăng 4,77% so với cùng kỳ (+76,4 ha).

- Thanh long: Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 15/9/2018 ước đạt 29.132,5 ha, tăng 5,89% so với cùng kỳ (+1.619,2 ha). Do giá thanh long từ đầu năm đến nay khá ổn định khuyến khích nhà vườn đầu tư phát triển diện tích; Tuy Phong (+ 81 ha), Bắc Bình (+ 1.136 ha), Hàm Thuận Nam (+ 89 ha), Hàm Tân (+ 245 ha),... Sản lượng thanh long dự ước 9 tháng năm 2018 đạt 389.450,1 tấn tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm 9 tháng năm 2018 toàn tỉnh có 9.859 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP, tăng 14,3% so với cùng kỳ.

- Cây điều: Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 15/9/2018 ước đạt 17.552,4 ha, tăng 3,98% so với cùng kỳ (+ 672,6 ha). Sản lượng ước đạt 10.663,9 tấn tăng 12,61% so với cùng kỳ, do năm nay tình hình thời tiết khá thuận lợi so với cùng kỳ năm ngoái bị mất mùa.

- Cao su: Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 15/9/2018 ước đạt 43.368,7 ha tăng 1,58% so với cùng kỳ (diện tích tăng chủ yếu ở Tánh Linh 707 ha). Sản lượng thu hoạch ước đạt 12.473,6 tấn tăng 2,4% so với cùng kỳ. Hiện giá mủ cao su chưa có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích dự kiến trong thời gian đến tăng chậm.

- Cây tiêu: đang trong giai đoạn bón phân, làm bồn cho vụ thu hoạch tiếp theo. Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 15/9/2018 ước đạt 1.775,8 ha, tăng 8,7 % so với cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu ở Tánh Linh (+ 114 ha), Đức Linh (+ 13,5 ha), Hàm Tân (+ 2 ha). Sản lượng thu hoạch ước đạt 1.796,6 tấn tăng 0,93% so với cùng kỳ.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể,…

* Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:

Dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát; tiếp tục duy trì công tác phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên cây thanh long hiện nay là 6.412 ha tăng 1.712 ha so cùng kỳ, chủ yếu là nhiễm nhẹ; các đối tượng khác gây hại với mật số thấp. Ngoài ra, có 1.556 ha cây tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm; trong thời gian gần đây, xuất hiện bệnh khảm lá trên cây mì (42,5 ha). Để hướng dẫn nông dân phòng, chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu và bệnh khảm lá mì, ngành nông nghiệp của tỉnh đã tổ chức 02 cuộc tọa đàm với nông dân để giải đáp thắc mắc và phổ biến quy trình quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu; tổ chức 01 lớp tập huấn quy trình quản lý bệnh khảm lá mì và làm việc trực tiếp với các địa phương có diện tích mì nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy diện tích mì bị bệnh khảm lá, đến nay đã tiêu hủy được 8 ha tại huyện Bắc Bình. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất kích thích, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng được ngành chức năng tăng cường.

* Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất:

Đã tập tập trung triển khai các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước hiện có. Trong 9 tháng năm 2018, diện tích tưới lúa, hoa màu thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 63.358 ha/KH 66.136 ha đạt 95,8% KH (vụ Đông Xuân 32.342 ha/KH 32.826 ha, vụ Hè thu 31.016 ha/KH 33.310 ha); diện tích tưới cây Thanh long và các loại cây trồng khác là 18.028 ha/ KH 18.028 ha (đạt 100%). Công tác theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, sự cố, gió mạnh trên biển, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được tăng cường.

Tình hình nguồn nước, đến ngày 13/9/2018, dung tích hữu ích hiện tại trên hồ đập của tỉnh còn 100 triệu m3/ 259 m3 (38,7%), thấp hơn 51 triệu m3 so với cùng kỳ; Hồ chứa Đại Ninh 16 triệu m3/ 251 ms (6,4%), thấp hơn 206 triệu m3 so với cùng kỳ; Hàm thuận - Đa mi: 488 triệu m3/ 522 m3 (93,3%), cao hơn 218 triệu m3 so với cùng kỳ.

2. Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Tại thời điểm 15/9/2018, số lượng gia súc, gia cầm toàn tỉnh như sau:

- Đàn trâu, bò: Có 8.950 con trâu, tăng 0,04% so với cùng kỳ; đàn bò 164.989 con, tăng 1,53% so với cùng kỳ. Chăn nuôi bò tiếp tục duy trì và phát triển, tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông thôn.

- Đàn lợn: Có 257 ngàn con tăng 4,93% so với cùng kỳ. Đàn lợn của tỉnh được phục hồi do giá thịt lợn hơi trên thị trường tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, hiện nhiều đơn vị chăn nuôi tập trung mở rộng phát triển tổng đàn. So với cùng kỳ đã phát triển thêm 02 doanh nghiệp và 04 trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn 36.600 con tập trung ở Hàm Thuận Nam (02 doanh nghiệp, 02 trang trại) và Hàm Tân (02 trang trại).

- Đàn gia cầm: Đàn gia cầm phát triển khá thuận lợi. Toàn tỉnh có 3.039,8 ngàn con tăng 3,3% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng do giá đầu ra các loại gia cầm ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, tạo điều kiện khuyến khích người chăn nuôi mở rộng phát triển tổng đàn; một phần do các trang trại nuôi gà và chim cút đang đầu tư mới ở Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc (01 trang trại gà với quy mô 80 ngàn con và 04 trang trại chim cút với quy mô 120 ngàn con).

* Công tác phòng, chống dịch:

Trong 9 tháng đầu năm đã tập trung chỉ đạo triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; các bệnh truyền nhiễm thông thường trên động vật chỉ xảy ra lẻ tẻ, không phát triển thành dịch.

- Công tác tiêm phòng: Đã tổ chức tiêm phòng 2.311.136 liều vắc xin, lũy kế 9 tháng đạt 12.578.230 liều. Trong đó: đàn trâu, bò 75.806 liều, lũy kế 9 tháng đạt 117.009 liều; đàn heo 94.791 liều, lũy kế 9 tháng 600.657 liều; đàn gia cầm 2.139.541 liều, lũy kế 9 tháng đạt 11.847.733 liều.

- Kiểm dịch động vật: Đàn heo 132.480 con, lũy kế  9 tháng 1.107.511 con; trâu bò 232 con, lũy kế 9 tháng đạt 7.280 con; gia cầm 170.636 con, lũy kế 9 tháng đạt 1.972.450 con.

- Kiểm soát giết mổ: Đã thực hiện kiểm soát giết mổ bò 46 con, lũy kế 9 tháng đạt 374 con; heo 2.171 con, lũy kế 9 tháng đạt 19.885 con; dê 443 con, lũy kế 9 tháng đạt 2.668 con; gia cầm 6.182 con, lũy kế 9 tháng đạt 64.062 con.

3. Lâm nghiệp

Phương án bảo vệ rừng, chống phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện nghiêm túc; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, phòng hộ, đặc dụng; chú trọng kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh với các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng. Qua 9 tháng năm 2018, đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 354 vụ vi phạm, giảm 23 vụ so cùng kỳ (354/377 vụ), chủ yếu giảm các vi phạm về mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và vi phạm quy định về khai thác gỗ, lâm sản; đã khởi tố hình sự 07 vụ vi phạm; xử lý hành chính 312 vụ, tịch thu 477,75 m3 gỗ các loại; 06 chiếc ô tô/ máy kéo, 118 chiếc xe máy và 66 phương tiện khác; phát hiện, lập hồ sơ vi phạm về hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép 23 vụ/ 28,62 ha, tăng 09 vụ/ 13,53 ha so cùng kỳ.

Các đơn vị chủ rừng tập trung tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô. Trong 9 tháng toàn tỉnh đã xảy ra 25 trường hợp cháy dưới tán rừng với diện tích 57,82 ha, tăng 02 trường hợp/31,04 ha so cùng kỳ; các vụ cháy chủ yếu cháy trảng cỏ, cây bụi, lá khô dưới tán rừng được huy động chữa cháy kịp thời nên không gây hại về tài nguyên rừng. Công tác giao khoán bảo vệ rừng thực hiện được 135.262 ha/KH 122.500 ha (110,4%), trong đó giao khoán cho đồng bào dân tộc 86.392 ha. Công tác khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên thực hiện được 5.710 ha/KH 5.710 ha (100%).

Công tác chăm sóc rừng thực hiện được 3.995 ha/KH 4.560 ha (87,6%). Các đơn vị chủ rừng đã chủ động chuẩn bị đất, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2018. Trồng rừng tập trung 9 tháng năm 2018 được 1.636 ha/KH 1.990 ha (đạt 82,2% KH), bằng 82,6% so cùng kỳ.

4. Thuỷ sản

- Nuôi trồng thủy sản: Trong 9 tháng tình hình thời tiết ổn định, không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra. Các hộ nuôi đã tiếp tục cải tạo ao, nạo vét kênh mương, tuy vậy có một số khu vực tôm có hiện tượng chậm lớn và bệnh phân trắng. Diện tích thuỷ sản thu hoạch tháng 9 ước đạt 276 ha tăng 2,3% so cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng đạt 2.149,2 ha tăng 2,3% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch tháng 9 ước đạt 1.203,6 tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng ước đạt 10.235,6 tấn tăng 2,4% so cùng kỳ năm trước.

- Khai thác thuỷ sản: Ngư trường khai thác biển chịu ảnh hưởng bởi các áp thấp và bão nhưng tình hình khai thác biển vẫn ổn định. Tàu thuyền có công suất lớn vẫn tập trung khai thác ở vùng biển xa bờ. Sản lượng khai thác trong tháng 9 ước đạt 24.809,3 tấn tăng 1,4% so với cùng kỳ, luỹ kế 9 tháng ước đạt 163.573,4 tấn tăng 2,3% so với cùng kỳ (trong đó, khai thác biển ước đạt 163.107,6 tấn, tăng 2,3% so cùng kỳ).

- Sản xuất giống thuỷ sản: Các cơ sở ươm nuôi, sản xuất tôm giống vẫn duy trì đảm bảo cung cấp cho nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh và đặc biệt là thị trường các tỉnh phía Nam. Sản xuất tôm giống trong tháng 9 ước đạt 2,2 tỷ con giảm 0,9% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng ước đạt 18,6 tỷ con giảm 3,1% so với cùng kỳ.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản luôn được triển khai thường xuyên. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi như giã cào, xung điện, chất nổ,... Số vụ vi phạm trong tháng (tính từ ngày 01/9/2018 đến ngày 07/9/2018) xảy ra 15 vụ, cụ thể: Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định 01 vụ; hành nghề giã cào bay sai vùng quy định 02 vụ; sử dụng tàu cá không đăng ký 03 vụ, đóng mới tàu cá trái phép 01 vụ, không bằng máy thuyền trưởng 02 vụ, không đăng ký lại tàu cá đúng quy định 02 vụ, không mang theo giấy đăng ký tàu cá 02 vụ, tàng trữ công cụ kích điện 01 vụ, trang bị phao cứu sinh không đầy đủ 01 vụ. Lũy kế 9 tháng số vụ vi phạm (từ đầu năm đến 07/9/2018) 315 vụ, trong đó: Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định 110 vụ; hành nghề giã cào bay sai vùng khai thác 16 vụ, hành nghề giã cào bay trong thời gian cấm khai thác 16 vụ; hành nghề giã cào đáy trong thời gian cấm khai thác 16 vụ, hành nghề giã cào đáy sai vùng khai thác 16 vụ; không bằng thuyền trưởng 10 vụ, không đăng kiểm lại tàu cá theo quy định 23 vụ, sử dụng ngư cụ cấm 13 vụ, hành nghề lặn trái phép 28 vụ,...

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg, ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định và Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận, từ tháng 4/2018 đến nay, không xảy ra tình trạng tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài.

II. Công nghiệp; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư
1. Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 ước tăng 5,51% so với tháng trước, tăng 43,57% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành khai khoáng giảm 0,09%; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,21%; sản xuất và phân phối điện tăng 67,82%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,63%. Lũy kế 9 tháng năm 2018 cChỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,15% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện duy trì tốc độ tăng trưởng cao 33,65%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,94%; ngành khai khoáng tăng 6,21%; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,29%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 39,28%; sản xuất và phân phối điện tăng 33,65%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 19,07%; sản xuất trang phục tăng 10,80%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10,07%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu tăng 9,37%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 9,34%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,98%. Một số ngành có chỉ số giảm nhiều gồm: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 39,14%; khai thác quặng kim loại giảm 31,87%; sản xuất kim loại giảm 18,25%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 9,60%,...

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9/2018 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.333,27 tỷ đồng, tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 24,55% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng đạt 19.853,39 tỷ đồng (tăng 14,29% so với cùng kỳ năm trước); trong đó ngành công nghiệp khai khoáng ước đạt 614,11 tỷ đồng (tăng 6,17%); công nghiệp chế biến chế tạo 11.926,92 tỷ đồng (tăng 4,54%); sản xuất và phân phối điện 7.108,63 tỷ đồng (tăng 36,79%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 203,73 tỷ đồng (tăng 9,20% so với cùng kỳ năm trước).

Các sản phẩm sản xuất trong 9 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: Cát sỏi các loại (tăng 3,16%), đá khai thác (tăng 9,71%), muối hạt (tăng 1,91%), thủy sản đông lạnh (tăng 10,27%), thủy sản khô (tăng 11,56%), hạt điều nhân (tăng 1,82%), nước khoáng (tăng 1,38%), quần áo may sẵn (tăng 14,28%), gạch các loại (tăng 4,47%), nước máy sản xuất (tăng 9,28%), điện (tăng 39,73%), sơ chế mũ cao su (tăng 3,84%), giày dép các loại (tăng 41,16%). Sản phẩm giảm gồm: Nước mắm (giảm 0,38%), đồ gỗ và các sản phẩm gỗ (giảm 6,19%), thức ăn gia súc (giảm 0,60% so với cùng kỳ năm trước).

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 9 tháng tăng trưởng khá cao (tăng 14,29% so với cùng kỳ năm 2017); trong đó, nổi bật là ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng cao (tăng 36,79%) do các công ty sản xuất điện hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành cung cấp nước hoạt động ổn định, một số sản phẩm như: Thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, quần áo may sẵn, nước máy, giày dép các loại,... tăng khá do nhận được nhiều đơn đặt hàng và các đơn vị tăng cường hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và xuất khẩu. Riêng hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng đang phục hồi sau thời gian dài gặp khó khăn, giá trị và sản lượng các sản phẩm chủ yếu như: Cát sỏi các loại, đá khai thác đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

2. Đầu tư phát triển

Trong tháng, vốn đầu tư thực hiện thuộc vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 222,65 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đạt 1.713,82 tỷ đồng (tăng 72,09% so với cùng kỳ năm trước); trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 1.259,68 tỷ đồng (tăng 76,27% so với cùng kỳ năm trước), vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 394,17 tỷ đồng (tăng 71,42%) và vốn ngân sách nhà nước cấp xã 59,97 tỷ đồng (tăng 16,90% so với cùng kỳ năm trước).

* Tình hình triển khai các dự án trọng điểm năm 2018: (Theo Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND ngày 15/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh năm 2018). Kết quả triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm đến cuối tháng 8/2018 như sau:

- Dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân: Tổng mức đầu tư là 377 tỷ đồng, đầu tư từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Kế hoạch vốn năm 2018: 40 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 15 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 8/2018 là 255,8 tỷ đồng, giải ngân 242,7 tỷ đồng.

- Dự án phòng chống lũ lụt, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty: Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn; hiện nay, chủ đầu tư đang điều chỉnh, bổ sung hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh tại công văn số 651/HĐND-TH ngày 16/7/2018.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý: Tổng mức đầu tư dự án là 544,693 tỷ đồng, kế hoạch 2018 ngân sách trung ương bố trí 273,756 tỷ đồng. Tổng diện tích thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 72.837.6 m2, đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư 06 đợt với tổng kinh phí bồi thường 7,724 tỷ đồng. Khối lượng xây lắp từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 83,542 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng từ khởi công đến tháng 8/2018 là 217,836 tỷ đồng. Giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 95,356 tỷ đồng; lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến tháng 8/2018 là 217,836 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Hồng Phong: Tổng mức đầu tư là 417 tỷ đồng, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh và nguồn vốn xổ số kiến thiết. Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 16,877 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 8/2018 là 221,225 tỷ đồng. Giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 17,180 tỷ đồng; lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 8/2018 là 221,225 tỷ đồng.

- Đường Hùng Vương (đoạn từ vòng xoay đại lộ Tôn Đức Thắng đến giáp cầu Hùng Vương):

+ Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II (đoạn 1): Chiều dài tuyến đường là 888,9m, tổng mức đầu tư 62,2 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 3,587 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 1,15 tỷ đồng; lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 8/2018 là 48,666 tỷ đồng. Giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 2,196 tỷ đồng; lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 8/2018 là 46,696 tỷ đồng.

+ Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II, giai đoạn 2B (đoạn 3): Chiều dài tuyến đường 366m, tổng mức đầu tư là 34,105 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 20 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 9,095 tỷ đồng; lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 8/2018 là 18,166 tỷ đồng. Giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 10,045 tỷ đồng; lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 8/2018 là 16,881 tỷ đồng.

- Đường từ Cầu Hùng Vương đến đường ĐT 706B: Tổng mức đầu tư 285,994 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 65 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 60 tỷ và nguồn vốn xổ số kiến thiết 5 tỷ). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 33,264 tỷ đồng; lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 8/2018 là 120,245 tỷ đồng. Giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 54,5 tỷ đồng; lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 8/2018 là 120,245 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Trần Hưng Đạo: Tổng mức đầu tư: 243,873 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 182 tỷ đồng. Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 124,535 tỷ đồng; lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 8/2018 là 166,497 tỷ đồng. Giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 8 là 134,887 tỷ đồng; lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 8/2018 là 165,087 tỷ đồng.

- Dự án mở rộng đường từ Đá Ông Địa đến khu du lịch Hoàng Ngọc: Tổng chiều dài 6.009m, chiều rộng mặt đường 09 m, kinh phí đầu tư là 97,096 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 20 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết). Đã bố trí cho dự án 29,247 tỷ đồng. Hiện nay, các ngành chức năng đang tiến hành kiểm kê áp giá đền bù đất, vật kiến trúc nằm trong phạm vi công trình.

- Sân bay Phan Thiết: Tổng mức đầu tư là 1.694 tỷ đồng, triển khai hạng mục chính gồm: Hạng mục hàng không dân dụng và hạng mục sân bay quân sự. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Tổng diện tích thu hồi thực hiện dự án là 543 ha với 48 hộ và 06 tổ chức. Kết quả thực hiện:

+ Đã cơ bản thực hiện xong và bàn giao toàn bộ mặt bằng sân bay giai đoạn đến năm 2030 là 543 ha. Đã bố trí vốn từ đầu dự án đến tháng 8/2018: Ngân sách tỉnh cấp tạm ứng: 41,425 tỷ đồng, vốn Bộ Quốc phòng: 135,0 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến tháng 8/2018: Giải ngân nguồn vốn cấp tạm ứng 41,425 tỷ đồng; nguồn vốn Bộ Quốc phòng: 131,678 tỷ đồng.

- Nhà hát và triển lãm văn hoá nghệ thuật tỉnh Bình Thuận: Tổng mức đầu tư là 200 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 27 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết).

3. Đăng ký kinh doanh

Trong tháng 9 (từ ngày 10/8 đến ngày 10/9/2018), đã tiếp nhận 75 hồ sơ thành lập mới, ít hơn tháng trước 13 hồ sơ và giảm 31,82% so với cùng kỳ; Tổng vốn đăng ký mới là 313 tỷ đồng giảm 42,75% so với tháng trước và bằng 11,15% so cùng kỳ; Giải thể 22 doanh nghiệp, so với tháng trước tăng 8 doanh nghiệp và tăng 1,46 lần so với cùng kỳ năm trước; Thông báo tạm ngừng 5 trường hợp, giảm 01 trường hợp so với tháng trước; đăng ký thay đổi 80 trường hợp (so với tháng trước giảm 40 trường hợp) và giảm 16,67% so với cùng kỳ.

Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 10/9/2018, đã cấp mới 866 hồ sơ doanh nghiệp (tăng 24,08% so với cùng kỳ); tổng vốn đăng ký 9.792 tỷ đồng (giảm 13,50% so với cùng kỳ); giải thể 185 doanh nghiệp (tăng 45,66% so cùng kỳ); đăng ký thay đổi 221 trường hợp (tăng 73 trường hợp so với cùng kỳ).

4. Đăng ký đầu tư

Tình hình cấp phép đầu tư: Trong tháng 9 (tính đến ngày 08/9/2018), trên địa bàn tỉnh có 16 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất 247 ha, tổng vốn đăng ký 2.994 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2018 (từ đầu năm đến 08/9/2018) có 124 dự án được cấp, điều chỉnh (trong đó có 93 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư), với diện tích 3.571 ha (giảm 69,60% so với cùng kỳ), vốn đầu tư 32.073 tỷ đồng (giảm 3,5% so với cùng kỳ).

* Công tác hỗ trợ doanh nghiệp: Đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” và lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp vào sáng 12/7/2018. Lập kế hoạch tham mưu UBND tỉnh tổ chức kỷ niệm “Ngày Doanh nhân Việt Nam” và tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu năm 2018; Tiếp tục tập hợp hồ sơ doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu xét tặng “Ngày Doanh nhân Việt Nam” và tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu và tiêu biểu xuất sắc năm 2018 và các nội dung để Tổ chức Hội nghị Tôn vinh Doanh nghiệp ngày 13/10. Triển khai cho Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các Hiệp hội ngành nghề có nhu cầu tham dự “Diễn đàn Mekong thường niên lần thứ 9”; Phối hợp với VPĐD Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận và Đảng ủy khối Doanh nghiệp Tổ chức 01 Hội thảo Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp - Các giải pháp nhằm phát huy nội lực trong kỷ nguyên số và Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPPcho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và 01 khoá tập huấn “Giải pháp an toàn giúp phòng ngừa rủi ro trong thanh - kiểm tra thuế cho doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cung cấp thông tin về cơ chế chính sách của Nhà nước, dự báo thị trường cho doanh nghiệp trên Website xuctienbinhthuan.vn; Luỹ kế đến 08/9/2018 36,94 triệu lượt người truy cập.

III. Thương mại, giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải

1. Thương mại, giá cả

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2018 ước đạt 4.449,4 tỷ đồng, tăng 1,61% so tháng trước và tăng 8,61% so tháng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 37.761,3 tỷ đồng, tăng 11,73% so cùng kỳ năm trước. Chia ra:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 9/2018 ước đạt 2.949,7 tỷ đồng, tăng 1,64% so tháng trước và tăng 8,86% so tháng cùng kỳ năm trước; luỹ kế 9 tháng ước đạt 25.133,2 tỷ đồng, tăng 11,39% so cùng kỳ năm trước;

+ Doanh thu dịch vụ tháng 9/2018 ước đạt 1.499,7 tỷ đồng, tăng 1,56% so tháng trước và tăng 8,12% so tháng cùng kỳ năm trước; luỹ kế 9 tháng ước đạt 12.628,1 tỷ đồng, tăng 12,43% so cùng kỳ năm trước.

Trong quý III, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh khá sôi động với nhiều sự kiện trong các dịp lễ và là thời điểm bước vào mùa du lịch. Việc kích cầu tiêu dùng được các cơ sở kinh doanh, các siêu thị giảm giá nhiều như các mặt hàng thực phẩm, quần áo may sẵn, đồ gia dụng, các mặt hàng điện tử như tivi trong mùa bóng đá và nhiều mặt hàng điện máy khác khuyến mãi theo chương trình khuyến mãi mùa hè. Các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại được thực hiện như về quảng bá mở rộng các thị trường tiêu dùng và xuất khẩu, nhằm làm tăng mức độ giao thương các thị trường trong tỉnh, các vùng lân cận và tăng giá trị xuất khẩu. Điều đó được thể hiện qua các doanh nghiệp đã chủ động khắc phục, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tiếp tục duy trì ổn định sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, qua 9 tháng năm 2018 tình hình thương mại trên địa bàn Bình Thuận tương đối ổn định có chiều hướng phát triển. Việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội được địa phương quan tâm nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 vừa qua. Các sở, ngành có liên quan thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, bảo đảm hàng hoá lưu thông thông suốt, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc tồn ứ hàng hóa sau Tết; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, kênh phân phối nhằm chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để phục vụ cho các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, các Khu công nghiệp và huyện Phú Quý với giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Ngoài ra công tác kích cầu tiêu dùng được các cơ sở kinh doanh, các siêu thị trên địa bàn tỉnh thực hiện. Triển khai thực hiện tốt các chương trình xúc tiến thương mại nội địa và xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh giới thiệu, quảng bá được thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất, gia tăng doanh thu thương mại nội địa và kim ngạch xuất khẩu. Đối với công tác xúc tiến thương mại nội địa, tỉnh đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh như Hội chợ triển lãm thuộc Chuỗi sự kiện ngành Công Thương khu vực phía Nam tại tỉnh Đồng Tháp, Chương trình kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản khu vực tại Chợ đầu mối nông sản Dầu Giây; Tổ chức 03 phiên chợ hàng Việt tại các huyện: Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý  thu hút 70 lượt doanh nghiệp tham gia với 120 gian hàng,  góp  phần  hưởng  ứng    thúc  đẩy  cuộc  vận  động  “Người  Việt  Nam  ưu  tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần kích cầu tiêu dùng trong tỉnh. Đối với công tác xúc tiến xuất khẩu, tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp tham gia Hội nghị xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nông lâm, thủy sản biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại Lào Cai; đã hổ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm lợi thế tham gia Hội chợ thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 28 tại Hà Nội, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội  nghị, hội thảo, tập huấn, diễn đàn xuất khẩu, kết nối cung cầu tại các tỉnh, thành phố và hội chợ triển lãm tại nước ngoài; tổ chức khảo sát thị trường, làm việc với các đối tác, tổ chức hội thảo giao thương xúc tiến tiêu thụ thanh long tại Ấn Độ (dự kiến vào cuối tháng 9).

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 so tháng trước tăng 0,3%; so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) tăng 3,44; bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,55% so bình quân 9 tháng năm 2017. Sau 9 tháng (so tháng 12/2017) chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,91%; trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,06%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,26%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,83%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 2,02%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,54%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 4,66%; giáo dục tăng 1,87%; văn hoá giải trí và du lịch giảm 0,81%; giao thông tăng 7,1%; bưu chính viễn thông giảm 0,9%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,33%.

- Các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 9 năm 2018

+ Do ảnh hưởng thời tiết sản xuất lúa không được thuận lợi, dẫn đến giá lúa, gạo trên thị trường trong tháng tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,47%; Nhóm thực phẩm tăng 0,13%, trong đó tăng các mặt hàng giá thịt bò, thịt gia cầm tươi sống, thuỷ hải sản tươi sống,... Nguyên nhân, do trong tháng 9 có lễ 2/9, lễ hội Nghinh Ông của tỉnh,... nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng làm cho giá các mặt hàng biến động tăng theo. Bên cạnh đó, do giá lợn hơi liên tục tăng cao làm cho giá bán thịt lợn tại các chợ cũng tăng theo, tăng từ 5.000-6.000 đ/kg tùy loại.

+ Từ ngày 01/9/2018, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 10.000 đ/bình 12 kg, tăng 2,75% so với tháng 8/2018, do bị tác động bởi giá gas thế giới. Việc điều chỉnh tăng giá xăng, dầu (ngày 6/9/2018 và 21/9/2018) làm chỉ số nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,40%.

+ Do ảnh hưởng của điều chỉnh tăng giá xăng, dầu (ngày 6/9/2018 và 21/9/2018) làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,78%.

+ Trong tháng 9 học sinh vào năm học mới 2018-2019, giá học phí ở các nhóm mẫu giáo tư thục, nhà trẻ tư thục, phổ thông dân lập, học phí cao đẳng được điều chỉnh tăng giá tuỳ từng trường làm cho chỉ số nhóm giáo dục tăng 1,81%.

+ Nhu cầu tiêu dùng tăng cao làm cho các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 0,22%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,29% do có tác động bởi dịp lễ 2/9 và lễ hội Nghinh Ông của tỉnh,... nên thu hút khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng và ăn uống.

- Các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 9 năm 2018

+ Đã bước vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm cho con em có phần giảm so với tháng trước, các mặt hàng quần áo thu đông không phù hợp khí hậu hiện nay tại địa phương cũng giảm giá nhẹ, làm cho chỉ số nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,18% so với tháng trước.

+ Việc điều chỉnh giảm giá vé tàu hỏa vào cuối mùa hè, nên chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,20% so với tháng trước.

- Một số nguyên nhân tác động làm tăng CPI trong 9 tháng năm 2018

* Do điều chỉnh các chính sách và bước vào năm học 2018-2019:

+ Trong tháng 7, các đều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư số 15/2018/TT-BYT, ngày 30/5/2018 của bộ Y tế, theo đó Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2018. Vì vậy, giá các mặt hàng dịch vụ y tế trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng 29,94% so bình quân cùng kỳ năm trước.

+ Ngày 01/7/2018 Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng. Do đó, tiền bảo hiểm y tế cho công chức và người lao động cũng được điều chỉnh tăng theo. Bên cạnh đó, giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá khoảng từ 3% - 11% so với cùng kỳ năm trước.

+ Để chuẩn bị khai giảng năm học mới 2018-2019 nên nhu cầu mua sắm quần áo, giầy dép, trang phục học sinh tăng cao, góp phần chỉ số giá may mặc, mũ nón, giày dép bình quân 9 tháng tăng 5,50%; Giá sách giáo khoa tăng 2,37% do sách năm nay giá bán có phần tăng so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời nhóm học phí trường tư thục, trường dân lập, học phí cao đẳng có phần tăng trong tháng 9 làm cho chỉ số nhóm giáo giáo dục bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 4,60%.

* Do yếu tố thị trường:

+ Trong 9 tháng năm 2018 có nằm trong dịp Tết nguyên đán, Lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nhiều ngày, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Lễ 2/9 và lễ hội Nghinh Ông của tỉnh dẫn đến nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng cao.

+ Giá các mặt hàng lương thực bình quân 9 tháng đầu năm tăng 3,75% so cùng kỳ năm trước, tăng do giá gạo xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, indonexia gặp nhiều thuận lợi. Do ảnh hưởng của mưa bảo ảnh hưởng đến sản xuất lúa, sản lượng lương thực không đủ cung ứng thị trường, các thương lái thu mua với giá cao góp phần làm nhóm lương thực tăng.

+ Thực phẩm bình quân 9 tháng đầu năm tăng 0,97% so cùng kỳ năm trước, tăng ở hầu hết các mặt hàng.

+ Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết và dịp hè do nhu cầu tiêu dùng và mua sắm tăng, bình quân 9 tháng đầu năm 2018 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng khoảng 2,52% và 5,50% so với cùng kỳ năm trước.

+ Giá gas sinh hoạt cũng được điều chỉnh theo giá gas thế giới, tính từ đầu năm cho đến nay giá gas được điều chỉnh tăng 6 lần (tương đương tăng 51.000 đồng/bình 12 kg), giảm 2 lần (tương đương giảm 33.000 đồng/bình 12 kg) và 1 lần giữ nguyên giá. Mặc dù 9 tháng đầu năm tăng giảm liên tục nhưng bình quân chung 9 tháng năm 2018 tăng 10,53% so bình quân cùng kỳ năm trước.

+ Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng khá mạnh. Trong nước giá xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng theo, làm cho giá xăng dầu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 11,67% so với cùng kỳ, góp phần tăng CPI nhóm giao thông tăng 9,13% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

2. Du lịch

Dự ước trong tháng 9/2018 các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ 483,5 ngàn lượt khách, tăng 1,64% so tháng trước và tăng 9,48% so tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách phục vụ đạt 821,2 ngàn ngày khách tăng 1,74% so tháng trước và tăng 8,72% so tháng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng năm 2018 ước đạt 4.036,34 ngàn lượt khách, tăng 11,88% so cùng kỳ năm trước; số ngày khách ước đạt 6.628,2 ngàn ngày khách, tăng 12,91% so cùng kỳ năm trước.

Doanh thu từ hoạt động du lịch tháng 9 năm 2018 ước đạt 1.077,7 tỷ đồng, tăng 1,03% so tháng trước và tăng 19,34% so tháng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2018 ước đạt 9.559,4 tỷ đồng, tăng 18,89% so cùng kỳ năm trước.

Hoạt động du lịch trong tháng tiếp tục có sự phát triển dịch vụ từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, du khách đến càng nhiều thời gian lưu trú dài. Trong tháng 9 dịp Lễ được nghỉ nhiều ngày kết hợp với Lễ hội Nghinh Ông đã góp phần tăng lượng du khách đến vui chơi nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch được tăng cường nhiều mặt, trong đó đảm bảo môi trường tự nhiên và xã hội được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Du lịch Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lượt khách du lịch.

* Tình hình khách quốc tế: Số lượt khách quốc tế tháng 9 năm 2018 ước đạt 55,4 ngàn lượt khách, tăng 1,6% so tháng trước và tăng 13,77% so tháng cùng kỳ năm trước. Số ngày khách quốc tế lưu trú ước đạt 165,3 ngàn ngày khách, tăng 1,67% so tháng trước và tăng 11,87% so tháng cùng kỳ năm trước.

Trong tháng, lượt khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga là những quốc gia tiếp tục có tỷ lệ khách quốc tế đến du lịch tại tỉnh cao. Trung Quốc vẫn là thị trường có khách du lịch đến đông nhất, chiếm 38,2% (tháng 8 chiếm 35,19%); Hàn Quốc chiếm 19,39% (tháng 8 chiếm 16,71%) kế đến là thị trường Nga chiếm 12,64% (tháng 8 chiếm 13,04%); Hà Lan chiếm 4,25% (tháng 8 chiếm 3,46%); Pháp, chiếm 2,96% (tháng 8 chiếm 2,57%; thị trường Đông Nam á, du khách Thái Lan đã tụt giảm, chiếm 2,84% (tháng 8 chiếm 5,24%); Liên hiệp Anh chiếm 2,63% (tháng 8 chiếm 30,02%); Liên bang Đức, chiếm 2,56% (tháng 8 chiếm 2,4%); Mỹ chiếm 1,89% (tháng 8 chiếm 2,85%).

Nhìn chung, qua 9 tháng du lịch Bình Thuận vẫn có nhiều tiến triển tốt và tiếp tục định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/10/2016 và kế hoạch số 66-KH/TU ngày 07/7/2017 của Tỉnh ủy. Tỷ lệ khách qua 9 tháng tăng so với năm trước. Đa số là khách nội địa chiếm tỷ lệ cao, khách quốc tế hàng năm lượng khách Nga chiếm tỷ lệ cao, nhưng trong quý II và quý III lượng khách Nga và một số nước Đông Âu giảm nhiều.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống từ nhà hàng, đến các quán ăn bình dân đều đảm bảo an toàn thực phẩm; công tác niêm yết giá được các cơ sở thực hiện nghiêm túc. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch luôn được tỉnh quan tâm chú trọng thực hiện.

3. Xuất, nhập khẩu:

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 9 năm 2018 ước đạt 32,3 triệu USD, giảm 18,18% so tháng trước và tăng 10,33% so tháng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng năm 2018 ước đạt 319,9 triệu USD, tăng 15,61% so cùng kỳ năm trước; trong đó: nhóm hàng thuỷ sản đạt 105,2 triệu USD (tăng 5,5%), hàng nông sản đạt 8,1 triệu USD (giảm 29%), hàng hoá khác 206,6 triệu USD (tăng 24,75%), trong đó hàng may mặc 126,1 triệu USD (tăng 17,25%). Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu như: cao su 839 tấn (giảm 60,33% so cùng kỳ); quả thanh long 4.138 tấn (tăng 38,18%); thuỷ sản 12.573 tấn (giảm 5,83%).

- Xuất khẩu trực tiếp 9 tháng năm 2018 đạt 305,44 triệu USD (tăng 17,69% so với cùng kỳ năm trước), trong đó:

+ Xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 191,27 triệu USD (tăng 13,53% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Thị trường Đông Á đạt 174,36 triệu USD (tăng 15,67%), thị trường Đông Nam Á đạt 7,17 triệu USD (tăng 0,03%), thị trường Tây Á đạt 7,63 triệu USD (giảm 12,66%), thị trường Trung Nam Á đạt 2,11 (tăng 14,50% so với cùng kỳ năm trước). Tăng chủ yếu ở thị trường Nhật Bản (tăng ở mặt hàng cá đông lạnh, bạch tuộc, giày dép, sản phẩm giấy, sản phẩm may mặc), Đài Loan (tăng ở mặt hàng bộ quần áo, giày dép, bạch tuộc), Thái Lan (tăng ở mặt hàng thanh long), Campuchia (tăng ở mặt hàng ngô hạt), Trung Quốc (tăng ở mặt hàng các loại khoáng sản), Pakixtan (tăng ở mặt hàng giày dép).

+ Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 51,06 triệu USD (tăng 41,96% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Thị trường Bắc Âu đạt 13,46 triệu USD (tăng 63,84%), thị trường Đông Âu đạt 1,39 triệu USD (tăng gấp 2,7 lần), thị trường Nam Âu đạt 11,39 triệu USD (giảm 7,62%), thị trường Tây Âu đạt 24,82 triệu USD (tăng 66,45%). Tăng chủ yếu ở thị trường Anh (tăng ở mặt hàng tôm thẻ), Đức (tăng ở mặt hàng tôm thẻ, sản phẩm từ sắt thép), Hà Lan (tăng ở mặt hàng giày dép, tôm thẻ), Pháp (tăng ở mặt hàng mực tươi, tôm thẻ), Ý (tăng ở mặt hàng mực, bạch tuộc, giày dép).

+ Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 57,50 triệu USD (tăng 15,84% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Thị trường Bắc Mỹ đạt 45,21 triệu USD (tăng 6,55%), thị trường Trung Mỹ đạt 10,93 triệu USD (tăng 57,60%), thị trường Nam Mỹ đạt 1,35 triệu USD (tăng gấp gần 5,4 lần so với cùng kỳ). Tăng chủ yếu ở thị trường Belizơ (mặt hàng đế giày và nguyên phụ liệu giày dép), thị trường Canada (tăng chủ yếu ở mặt hàng giày dép, thanh long), thị trường Mỹ (tăng chủ yếu ở mặt hàng giày dép, cá hộp).

-  Ủy thác xuất khẩu 9 tháng năm 2018 ước đạt 14,41 triệu USD, giảm 15,93% so với cùng kỳ.

- Xuất khẩu dịch vụ du lịch tháng 9 năm 2018 ước đạt 19,14 triệu USD, tăng 0,92% so tháng trước và tăng 11,73% so tháng cùng kỳ năm trước; luỹ kế 9 tháng năm 2018 ước đạt 176,01 triệu USD, tăng 13,85% so cùng kỳ năm trước.

- Nhập khẩu 9 tháng năm 2018 ước đạt 558,53 triệu USD giảm 31,83% so với cùng kỳ. Chủ yếu giảm ở mặt hàng máy móc thiết bị, hàng thủy sản.

Nhìn chung, nhóm hàng thủy sản 9 tháng năm 2018 vẫn giữ mức tăng ổn định nhờ có nhiều đơn hàng ổn định. Nhóm hàng nông sản 9 tháng năm 2018 giảm sâu so với cùng kỳ. Do mặt hàng cao su giảm mạnh, vì không có nhiều hợp đồng xuất khẩu, chủ yếu bán nội địa. Nhóm hàng hóa hóa khác chiếm tỷ trọng lớn là mặt hàng may mặc và giày dép. Hai mặt hàng này vào những tháng đầu năm có nhiều hợp đồng nên kim ngạch tăng hơn so với cùng kỳ.

4. Giao thông vận tải

- Vận tải hành khách:

+ Ước tháng 9/2018 đã vận chuyển 1.953,0 nghìn hành khách và luân chuyển 100,86 triệu hk.km. Lũy kế 9 tháng, toàn tỉnh đã vận chuyển 16.977,84 nghìn nh khách (đạt 70,62% kế hoạch năm, tăng 9,26% so với cùng kỳ) và luân chuyển 877,34 triệu hk.km (đạt 72,86% kế hoạch năm, tăng 9,64% so với cùng kỳ năm trước).

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 9/2018 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.937,10 nghìn hành khách (lũy kế 9 tháng đạt 16.839,32 nghìn hành khách, tăng 9,27% so với cùng kỳ năm trước); vận chuyển hành khách đường thủy đạt 15,90 nghìn hành khách (lũy kế 9 tháng đạt 138,52 nghìn hành khách, tăng 8,59% so với cùng kỳ); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 99,09 triệu hk.km (lũy kế 9 tháng đạt 861,95 triệu hk.km, tăng 9,66% so với cùng kỳ), luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,77 triệu hk.km (lũy kế 9 tháng đạt 15,39 triệu hk.km, tăng 8,15% so với cùng kỳ năm trước).

- Vận tải hàng hoá:

+ Ước tháng 9/2018 vận chuyển hàng hoá đạt 773,76 nghìn tấn và luân chuyển hàng hoá đạt 43,35 triệu tấn.km. Lũy kế 9 tháng, toàn tỉnh đã vận chuyển 6.654,04 nghìn tấn hàng hoá (đạt 71,94% kế hoạch năm, tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước) và luân chuyển hàng hoá đạt 374,72 triệu tấn.km (đạt 74,19% kế hoạch năm, tăng 9,66% so với cùng kỳ năm trước).

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 9/2018, vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 773,0 nghìn tấn (lũy kế 9 tháng đạt 6.647,53 nghìn tấn, tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước); vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,76 nghìn tấn (lũy kế 9 tháng đạt 6,51 nghìn tấn, tăng 10,15% so với cùng kỳ năm trước); luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 43,27 triệu tấn.km (lũy kế 9 tháng đạt 373,98 triệu tấn.km, tăng 9,66% so với cùng kỳ), luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 85,10 ngàn tấn.km (lũy kế 9 tháng đạt 738,78 ngàn tấn.km, tăng 11,16% so với cùng kỳ năm trước).

+ Cảng tổng hợp Vĩnh Tân: Ước tháng 9/2018, sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 5.000 tấn; lũy kế 9 tháng ước đạt 66.139 tấn hàng hóa (trong đó bốc xếp hàng xuất khẩu đạt 14.537 tấn). Các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm tinh quặng elmenite, cát xây dựng, muối,...

Nhìn chung, trong tháng 9/2018, công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại được thực hiện tốt, không có tuyến đường nào ách tắc. Vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quản lý chặt chẽ các khâu trong công tác kiểm định xe cơ giới, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và siết chặt quản lý các cơ sở đào tạo hoạt động trên địa bàn và tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ, thực hiện tốt công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.

IV. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu ngân sách

Ước thu ngân sách tháng 9 đạt 600 tỷ đồng; luỹ kế 9 tháng 7.474,6 tỷ đồng, đạt 87,94% dự toán năm (tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: Thu nội địa (trừ dầu): 5.157,6 tỷ đồng, đạt 85,67% dự toán năm (tăng 10,68% so với cùng kỳ năm trước). Riêng thu thuế, phí 4.230,8 tỷ đồng, đạt 79,53% dự toán năm (tăng 19,01% so với cùng kỳ năm trước); thu tiền sử dụng đất 926,8 tỷ đồng, đạt 132,40% dự toán năm (giảm 16,15%); thu thuế xuất nhập khẩu 951,2 tỷ đồng, đạt 95,12% dự toán năm (giảm 33,73%) và thu dầu thô 1.365,8 tỷ đồng, đạt 92,28% dự toán năm (tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước).

Dự ước các khoản thu tăng (giảm) của 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước như sau: Thu từ doanh nghiệp nhà nước 820,6 tỷ đồng (tăng 25,69% so với cùng kỳ năm trước), thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 527,4 tỷ đồng (tăng 12,15%), thu ngoài quốc doanh 816,7 tỷ đồng (tăng 30,51%), thuế thu nhập cá nhân 384,7 tỷ đồng (tăng 45,24%), thuế bảo vệ môi trường 313,2 tỷ đồng (giảm 15,50%), lệ phí trước bạ 193,8 tỷ đồng (tăng 28,12%), thu từ các loại phí, lệ phí 102,0 tỷ đồng (tăng 25,55%), thu xổ số kiến thiết 633,8 tỷ đồng (tăng 15,31%); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 86,2 tỷ đồng (tăng 59,70%), thu tiền sử dụng đất 926,8 tỷ đồng (giảm 16,15%), thu từ dầu thô 1.365,8 tỷ đồng (tăng 1,13%) và thu thuế xuất nhập khẩu đạt 951,2 tỷ đồng (giảm 32,73%).

Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu trong tháng 9 đạt 170,0 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 2.093,7 tỷ đồng, đạt 113,54% dự toán năm (tăng 32,58% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: Phan Thiết thu 948,0 tỷ đồng, đạt 113,94% dự toán (tăng 33,95% so cùng kỳ năm trước); La Gi: 141,6 tỷ đồng, đạt 115,09% dự toán (tăng 42,36%); Tuy Phong: 183,2 tỷ đồng, đạt 96,93% dự toán (tăng 4,63%); Bắc Bình: 95,5 tỷ đồng, đạt 120,85% dự toán (tăng 57,87%); Hàm Thuận Bắc: 302,2 tỷ đồng, đạt 145,97% dự toán (tăng 67,45%); Hàm Thuận Nam: 144,7 tỷ đồng, đạt 99,78% dự toán (tăng 17,29%); Tánh Linh: 80,4 tỷ đồng, đạt 96,89% dự toán (tăng 20,42%); Đức Linh: 95,9 tỷ đồng, đạt 106,57% dự toán (tăng 3,19%); Hàm Tân: 70,4 tỷ đồng, đạt 92,60 dự toán (tăng 18,53%) và Phú Quý thu 30,0 tỷ đồng, đạt 159,86% dự toán năm (tăng 2,35 lần so với cùng kỳ năm trước).

2. Chi ngân sách

Ước chi ngân sách địa phương trong tháng 9 là 565 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng 6.135,4 tỷ đồng (đạt 68,30% dự toán năm). Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.706,5 tỷ đồng (đạt 87,60% dự toán năm); chi thường xuyên 3.843,7 tỷ đồng (đạt 68,21% dự toán năm). Trong chi ngân sách, đã tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách; kiểm soát chi, quản lý chặt chẽ ngân sách năm 2018 đúng mức dự toán được giao trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả theo nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

3. Hoạt động tín dụng

Trong tháng, các Tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu và các chương trình, chính sách tín dụng của địa phương; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ thị trường, cơ cấu lại và giải quyết nợ xấu; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đối thoại và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

- Tình hình thực hiện lãi suất: Đã thực hiện tốt các quy định về lãi suất huy động và cho vay, tiết kiệm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định so với đầu năm. Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,3-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,3-6,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6-7,3%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 6-6,5%/năm, các lĩnh vực khác từ 9-10%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10-11,5%/năm.

- Hoạt động tín dụng: Được tiếp tục đẩy mạnh để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến 31/7/2018, nguồn vốn huy động đạt 32.867 tỷ đồng (tăng 6,82% so với đầu năm, tăng 10,40% so với cùng kỳ năm trước); tổng dư nợ cho vay đạt 42.903 tỷ đồng (tăng 10,77% so với đầu năm, tăng 9,89% so với cùng kỳ năm trước).

Ước đến 30/9/2018: Vốn huy động đạt 33.537 tỷ đồng (tăng 9,0% so với đầu năm, tăng 12,61% so với cùng kỳ năm trước); dư nợ đạt 43.960 tỷ đồng (tăng 13,50% so với đầu năm, tăng 12,16% so với cùng kỳ năm trước).

- Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 24.756 tỷ đồng (chiếm 57,7% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 956 tỷ đồng (chiếm 2,2% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.245 tỷ đồng (chiếm 16,9% tổng dư nợ); dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.378 tỷ đồng/126.391 khách hàng.

- Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 1.082 tỷ đồng, đã giải ngân 1.075 tỷ đồng, dư nợ là 1.028 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 304 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 711 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 13 tỷ đồng).

- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 397 tỷ đồng phục vụ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thịt, mua bò và chăm sóc bò giống, trồng thanh long.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 36,5 tỷ đồng/108 khách hàng; trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 2,2 tỷ đồng/13 khách hàng, dư nợ cho vay xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở là 34,3 tỷ đồng/95 khách hàng. Hiện tại, việc cho vay phát triển nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đang được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (Trung ương phân bổ 15 tỷ đồng).

- Cho vay hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 theo QĐ số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16/5/2017: Dư nợ cho vay đạt 32 tỷ đồng/48 khách hàng (lãi suất cho vay từ 7-8,5%/năm).

- Chất lượng tín dụng: Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu, trong đó thực hiện đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ. Đến 31/7/2018, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 538 tỷ đồng (chiếm 1,25% tổng dư nợ), tăng 0,41% so với đầu năm.

- Hoạt động thanh toán, cung ứng tiền mặt: Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển lương qua tài khoản, thanh toán qua POS. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục được mở rộng, hoạt động thông suốt và an toàn. Đến 31/7/2018, trên địa bàn có 164 máy ATM và 1.430 máy POS, hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trên địa bàn: Các tổ chức tín dụng đã bám sát sự điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước để ấn định tỷ giá mua, bán cho phù hợp; đồng thời thường xuyên theo dõi hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ trong 7 tháng đạt 1.317 triệu USD, trong đó doanh số chi trả kiều hối đạt 69,7 triệu USD.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định. Trong tháng, tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương nhằm duy trì sự ổn định của hoạt động ngân hàng.

V. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

1. Văn hoá - Thông tin

- Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng, các ngày tết, ngày lễ lớn của đất nước; Luật an ninh mạng và dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,… Trong 9 tháng đã thực hiện 60.156  giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 52.352 băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 55.297 m2 pa nô, 53.764 pa nô dọc, treo 59.825 lượt cờ các loại.

- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thiết thực phục vụ các ngày lễ, tết, các hoạt động hướng về cơ sở phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng bãi ngang đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Hoạt động Thư viện: đã cấp mới 766 thẻ bạn đọc (thiếu nhi 226 thẻ), phục vụ 1.698.002 lượt bạn đọc (thiếu nhi 6.380 lượt), trong đó lượt bạn đọc đến thư viện 28.336 lượt. Hoạt động bảo tồn, bảo tàng, trong 9 tháng năm 2018, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận đón và phục vụ 2.229 đoàn, với 148.583 lượt người (trong đó có 505 lượt khách nước ngoài); Bảo tàng tỉnh đón 5.271 lượt khách tham quan Bảo tàng. Sưu tầm, trao đổi, tiếp nhận 117/100 hiện vật (đạt 117% kế hoạch); Ban Quản lý di tích tháp Pô Sah Inư đã đón 173.977 lượt khách (trong đó có 49.418 lượt khách nước ngoài), doanh thu đạt 115% kế hoạch; Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm đón 9.542 lượt khách tham quan (trong đó có 292 lượt khách nước ngoài). Trao đổi, tiếp nhận 119/100 hiện vật. Tổ chức triển lãm ảnh “Bác Hồ với Quốc hội” và “Phong cảnh quê hương Bình Thuận” (70 ảnh). Duy trì, tổ chức các hoạt động phục vụ du khách trong các dịp lễ, tết.

- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng: Các Đội chiếu bóng lưu động và các rạp chiếu phim thực hiện 794/1.000 buổi chiếu phục vụ chính trị (thiếu nhi 270 buổi), thu hút 506.485 lượt người xem.

- Công tác Gia đình: Tham gia Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam bộ lần thứ IX năm 2018 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đạt giải Nhì toàn đoàn).

2. Thể dục thể thao:

Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển, thu hút nhiều người tham gia tập luyện. Duy trì tổ chức tốt các giải thể thao truyền thống. Đăng cai tổ chức thành công các giải thể thao quốc gia. Cử các vận động viên của tỉnh tham gia các giải thể thao cấp khu vực, quốc gia, quốc tế và đạt nhiều thành tích, đạt tổng số 89 huy chương, trong đó: 37 huy chương vàng, 25 huy chương bạc, 27 huy chương đồng.

3. Giáo dục và Đào tạo

Từ đầu năm đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, kết hợp đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; quan tâm đúng mức giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, do đó chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi cấp tỉnh, và quốc gia) của năm học 2017 - 2018 đều chuyển biến tiến bộ so với năm học trước, cụ thể:

3.1. Giáo dục mầm non:

- Tổng số trường tổ chức bán trú: 189/195, tăng 04 trường ngoài công lập;  Số nhóm, lớp bán trú: 1.943/2.048, đạt 94,87% (tăng 2,25% so với năm học trước). Trong đó: nhà trẻ: 326 nhóm, mẫu giáo: 1.617 lớp (trong đó: Mẫu giáo 5 tuổi: 713 lớp), tăng 88 lớp so với năm học trước;

- Tổng số trẻ được ăn bán trú: 59.636/63.565 cháu, đạt 93,82%, tăng 4,39% (Nhà trẻ: 100%; mẫu giáo: 52.509/56.438, đạt 93,04%; tăng 5,04%, trong đó: Mẫu giáo 5 tuổi: 23.915/25.385 cháu, đạt 94,21% tăng 5,02%);

- 100% trẻ đến trường đều được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và được theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) đều giảm so với đầu năm học: SDD thể nhẹ cân: 1.240/63.565 cháu, tỷ lệ 1,95% (giảm 3,28%), SDD thể thấp còi: 1.098/63.565 cháu, tỷ lệ 1,73% (giảm 3,52%).

3.2. Giáo dục phổ thông:

* Tiểu học

- Về xếp loại học tập: Môn Toán đạt hoàn thành trở lên chiếm tỷ lệ 99,12% (trong đó hoàn thành tốt chiếm 46,54%, hoàn thành 52,58%); Môn Tiếng Việt hoàn thành trở lên chiếm tỷ lệ 98,88% (trong đó hoàn thành tốt chiếm 40,01% và hoàn thành 58,87%).

- Về Năng lực: Tự phục vụ đạt trở lên chiếm 99,8% (trong đó: tốt 57,48%); Hợp tác đạt trở lên chiếm 99,78% (trong đó: tốt 55,54%); Tự giải quyết vấn đề đạt trở lên chiếm 99,48% (trong đó: tốt 50,92%).

- Về Phẩm chất: Chăm học chăm làm đạt trở lên chiếm 99,75% (trong đó: tốt 53,84%); Tự tin trách nhiệm đạt trở lên chiếm 99,89% (trong đó: tốt 53,74%); Trung thực, kỷ luật đạt trở lên chiếm 99,95% (trong đó: tốt 60,8%); Đoàn kết, yêu thương đạt trở lên chiếm 99,93% (trong đó: tốt 65,58%).

* Trung học cơ sở

Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 55,94% (tăng 2,0% so với năm học trước); học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 92,89% (tăng 1,35% so với năm trước).

* Trung học phổ thông

Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 57,08% (tăng 0,49% so với năm trước); học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 93,69% (tăng 0,8% so với năm trước).

* Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia 2017-2018:

- Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh: Toàn tỉnh có 769 học sinh đạt giải, trong đó: 19 Giải nhất, 73 Giải nhì và 474 Giải Ba. So với năm học trước, tăng 208 giải (Giải nhất tăng: 10; giải nhì tăng: 11; giải ba tăng: 187).

- Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh: Toàn tỉnh có 323 học sinh đạt giải, trong đó: 13 Giải nhất, 51 Giải nhì và 259 Giải Ba. So với năm học trước, tăng 73 giải (Giải nhất tăng: 00; giải nhì tăng: 16; giải ba tăng: 57).

- Kỳ thi Olympic 30/4 các trường chuyên và không chuyên phía Nam năm học 201-2018, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh; trường trung học phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo có 42 học sinh đạt Huy chương, cụ thể: 18 Huy chương Vàng, giảm 07 giải so với năm học trước; 14 Huy chương Bạc, tăng 01 giải so với năm học trước; 10 Huy chương Đồng, tăng 03 giải so với năm học trước; các trường không chuyên (THPT Phan Bội Châu, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Hùng Vương) có 80 học sinh đạt Huy chương (cụ thể: 15 Huy chương vàng, 24 Huy chương Bạc, 41 Huy chương Đồng).

- Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có 11 học sinh đạt giải (01 giải nhì, 03 Giải ba, 07 giải khuyến khích). So với năm học 2016-2017, tăng 01 giải nhì và 01 giải ba.

- Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học bậc THCS và THPT cấp tỉnh. Tổng số giải 10 (trong đó: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 04 giải khuyến khích); tham gia cấp quốc gia và 01 tập thể đạt giải 4 quốc gia.

* Kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

- Số lượng học sinh đậu tốt nghiệp của toàn tỉnh năm 2018: 10.987, đạt tỷ lệ 98,13% (cao hơn 0,56% so với tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2018, giảm 0,6% so với tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh năm 2017). Trong đó, giáo dục THPT đạt 99,36% (cao hơn 1% so với toàn quốc, giảm 0,31% so với tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh), GDTX đạt 71,14% (thấp hơn 17,23% so với tỷ lệ của toàn quốc). Toàn tỉnh có 04/28 trường THPT tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%; có điểm trung bình thi là 5,248; xếp vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 01 hạng so với năm 2017.

* Về củng cố, duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục

- Về phổ cập giáo dục tiểu học: 100% số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia, cụ thể: có 07 xã đạt mức độ 2; 120 xã đạt mức độ 3; 08 huyện đạt mức độ 3; 02 huyện đạt mức độ 2 (huyện Tuy Phong và Bắc Bình); Tỉnh đạt mức độ 2.

- Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở: tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 127/127 xã và 10/10 huyện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia, cụ thể: có 58 xã đạt mức độ 1, 67 xã đạt mức độ 2, 02 xã đạt mức độ 3; 01 huyện đạt mức độ 2 (huyện Phú Quý), 09 huyện còn lại đạt mức độ 1; Tỉnh đạt mức độ 1.

- Về công tác xóa mù chữ: 28 xã đạt mức độ 1; 99 xã đạt mức độ 2; 06 huyện đạt mức độ 2; 04 huyện đạt mức độ 1 (huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh); Tỉnh đạt mức độ 1.

- Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Hiện nay, toàn tỉnh có 127/127 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (đạt tỷ lệ 100%).

      3.3. Về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học:

Số lượng học sinh bỏ học trong năm học là của các cấp là 1.119 em, tỷ lệ 0,50% (giảm 0,07% so với năm học trước), cụ thể:

- Cấp tiểu học: có 12 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,01% (giảm so với năm học trước 0,01%).

- Cấp trung học cơ sở: có 803 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,04% (giảm 0,07% so với năm học trước).

- Cấp trung học phổ thông: có 304 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,91% (giảm 0,29% so với năm học trước).

4. Y tế:

Toàn tỉnh hiện có 115/115 Trạm Y tế xã, phường có bác sỹ công tác, chiếm tỷ lệ 100%; bình quân có 7,15 bác sỹ/vạn dân, tăng 0,15 so với năm 2017 (kế hoạch năm 2018: 7,15); Tổng số xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia về y tế 119/127, đạt tỷ lệ 93,7%. Dự kiến đến cuối năm 2018 có thêm 06 xã, phường đạt Chuẩn quốc gia về y tế (ước đạt 98,4%).

Các bệnh truyền nhiễm ghi nhận trong 9 tháng chủ yếu là bệnh Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Thủy đậu và Quai bị. Đa số các địa phương đều làm tốt công tác xử lý dịch. Công tác xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết kịp thời (khoanh vùng xử lý khi có ca bệnh theo tiêu chuẩn ổ dịch của Chương trình phòng chống Sốt xuất huyết). Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh dịch tại các bệnh viện, Trung tâm Y tế; đảm bảo đáp ứng các tình huống dịch bệnh.

Trong 9 tháng năm 2018, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Những ca bệnh nguy hiểm, bệnh xâm nhập, bệnh mới nổi (viêm màng não mô cầu, nhiễm virus Zika ...) đều được giám sát, xử lý kịp thời, đúng quy trình; bệnh nhân nghi ngờ, người tiếp xúc được lấy mẫu để xác định chẩn đoán, cùng với tiến hành điều tra dịch tễ và thực hiện các hoạt động phòng chống dịch khẩn cấp, do đó bệnh không lây lan thành dịch.

 Số cas mắc sốt xuất huyết ước 9 tháng là 660 cas (giảm 2,2 lần so với cùng kỳ); tay chân miệng 520 cas (giảm 47,8% so với cùng kỳ); sốt rét 80 cas (tăng 12,6% so với cùng kỳ) và không có tử vong.

Thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số cơ bản đạt tiến độ theo kế hoạch; nhiều hoạt động được tăng cường; duy trì hoạt động các dự án Chương trình mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình, truyền thông - giáo dục sức khỏe, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống lao, phòng, chống phong, phòng, chống sốt rét, phòng, chống mù lòa; chăm sóc sức khỏe sinh sản, công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ước 9 tháng đạt 71,6 % (cùng kỳ : 73%).

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm làm 07 người mắc, không có trường hợp tử vong (cùng kỳ năm 2017 xảy ra 02 vụ, 16 người mắc và 01 trường hợp tử vong).

Công tác khám, chữa bệnh tiếp tục cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Các bệnh viện, các đơn vị điều trị chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn của Bộ Y tế; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Ước 9 tháng năm 2018, tổng số lượt khám, chữa bệnh 1.959.596 (giảm 8,3% so với cùng kỳ); số bệnh nhân nội trú 133.268 (giảm 13,6% so với cùng kỳ).

Nhìn chung, số lượt bệnh nhân khám và điều trị nội trú trong 9 tháng đầu năm ở các tuyến giảm so với cùng kỳ; nguyên nhân hiện nay chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng có thể do hiệu quả của hoạt động truyền thông và y tế dự phòng những năm qua, ngoại trừ các bệnh không lây nhiễm, những bệnh lây nhiễm được phòng ngừa tốt và giảm số người mắc bệnh.

5. Lao động - Xã hội:

Trong tháng đã giải quyết việc làm cho 2.210 lao động. Luỹ kế 9 tháng (tính đến ngày 08/9/2018) đã giải quyết việc làm cho 18.940 lao động (đạt 78,92% so kế hoạch năm); trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm 700 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp 3.530 lao động, đưa 129 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (bao gồm các thị trường: 13 lao động tại Đài Loan, 15 lao động tại Hàn Quốc, 92 lao động tại Nhật Bản, 09 lao động tại Ả Rập Xê Út); thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giải quyết việc làm cho 14.581 lao động.

Công tác tuyển mới và đào tạo nghề trong cho 2.190 người, nâng tổng số đào tạo nghề toàn tỉnh từ đầu năm đến 08/9/2018 là 8.601 người (đạt 78,19% so kế hoạch năm); trong đó: đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tháng 1.049 người, nâng tổng số đào tạo nghề cho lao động nông thôn toàn tỉnh từ đầu năm đến 08/9/2018 là 4.726 người (đạt 78,77% KH); Đã ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề lao động nông thôn 194 người, nâng tổng số từ đầu năm đến nay đã ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề lao động nông thôn là 739 người.

Giải quyết trợ cấp thất nghiệp trong tháng là 817 người, số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 999 người và quyết định hỗ trợ học nghề cho 66 người. Lũy kế 9 tháng (tính đến 08/9/2018) là 6.697 người được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, 6.464 người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và 259 người có quyết định hỗ trợ học nghề.

Vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 7,453 tỷ, đạt 124,2% kế hoạch năm (trong đó: cấp tỉnh đạt 118,5% và cấp huyện đạt 126,1%).

Toàn tỉnh hiện có 2.507 người nghiện ma túy; có 108/127 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma túy, chiếm 85,04% về xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy. Tổng số người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, luỹ kế 9 tháng (tính đến ngày 08/9/2018) là 1.404 người nghiện Heroin có hồ sơ quản lý (tăng 04 người so với tháng trước). Trong số 1.404 người đăng ký điều trị Methadone, hiện nay còn 771 bệnh nhân hiện đang duy trì tham gia điều trị.

Công tác chính sách người có công: Thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 34 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công; trợ cấp thờ cúng cho 49 người thờ cúng liệt sỹ; cấp mai táng phí cho 48 trường hợp; giới thiệu khám giám định CĐHH cho 12 trường hợp; cung cấp dụng cụ chỉnh hình đến niên hạn cho 4 trường hợp, Quyết định trợ cấp ƯĐGD cho 3 trường hợp. Thực hiện chế độ cho các đối tượng khác: trợ cấp 1 lần cho 3 trường hợp, cấp BHYT cho 16 trường hợp; cấp mai táng phí cho 7 trường hợp.

Nhìn chung, 9 tháng năm 2018, công tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm đã cung ứng được một số lượng lớn lao động cho các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tích cực phối hợp với các địa phương trong việc tuyển sinh các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” đảm bảo tiến độ và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Triển khai thực hiện các dự án, chính sách về giảm nghèo, bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội chặt chẽ hơn, đã tạo điều kiện cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thụ hưởng theo quy định hiện hành của nhà nước; công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được phối hợp triển khai kịp thời đến địa phương, cơ sở; mô hình xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm và xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, số lao động được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm còn ít; các nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng chưa tuyển sinh được và việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn một số địa phương thực hiện còn chậm; công tác phối hợp toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy giữa các ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, chặt chẽ và chưa được duy trì thường xuyên.

6. Hoạt động Bảo hiểm:

Tính đến ngày 31/8/2018, toàn tỉnh có 91.996 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, đạt 99,12% kế hoạch năm 2018 (tăng 6% so cùng kỳ năm trước); số người tham gia BHXH tự nguyện là 586 người, đạt 49,62% kế hoạch (giảm 21,9% so với cùng kỳ năm trước); số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 80.399 người, đạt 96,79% kế hoạch (tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước); số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 927.133 người (gồm thân nhân sỹ quan 10.017 thẻ), đạt 90,60% kế hoạch (tăng 4,10% so cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 79,4% (bao gồm 56.495 thẻ BHYT của người dân Bình Thuận học tập và lao động ở ngoài tỉnh).

Công tác thu: Tính đến ngày 31/8/2018, toàn tỉnh thu được 1.307,4 tỷ đồng, đạt 64,26% kế hoạch năm (tăng 1,56% so cùng kỳ năm trước). Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 130,55 tỷ đồng; nguyên nhân là do các nguồn chi và hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước địa phương chưa được trích chuyển đầy đủ, kịp thời, tình trạng chậm đóng, nợ đọng tại các đơn vị và địa phương vẫn chưa được khắc phục.

Tính từ đầu năm đến 31/8/2018, đã xét duyệt giải quyết 36.508 người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (hưởng chế độ BHXH dài hạn: 597 người, trợ cấp BHXH một lần: 6.571 người; các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe: 24.988 lượt người), tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là 32.156 lượt người; bảo hiểm thất nghiệp là 4.352 lượt người.

Nhìn chung từ đầu năm đến nay (31/8/), công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm đã có chuyển biến tích cực đạt và vượt kế hoạch đề ra; giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT chính xác, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch; thực hiện tốt việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, BHTN đảm bảo đầy đủ, kịp thời, an toàn.

7. Tai nạn giao thông

Trong tháng 8/2018 (từ 16/7/2018 - 15/8/2018), tai nạn giao thông trên địa bàn xảy ra như sau:

- Số vụ tai nạn giao thông 23 vụ (so với tháng trước giảm 18 vụ. So với cùng kỳ năm trước giảm 19 vụ (trong đó đường sắt giảm 01 vụ). Luỹ kế 8 tháng xảy ra 272 vụ so với cùng kỳ năm trước giảm 46 vụ (trong đó đường sắt: 02 vụ).

- Số người bị thương 18 người (giảm 17 người so với tháng trước). So với cùng kỳ năm trước giảm 26 người. Luỹ kế 8 tháng 193 người, giảm 48 người so với cùng kỳ năm trước (trong đó đường sắt bị thương 01 người).

- Số người chết 16 người (so với tháng trước không giảm cũng không tăng). So với cùng kỳ năm trước giảm 05 người. Luỹ kế 8 tháng 150 người (so với cùng kỳ tăng 6 người).

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát, có rượu bia khi tham gia giao thông, đặc biệt tai nạn đường sắt xảy ra tại ga Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tuy nhiên không gây thiệt hại về người.

8. Thông tin và Truyền thông:

Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời, đa dạng. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân; hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng lên. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông được duy trì với cơ sở kinh doanh dịch vụ BCVT, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,5 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại các loại ước đạt: 1.817.500 thuê bao (điện thoại cố định: 62.000 thuê bao), mật độ điện thoại 144,8 thuê bao/100 dân, đạt 80% kế hoạch. Tổng số thuê bao Internet ước đạt: 76.800 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) là 49,7%, đạt 94% kế hoạch.

 Các sở, ngành, địa phương đã tích cực hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn. Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thúc đẩy cải cách hành chính, minh bạch hóa thông tin, phục vụ chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước được quan tâm thực hiện.

9. Thiên tai, cháy nổ

- Tình hình thiên tai: Trong tháng có 2 đợt thiên tai xảy ra, do mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ quét cục bộ trên địa bàn huyện Đức Linh (trong đêm ngày 02 đến sáng ngày 03/9/2018) đã gây thiệt hại đến 20 ha lúa bị mất trắng; 90 ha mạ bị ngập, bị hư hỏng; 26 ha hoa màu bị ngập, bị hư hỏng; 100 ha cây ăn quả bị hỏng; 770 con gia cầm bị chết; 30 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng; 63 nhà bị ngập nước; 12 nhà bị sạt lỡ, tốc mái; Sập 01 Cầu bê tông kiên cố (cầu Tân Hà thuộc xã Tân Hà, huyện Đức Linh); mưa lớn kết hợp với gió lốc xoáy, mưa đá xảy ra gây tốc mái 8 hộ dân ở TP Phan Thiết; làm thiệt hại 8.271,5 triệu đồng.

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2018 do ảnh hưởng của các đợt thiên tai đã làm thiệt hại về người: 02 người bị chết; thiệt hại về nhà ở: 02 nhà bị sập, 93 nhà bị tốc mái; 64 nhà bị ngập nước; thiệt hại về nông nghiệp: 28 ha hoa màu và 4.214 ha cây ăn quả bị hư hỏng; 20 ha lúa bị mất trắng; 90 ha mạ bị ngập, bị hư hỏng; thiệt hại về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: 770 con gia cầm bị chết; 30 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng ; thiệt hại về thủy lợi: 3.000 mét bờ biển bị sạt lở; 6 tàu thuyền bị phá hủy, bị chìm; thiệt hại các công trình khác: 60 công trình phụ bị tốc mái hư hỏng; ước tổng thiệt hại bằng tiền 28.756,5 triệu đồng.

- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 3 vụ cháy (giảm 1 vụ so với cùng kỳ), thiệt hại 1.418 triệu đồng, không xảy ra nổ; lũy kế 9 tháng năm 2018 (từ đầu năm đến 15/9) xảy ra 49 vụ cháy (tăng 15 vụ với cùng kỳ), tổng thiệt hại 8.147,1 triệu đồng

- Vi phạm mội trường: tháng 9 đã phát hiện 6 vụ vi phạm môi trường (giảm 5 vụ với cùng kỳ) và xử phạt 177 triệu đồng. Tính đến 15/9 có 30 vụ vi phạm môi trường (tăng 17 vụ với cùng kỳ), đã xử phạt 1.705,8 triệu đổng./.

CTK Bình Thuận




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/