Tình hình tổ chức, triển khai và kết quả tổng hợp nhanh

Tổng điều tra kinh tế năm 2017

Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được tiến hành trên phạm toàn quốc theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2017; Phương án Tổng điều tra theo Quyết định số 1896/QĐ-BKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh về việc tổ chức, triển khai thực hiện Tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Tổng điều tra kinh tế năm 2017 là cuộc Tổng điều tra quan trọng, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, đơn vị điều tra, nội dung phức tạp. Do vậy Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp đã chủ động quán triệt, thực hiện đúng phương án, các qui trình áp dụng cho Tổng điều tra, chỉ đạo thực hiện từng nội dung công việc theo đúng kế hoạch triển khai và đảm bảo thực hiện thành công cuộc TĐT. Kết quả tình hình tổ chức triển khai thực hiện và kết quả tổng hợp sơ bộ TĐT kinh tế năm 2017 cụ thể như sau:

I. Triển khai khâu chuẩn bị

1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp

1.1. Thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh:

- Cục Thống kê Bình Thuận đã có Công văn số 162/CTK-CT ngày 23 tháng 9 năm 2016 gửi cho các Sở, ngành có liên quan để trưng tập thành viên thành lập Ban chỉ đạo (viết tắc BCĐ), Tổ Thường trực BCĐ Tổng điều tra (viết tắt TĐT) cấp tỉnh và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc thành lập BCĐ TĐT kinh tế tỉnh Bình Thuận năm 2017.

- Ngày 19 tháng 10 năm 2016 BCĐ tỉnh ban hành Quyết định số 01/QĐ-BCĐT về việc thành lập Tổ Thường trực BCĐ TĐT kinh tế năm 2017.

1.2. Thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện, xã:

- Ngày 28 tháng 10 năm 2016, BCĐ tỉnh đã ra Công văn số 02/BCĐT-TTT về việc hướng dẫn thành lập BCĐ Tổng điều tra và Tổ Thường trực cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó, các Chi cục Thống kê huyện đã tích cực tham mưu cho UBND các huyện ra quyết định thành lập BCĐ và Tổ Thường trực cấp huyện. Đến hết ngày 15 tháng 11 năm 2016, tất cả 10/10 huyện trên toàn tỉnh đã thành lập xong BCĐ và Tổ Thường trực cấp huyện.

- Đồng thời BCĐ các huyện cũng đã có công văn hướng dẫn UBND các xã thành lập BCĐ cấp xã. Đến hết ngày 15 tháng 12 năm 2016 các xã, phường, thị trấn đủ điều kiện hoàn thành việc thành lập xong BCĐ.

2. Xây dựng Chỉ thị, Kế hoạch triển khai

Để tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã tham mưu UBND tỉnh và BCĐ tỉnh ra các văn bản như sau:

+ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

+ Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tỉnh Bình Thuận.

3. Rà soát, lập danh sách

3.1. Rà soát danh sách doanh nghiệp 2017:

Cục Thống kê tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 về việc thành lập Tổ Thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận năm 2017 do Cục trưởng Cục Thống kê làm Tổ trưởng; Lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Sở Công Thương làm thành viên.

Sử dụng danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã do Cục Thuế cung cấp làm nền, đối chiếu với danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã của Cục Thống kê trong điều tra doanh nghiệp 2016 và danh sách quản lý đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kết hợp với chương trình rà soát doanh nghiệp của trung ương, Cục Thống kê đã hoàn thành rà soát danh sách và báo cáo về BCĐ TĐT Trung ương đúng thời gian quy định. Kết quả rà soát danh sách doanh nghiệp được thống nhất giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và Cục Thống kê. Kết quả số lượng chia theo tình trạng hoạt động cụ thể:

 

 

Tổng số

Chia ra:

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

TỔNG SỐ

5.921

16

5.864

41

Chia theo tình trạng hoạt động:

 

 

 

 

1. Số DN đang hoạt động

3.319

13

3.266

40

Trong đó: Số DN đang đầu tư chưa đi vào SXKD

164

-

163

1

2. Số DN tạm ngừng kinh doanh

125

-

125

-

3. Số DN ngừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản

2.235

3

2.231

1

4. DN không tìm thấy, không xác minh được

242

-

242

-

3.2. Lập danh sách cơ sở hành chính, sự nghiệp:

Cục Thống kê có Công văn gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh yêu cầu cung cấp danh sách các đơn vị hành chính, sự nghiệp tính đến thời điểm  31/12/2016 trên địa bàn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp toàn bộ danh sách các đơn vị trực thuộc (công lập, ngoài công lập) do đơn vị quản lý, cấp phép hoạt động.

Từ danh sách các đơn vị hành chính, sự nghiệp tính đến thời điểm  31/12/2016 do các Sở, ngành cung cấp kết hợp với danh sách cơ sở hành chính, sự nghiệp từ kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012  hiện có của Cục Thống kê và tham khảo thêm các nguồn tài liệu từ Niên giám hành chính của tỉnh hàng năm, Tổ Thường trực BCĐ tập hợp, lập danh sách toàn bộ các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo từng huyện và gửi về cho BCĐ huyện tiến hành rà soát, lập danh sách.

BCĐ các huyện tiến hành triển khai lập bảng kê các đơn vị điều tra tại địa bàn. Tuyển chọn điều tra viên lập danh sách, điều tra viên trực tiếp đến từng cơ sở để gặp chủ cơ sở hoặc người quản lý, hỏi và ghi chép vào bảng kê danh sách cơ sở theo đúng mẫu biểu quy định. Toàn bộ bảng kê được đánh mã hoàn chỉnh trước khi gửi về BCĐ tỉnh kèm với biểu tổng hợp đúng theo yêu cầu. Cụ thể số lượng cơ sở chia theo từng loại hình tổ chức như sau:

 

Tổng số cơ sở hành chính, sự nghiệp

1.834

Cơ sở hành chính, Đảng, đoàn thể

764

Cơ sở sự nghiệp

986

 

Cơ sở y tế

156

 

Cơ sở Giáo dục, đào tạo

644

 

Cơ sở văn hóa, thể thao

19

 

Cơ sở thông tin truyền thông

15

 

Cơ sở sự nghiệp khác

152

Cơ sở hiệp hội

84

3.3. Lập danh sách khối cá thể, tôn giáo:

- Khối cá thể: BCĐ các huyện tập huấn cho điều tra viên ghi đúng và chi tiết mô tả ngành, đúng đối tượng của bảng kê 02-BK/TĐTKT-CT và 02a-BK/TĐTKT-CT, tránh tình trạng cơ sở thuộc bảng kê 02a lại đưa sang bảng kê 02, làm tăng số lượng cơ sở thực hiện phiếu điều tra thời điểm 01/7 và sai quy định. Kết quả Tổng số cơ sở cá thể được lập danh sách trên địa bàn tỉnh: 60.200 cơ sở; trong đó số cơ sở thực hiện phiếu điều tra là 51.700 và số cơ sở không thực hiện phiếu điều tra là 8.500 cơ sở.

- Khối tôn giáo: Từ danh sách hiện có của Ban Tôn giáo tỉnh cung cấp, Tổ Thường trực BCĐ tập hợp phân theo từng huyện và gửi về cho BCĐ huyện tiến hành rà soát, lập danh sách. Kết quả tổng số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được lập danh sách trên địa bàn tỉnh: 666 cơ sở.

4. Công tác tuyên truyền

4.1. Cấp tỉnh:

- Tiến hành chiến dịch tuyên truyền Tổng điều tra chia làm hai đợt (đợt một từ 20/3 đến 15/4/2017, đợt hai từ 15/6 đến 15/7/2017), theo đó thường xuyên tuyên truyền, quảng bá trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về cuộc Tổng điều tra cũng như công tác chuẩn bị và tiến độ thực hiện cuộc Tổng điều tra của địa phương. Cụ thể, Cục Thống kê đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đồng chí Cục trưởng đã trả lời bài phỏng vấn về công tác Tổng điều tra trên đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận, đồng thời cũng đã gửi đầy đủ các tài liệu tuyên truyền cần thiết như: áp phích, lô gô, đĩa CD ROM cung cấp cho BCĐ các cấp để tuyên truyền, phổ biến về cuộc Tổng điều tra đến tận các địa bàn điều tra.

- Một tuần trước thời điểm Tổng điều tra thực hiện cao điểm của công tác tuyên truyền, theo đó hàng ngày phát sóng từ hai đến ba lần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận về mục đích, ý nghĩa, nội dung, nghĩa vụ,... trong cuộc Tổng điều tra và kế hoạch tiến hành Tổng điều tra. Tại các nơi trung tâm, những nơi trung tâm hành chính, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, hộ SXKD cá thể,.. đều có đặt các pa nô, băng rôn để tuyên truyền. Ngày 01/7/2017, đồng loạt 10/10 huyện, thị xã, thành phố tổ chức lễ ra quân, BCĐ TĐT tỉnh chọn Phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết tổ chức lễ ra quân của tỉnh.

- Bên cạnh đó tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, bảng đèn LED của Cục Thống kê về các hoạt động triển khai thực hiện Tổng điều tra.

4.2. Cấp huyện, xã:

- BCĐ TĐT kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền trong Tổng điều tra kinh tế trên địa bàn.

- Tiến hành chiến dịch tuyên truyền Tổng điều tra (đợt một từ 20/3 đến 15/4/2017, đợt hai từ 25/06 đến 15/7/2017), trên các Đài phát thanh và truyền hình và các Trạm truyền thanh của các xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó lồng ghép phổ biến trong các cuộc họp thôn, xóm, khu phố, dán các khẩu hiệu, băng rôn, pa nô ở những nơi trung tâm.

- Tất cả 10/10 BCĐ TĐT các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra ngày 01/7/2017.

Nhìn chung BCĐ đạo tỉnh, huyện, xã và các ngành huy động tối đa các hình thức tuyên truyền như: các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, loa truyền thanh, báo viết, báo điện tử, bản tin); cổ động (áp phích, khẩu hiệu, lô gô,...); tổ chức họp phổ biến ở cộng đồng (họp thôn, ấp, bản, tổ dân phố, các đoàn thể quần chúng,…). Vận động các tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng thực hiện tuyên truyền sâu rộng để các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng điều tra tích cực hưởng ứng cuộc Tổng điều tra.

5. Tổ chức tập huấn:

- BCĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn với các nội dung: triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt nội dung, kế hoạch Tổng điều tra; tập huấn phương án, các quy trình, nội dung các loại phiếu điều tra cho BCĐ, Tổ Thường trực cấp huyện, giám sát viên và điều tra viên cấp tỉnh. Thời gian lớp tập huấn là 4 ngày bắt đầu từ ngày 08/3/2017.

- BCĐ huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình ở địa phương chủ động tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt nội dung, kế hoạch Tổng điều tra cho BCĐ cấp xã, tập huấn điều tra viên về công tác Điều tra doanh nghiệp và lập danh sách các đơn vị điều tra khối hành chính sự nghiệp bắt đầu từ ngày 13/3/2017. Tập huấn cho điều tra viên lập danh sách khối cá thể, tôn giáo, tín ngưỡng bắt đầu ngày 01/05/2017 và tập huấn cho điều tra viên điều tra vào ngày 15/06/2017.

+ Công tác tập huấn ở mỗi cấp:

 

 

Số lớp

Tổng số người tham dự (người)

Thời gian tổ chức (ngày)

Ngày tổ chức lớp đầu tiên

Ngày tổ chức lớp cuối cùng

Tổng số:

40

1.822

37,5

 

 

-  Cấp tỉnh

1

84

4

08/3/2017

11/3/2017

-  Cấp huyện

36

1.499

31

16/3/2017

28/6/2017

-  Cấp xã

3

239

2,5

05/5/2017

26/6/2017

+ Số lượng điều tra viên của từng loại phiếu điều tra:

 

Số lượng điều tra viên

(người)

Số lượng tổ trưởng

(người)

Định mức

Thực tế

Chênh lệch

Định mức

Thực tế

Chênh lệch

Tổng số:

408

539

+131

60

80

+20

- Phiếu DN

41

43

+2

x

x

x

- Phiếu cá thể

347

474

+127

60

80

+20

- Phiếu HCSN

11

15

+4

x

x

x

- Phiếu tôn giáo

10

11

+1

x

x

x

6. Cung cấp tài liệu trong triển khai lập danh sách:

Để tạo điều kiện thuận lợi trong tập huấn cũng như tiến hành điều tra lập danh sách, trên cơ sở theo đúng qui trình lập danh sách của BCĐ trung ương. BCĐ tỉnh đã cung cấp đầy đủ các tài liệu phù hợp cho BCĐ cấp huyện, BCĐ cấp xã và từng điều tra viên lập danh sách.

II. Tổ chức kiểm tra giám sát, thu thập thông tin và tổ chức nghiệm thu

1. Tổ chức kiểm tra giám sát:

Trong quá trình điều tra viên tiến hành điều tra tại cơ sở, các thành viên BCĐ và Tổ Thường trực BCĐ tỉnh phối hợp cùng với BCĐ và Tổ Thường trực BCĐ các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống tận cơ sở để nắm bắt và theo dõi tình hình điều tra của các điều tra viên. Qua đó, nắm bắt được những yếu kém của điều tra viên để kịp thời khắc phục. Đồng thời BCĐ Trung ương cũng đã cử người trực tiếp phối hợp cùng với BCĐ tỉnh đi kiểm tra BCĐ Thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Tân và huyện Bắc Bình.

Phòng Thanh tra Thống kê Cục cũng phối hợp với Tổ Thường trực BCĐ tỉnh tổ chức 2 cuộc thanh tra (thị xã La Gi và huyện Hàm Thuận Nam).

Các huyện, thị xã, thành phố đều xây dựng kế hoạch triển khai điều tra và phân công tổ chuyên viên bám sát địa bàn điều tra, xây dựng lịch kiểm tra đối với các xã, phường, thị trấn. Để chuẩn bị tốt nghiệm thu, BCĐ tỉnh cũng cử đoàn kiểm tra tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

2. Thu thập thông tin:

Thu thập thông tin trong Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thực hiện 2 giai đoạn: Khối doanh nghiệp và hành chính, sự nghiệp bắt đầu ngày 01/3/2017; Khối cá thể và khối tôn giáo bắt đầu ngày 01/7/2017.

2.1. Thu thập thông tin phiếu doanh nghiệp:

Trên cơ sở lập danh sách đã rà soát, từ ngày 15/3 đến ngày 31/5/2017 (75 ngày) tiến hành điều tra thu thập thông tin bao gồm 22 loại phiếu.

Các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực triển khai tiến hành thu thập thông tin đúng thời gian qui định, tuy nhiên điều tra viên cũng gặp không ít khó khăn, phải mất nhiều thời gian đi lại với những lý do như: điều tra viên đến nhưng giám đốc doanh nghiệp đi vắng, có người trông coi nhưng không đủ năng lực để cung cấp thông tin; phiếu điều tra đã được kế toán thực hiện xong, nhưng do giám đốc doanh nghiệp đi công tác dài ngày không đóng dấu được; doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không cung cấp địa chỉ mới nên điều tra viên không tìm thấy....

+ Kết quả số lượng thu thập so với danh sách rà soát:

 

Theo danh sách rà soát

Số phiếu thực tế thu được

Chênh lệch (+/-)

1. Phiếu doanh nghiệp

 

 

 

Phiếu số 1A/TĐTKT-DN

3.273

3.279

+6

Phiếu số 1C/TĐTKT-ĐT

164

132

-32

* Số cơ sở trực thuộc DN thực tế đang hoạt động

227

186

-41

+ Số lượng doanh nghiệp thực hiện phiếu 1A/TĐTKT-DN tăng so với danh sách rà soát nguyên nhân do khi thực tế điều tra phát hiện số doanh nghiệp đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp thực hiện phiếu 1C/TĐTKT-ĐT) đã đi vào hoạt động và có doanh thu nên tiến hành làm phiếu 1A/TĐTKT-DN.

+ Số cơ sở trực thuộc doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên địa bàn thu thập phiếu đạt thấp so với kết quả rà soát nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên hầu hết các cơ sở trực thuộc các doanh nghiệp này ngưng hoạt động hoặc một số cơ sở trực thuộc chuyển sang dùng làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm là chủ yếu không có hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2. Thu thập thông tin khối hành chính sự nghiệp:

Trên cơ sở danh sách đã rà soát, từ ngày 01/4 đến ngày 31/5/2017 (60 ngày) tiến hành điều tra thu thập thông tin bao gồm 13 loại phiếu cụ thể như sau:

 

 

Theo danh sách rà soát

Số phiếu thực tế thu được

Chênh lệch (+/-)

 Tổng số

1.834

1.803

-31

 Phiếu 3A/TĐTKT-NN

696

667

-29

 Phiếu 3Am/TĐTKT-NN

68

68

0

 Phiếu 3S/TĐTKT-SN

125

148

+23

 Phiếu 3Sm/TĐTKT-SN

22

21

-1

 Phiếu 3Y/TĐTKT-YT

134

134

0

 Phiếu 3Ym/TĐTKT-YT

21

21

0

 Phiếu 3G/TĐTKT-GD

523

504

-19

 Phiếu 3Gm/TĐTKT-GD

121

121

0

 Phiếu 3V/TĐTKT-VH

4

4

0

 Phiếu 3Vm/TĐTKT-VH

20

18

-2

 Phiếu 3T/TĐTKT-TT

3

2

-1

 Phiếu 3Tm/TĐTKT-TT

13

12

-1

 Phiếu 3H/TĐTKT-HH

84

83

-1

Phiếu thu được đạt 1.803 cơ sở, chênh lệch thiếu 31. Nguyên nhân giảm chủ yếu là các đơn vị hành chính có sự biến đổi sát nhập, một số Ban quản lý dự án sau khi hoàn thành dự án tự giải thể và các trạm lâm nghiệp không đủ điều kiện là cơ sở hành chính sự nghiệp (không có dấu, không có tài khoản riêng).

2.3. Thu thập thông tin khối cá thể:

Tiến hành điều tra thu thập thông tin giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 01/7/2017, trên 600 điều tra viên và đội trưởng của các xã, phường, thị trấn được trưng tập và tập huấn để làm nhiệm vụ thu thập thông tin trực tiếp và toàn diện tại các cơ sở kinh tế cá thể có địa điểm cố định. Các huyện, thị, thành phố đã đồng loạt ra quân tiến hành điều tra trong 30 ngày, từ ngày 01 đến ngày 30/7/2017 và hoàn thành với 05 loại phiếu. Cụ thể số lượng như sau:

 

 

Theo danh sách rà soát

Số phiếu thực tế thu được

Chênh lệch (+/-)

Tổng số

51.700

52.448

+748

Phiếu 2/TĐTKT-CT

49.519

50.267

+748

Phiếu 2A/TĐTKT-CN

342

342

0

Phiếu 2B/TĐTKT-VT

125

125

0

Phiếu 2C/TĐTKT-TM

1.093

1.093

0

Phiếu 2D/TĐTKT-DV

621

621

0

Số lượng phiếu cá thể Phiếu 2/TĐTKT-CT thu được chênh lệch tăng so với số lượng lập danh sách thực tế, nguyên nhân chủ yếu như sau:

+ Phối hợp với các Sở, Ngành trong quá trình thu thập, đối với Sở Y tế và Sở Giáo dục phát hiện bổ sung vào số lượng khá lớn các cơ sở cá thể hoạt động nằm trong khuông viên của trường (các căn tin), các thầy, cô giáo giáo đăng ký dạy thêm, các cơ sở khám bệnh nhỏ nằm trong các hộ gia đình.

+ Một số địa bàn phức tạp mà số điều tra viên lập danh sách quá ít, phải phân công đi lập danh sách của địa bàn khác (Khu phố, thôn) nên còn bỏ sót.

2.4. Thu thập thông tin khối Tôn giáo:

Tiến hành thu thập thông tin đồng thời với khối cá thể với 01 loại phiếu. Cụ thể số lượng thu thập như sau:

 

Theo danh sách rà soát

Số phiếu thực tế thu được

Chênh lệch (+/-)

Tổng số

666

672

+6

Phiếu 4/TĐTKT-TG

666

672

+6

Số lượng cơ sở tôn giáo tăng 6 do một số cơ sở chùa, miếu mới xây cất phát sinh trong lúc điều tra.

3. Tổ chức nghiệm thu:

Đã tổ chức nghiệm thu theo qui trình nghiệm thu và bàn giao tài liệu của BCĐ Trung ương. Trong quá trình nghiệm thu nhấn mạnh tăng cường kiểm tra chất lượng công tác thu thập phiếu điều tra, nhắc nhở các BCĐ huyện, thị xã, thành phố cần khắc phục, không để tình trạng làm dối, tự kê khai không đi điều tra thực tế, nếu phát hiện cần phải cho tiến hành điều tra lại. Đồng thời nhanh chóng nghiệm thu phiếu điều tra tại các địa bàn điều tra, nơi nào hoàn thành sớm thì nghiệm thu trước theo đúng quy trình nghiệm thu.

3.1. Nghiệm thu của BCĐ cấp huyện với BCĐ cấp xã:

BCĐ cấp huyện đã chỉ đạo cho các xã, phường nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra của các tổ trưởng, điều tra viên, đồng thời lên kế họach nghiệm thu và đã hoàn thành nghiệm thu xong trước ngày 20/8/2017. Nhìn chung các xã, phường đều thực hiện tốt.

3.2. Nghiệm thu của BCĐ tỉnh với BCĐ cấp huyện:

Thời gian nghiệm thu chia làm 2 đợt:

- Đợt 1 từ ngày 22/6 đến ngày 04/7/2017 BCĐ tỉnh đã tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp ở các huyện, thị xã, thành phố.

- Đợt 2 từ ngày 23/8 đến 15/9/2017, BCĐ tỉnh đã tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra ở các huyện, thị xã, thành phố và hoàn thành nghiệm thu xong vào ngày 20/9/2017.

* Đánh giá kết quả nghiệm thu cấp huyện:

- Đạt loại giỏi: Huyện Hàm Tân, Thị xã Lagi.

- Đạt loại khá: Thành phố Phan Thiết, Huyện Tuy Phong, Huyện Bắc Bình, Huyện Hàm Thuận Bắc, Huyện Đức Linh, Huyện Tánh Linh, Huyện Phú Quý.

- Đạt yêu cầu: Huyện Hàm Thuận Nam.

3.3. Nghiệm thu của BCĐ Trung ương với BCĐ tỉnh:

Kết quả nghiệm thu được Đoàn nghiệm thu Trung ương kết luận 3 loại phiếu điều tra doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp và tôn giáo được đánh giá đạt loại giỏi; phiếu khối cá thể đạt loại khá và đánh giá chung cho quá trình thực hiện TĐT đạt loại giỏi.

4. Nhận xét, đánh giá kết quả đã thực hiện và bài học kinh nghiệm:

4.1. Ưu điểm:

- BCĐ các cấp đã tích cực chỉ đạo, hoàn thành các công việc chuẩn bị, triển khai kịp thời, tổ chức tập huấn đầy đủ các lớp theo đúng phương án, tiến hành thực hiện điều tra đúng thời gian qui định.

- BCĐ các cấp lập kế hoạch phân công các thành viên thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm thực hiện các bước điều tra theo đúng quy trình, đúng phương án và kế hoạch; Ngành thống kê sẽ tập trung toàn bộ lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan để thực hiện cuộc Tổng điều tra quan trọng này. Đặc biệt, thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát từ khâu rà soát lập danh sách, tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên, tổ chức thu thập thông tin, nghiệm thu bàn giao phiếu.

- Đối với doanh nghiệp được thống nhất số lượng giữa các cơ quan: đăng ký kinh doanh; thuế và thống kê liên quan đến số lượng doanh nghiệp theo các tình trạng hoạt động thực tế. Kết quả rà soát có ý nghĩa và tầm quan trọng, cung cấp cho cơ quan quản lý và cơ quan thống kê bức tranh thực tế về doanh nghiệp; đồng thời là điểm bắt đầu cho hoạt động thu thập thông tin.

- Tổ Thường trực cấp tỉnh đã phân công nhiệm vụ thực hiện công tác giám sát cấp huyện (có 4 đợt kiểm tra, giám sát), tham gia tập huấn trực tiếp điều tra khối doanh nhiệp, khối hành chính, sự nghiệp.

4.2. Tồn tại hạn chế:

- Thời gian thu phiếu doanh nghiệp chậm so với yêu cầu, do việc chấp hành cung cấp thông tin của doanh nghiệp không đáp ứng kịp thời, một số doanh nghiệp làm kế toán dịch vụ đang trong giai đoạn bị thanh tra thuế nên việc làm và nộp phiếu doanh nghiệp còn chậm trể, một số kế toán doanh nghiệp không hợp tác cung cấp thông tin....

- Thông tin thu thập ghi phiếu hành chính sự nghiệp của một số đơn vị chưa đầy đủ theo yêu cầu và sai về tính logic các chỉ tiêu, đơn vị tính, làm mất thời gian xác minh để điều chỉnh.

- Công tác lập danh sách cơ sở cá thể chủ yếu giao cán bộ thôn, khu phố ở xã/phường thực hiện. Do chủ quan là người quản lý ở địa phương, nên thông tin khai thác không đầy đủ, rõ ràng theo yêu cầu, cơ sở lập danh sách không đúng đối tượng (doanh nghiệp, cơ sở thuộc ngành nông-lâm-thủy sản).

- Số liệu doanh thu ghi thấp hơn nhiều so với thực tế của cơ sở (hộ kê khai). Tổ Thường trực BCĐ cấp huyện kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, hướng dẫn nghiệp vụ bổ sung không kịp thời; việc xử lý, đánh mã còn nhiều sai sót.

- Việc tiếp thu qua tập huấn nghiệp vụ một số điều tra viên còn hạn chế, nhiều điều tra viên chưa dành thời gian đọc kỹ tài liệu tập huấn, thông tin thu thập không đầy đủ, thấp hơn so với thực tế (chủ yếu chỉ tiêu doanh thu của cơ sở).

- Công tác chỉ đạo, giám sát ở một số BCĐ TĐT cấp xã chủ yếu đôn đốc về tiến độ, chưa quan tâm đến công tác kiểm tra phiếu điều tra để phát hiện kịp thời và uốn nắn những sai sót của từng điều tra viên.

4.3. Bài học kinh nghiệm:

Đạt được kết quả trên là do có sự chỉ đạo chặt chẻ giữa BCĐ Trung ương và BCĐ tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa BCĐ các cấp và sự cố gắng của tất cả các điều tra viên, đội trưởng cùng sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị thuộc đối tượng điều tra trên địa bàn toàn tỉnh. Qua cuộc Tổng điều tra lần này BCĐ TĐT tỉnh rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Công tác chỉ đạo đã góp phần quyết định đến sự thành công của cuộc Tổng điều tra. Trong cuộc Tổng điều tra này đã được cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, được mọi người dân nhiệt tình hưởng ứng, BCĐ các cấp đã quan tâm, chỉ đạo sát sao, đây là điều kiện quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng điều tra.

­- Tăng cường công tác tuyên truyền, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của cuộc TĐT. Thông qua các phương tiện truyền thông, các BCĐ đã thực hiện nội dung tuyền truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương, từng giai đoạn thông qua các hình thức: Đài Phát thanh và Truyền hình, pano, áp phích khẩu hiệu tại khu vực động dân cư, xe lưu động tuyên truyền phát nội dung đĩa CD tuyên truyền TĐT. UBND các xã đã lồng ghép phổ biến tuyên truyền TĐT tại các cuộc họp của chính quyền; tại các cuộc họp thôn đã lồng ghép phổ biến tuyên truyền TĐT.

- Công tác chuẩn bị Tổng điều tra thật đều các khâu: Từ tập huấn, phát tài liệu tập huấn, điều tra, cấp phát văn phòng phẩm,… đều được thực hiện chu đáo. Toàn bộ nội dung: quyết định, phương án, phiếu điều tra, hướng dẫn ghi phiếu đều được đưa lên trang website của Cục Thống kê để phổ biến rộng rãi (làm tốt công tác chuẩn bị là quyết định thành công cho cuộc TĐT.

- Công tác phối hợp tích cực và hiệu quả của các ban ngành liên quan từ tỉnh đến huyện, xã . Như các ngành Thuế, Kho bạc Nhà nước, Kế hoạch – Đầu tư, Tài Chính, Y tế, Giáo dục – Đào tạo, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thông tin truyền thông… đã tạo được cơ chế phối hợp, chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng khi triển khai công việc, đơn vị nào chủ quản thì phân công cho đơn vị đó chủ động triển khai khai lập danh sách cũng như thu thập; từ đó thực tế cho thấy cách làm này đảm bảo đầy đủ các đơn vị hiện có tại địa phương, giảm tải áp lực cho Ban Chỉ đạo TĐT các cấp.

- Huy động lực lượng điều tra viên từ nhiều nguồn: đối với điều tra doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp đòi hỏi các điều tra viên phải là những người có trình độ am hiểu kế toán doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp; điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và tôn giáo về cơ bản, lực lượng điều tra viên tại các xã, phương, thị trấn có kinh nghiệm am hiểu địa bàn, linh hoạt trong điều tra đã đảm đương yêu cầu quy trình điều tra đề ra.

- Công tác kiểm tra, giám sát Tổng điều tra thường xuyên, chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát điều tra và thu thập thông tin của điều tra viên tại địa bàn; phát hiện và bổ sung kịp thời những sai sót về chuyên môn nghiệp vụ cho điều tra viên, tổ trưởng.

Tổng điều tra kinh tế năm 2017 là cuộc điều tra lớn với độ phức tạp cao, khối lượng công việc nhiều, đối tượng điều tra đa dạng, phước tạp, do đó đòi hỏi điều tra viên phải có kiến thức nhất định, kiên trì, sáng tạo trong giao tiếp thu thập số liệu, các thông tin ghi vào phiếu đòi hỏi độ chính xác cao, tiến độ điều tra phải hoàn thành theo đúng yêu cầu, kế hoạch và thời gian đề ra. Tuy nhiên với tinh thần quyết tâm, nổ lực, nhiệt tình và sự cố gắng của BCĐ tỉnh, BCĐ huyện, BCĐ các xã, phường, thị trấn, của tất cả những người tham gia cuộc tổng điều tra lần này đã góp phần làm cho cuộc tổng điều tra trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt, hoàn thành  yêu cầu, chất lượng cuộc tổng điều tra.

III. Kết quả sơ bộ một số chỉ tiêu chủ yếu qua 2 cuộc Tổng điều tra 2012 và 2017:

Về số lượng và lao động (không tính các cơ sở cá thể hoạt động ngành nông, lâm thủy sản) kết quả đã thể hiện sự mở rộng theo hướng tăng nhanh các cơ sở doanh nghiệp, các cơ sở cá thể tăng chậm lại và hành chính sự nghiệp giảm nhẹ, như sau:

 

Năm 2012

Năm 2017

Tốc đố phát triển (%)

Năm 2017 so 2012

Bình quân hàng năm

I. Số cơ sở

 

 

 

 

 Tổng số

59.009

66.702

113,04

2,48

Doanh nghiệp

2.276

3.279

144,07

7,58

Cơ sở kinh tế cá thể

54.302

60.948

112,24

2,34

Hành chính sự nghiệp

1.833

1.803

98,36

-0,33

Tôn giáo, tín ngưỡng

598

672

112,37

2,36

II. Số lao động

 

 

 

 

 Tổng số

196.784

223.817

113,74

2,61

Doanh nghiệp

56.712

73.400

129,43

5,29

Cơ sở kinh tế cá thể

97.827

105.225

107,56

1,47

Hành chính sự nghiệp

39.331

42.931

109,15

1,77

Tôn giáo, tín ngưỡng

2.914

2.261

77,59

-4,95

Sự phát triển về số lượng cơ sở và lao động của các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp:

1.1. Số lượng doanh nghiệp

- Tốc độ phát triển số lượng doanh nghiệp qua 2 kỳ (năm 2012 và 2017) điều tra chia theo thành phần kinh tế như sau: thực hiện TĐT năm 2012 là 2.276 doanh nghiệp; thực hiện TĐT năm 2017 đạt 3.279 tăng 44,07%, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 7,58%, cụ thể:

 

Số lượng doanh nghiệp chia theo loại hình doanh nghiệp

 

 

Thực hiện TĐT năm 2012

Thực hiện TĐT năm 2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

2.276

3.279

144,07

7,58

1. Doanh nghiệp nhà nước

19

12

63,16

-8,78

+ Doanh nghiệp nhà nước Trung ương

3

5

166,67

10,76

+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương

16

7

43,75

-15,24

2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước

2.220

3.218

144,95

7,71

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

37

49

132,43

5,78

Số lượng doanh nghiệp tăng tương đối và có sự thay đổi theo xu hướng tăng cơ cấu kinh tế ngoài Nhà nước do thành phần kinh tế tư nhân phát triển nhanh đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần (bình quân hàng năm tăng 7,7%). Mặt khác cũng thể hiện hiệu quả của chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nên số lượng giảm đáng kể (bình quân hàng năm giảm 8,8%), chính sách thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục được cải thiện nhằm thu hút đầu tư (bình quân hàng năm tăng 5,8%).

Thể hiện cơ cấu số lượng về thành phần kinh tế và ngành đi đúng hướng như sau: Số DN Nhà nước TĐT 2012 chiếm tỷ lệ trong tổng số là 0,83% thì TĐT 2017 giảm còn 0,37%. Số DN ngoài Nhà nước TĐT 2012 chiếm tỷ lệ trong tổng số là 97,53% thì TĐT 2017 tăng 98,14%.

Số lượng doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế

 

 

Thực hiện TĐT năm 2012

Thực hiện TĐT năm 2017

% so sánh

TĐT 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

2.276

3.279

144,07

7,58

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

111

135

121,62

3,99

B. Khai khoáng

70

54

77,143

-5,06

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

330

389

117,88

3,34

D. SX và PP điện, khí đốt, nước năng, hơi nước và điều hoà

49

42

85,714

-3,04

E. Cung cấp nước; h.động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

4

8

200

14,87

F. Xây dựng

259

376

145,17

7,74

G. Bán buôn và bán lẻ; SC ô tô,mô tô, xe máy, xe có động cơ

825

1.336

161,94

10,12

H. Vận tải kho bãi

73

120

164,38

10,45

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

261

345

132,18

5,74

J. Thông tin và truyền thông

9

16

177,78

12,20

K. Hoạt động tài chính,  ngân hàng và bảo hiểm

25

32

128

5,06

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

10

51

510

38,52

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

149

217

145,64

7,81

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

41

76

185,37

13,14

P. Giáo dục và đào tạo

13

15

115,38

2,90

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

4

5

125

4,56

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

20

22

110

1,92

S. Hoạt động dịch vụ khác

23

40

173,91

11,70

Cơ cấu ngành tăng theo hướng phát triển các ngành dịch vụ, lớn nhất thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng.

+ Số DN ngành nông, lâm và thuỷ sản TĐT 2012 chiếm tỷ lệ trong tổng số là 4,87% thì TĐT 2017 giảm còn 4,11%.

+ Số DN ngành dịch vụ TĐT 2012 chiếm tỷ lệ trong tổng số là 63,84% thì TĐT 2017 nâng lên 69,38%. Trong đó Số lượng doanh nghiệp có xu hướng phát triển các ngành dịch vụ, trong đó thể hiện ở số tăng bình quân cao nhất là kinh doanh bất động sản (38,52%); Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (tăng 14,87%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (tăng 13,14), thông tin truyền thông (tăng 12,20%), hoạt động dịch vụ khác (11,70%) .v.v.

Số lượng doanh nghiệp chia theo đơn vị hành chính

 

Thực hiện TĐT năm 2012

Thực hiện TĐT năm 2017

% so sánh

TĐT 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

2.276

3.279

144,07

7,58

Thành phố Phan Thiết

1.199

1.639

136,7

6,45

Thị xã Lagi

150

212

141,33

7,16

Huyện Tuy Phong

151

249

164,9

10,52

Huyện Bắc Bình

95

136

143,16

7,44

Huyện Hàm Thuận Bắc

156

244

156,41

9,36

Huyện Hàm Thuận Nam

123

193

156,91

9,43

Huyện Tánh Linh

100

181

181,0

12,60

Huyện Đức Linh

128

196

153,13

8,90

Huyện Hàm Tân

77

120

155,84

9,28

Huyện Phú Quý

97

109

112,37

2,36

Số lượng doanh nghiệp có xu hướng phát triển mở rộng ra các vùng giáp ranh thành thị như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và xa hơn nữa các vùng nông thôn như Tuy Phong, Tánh Linh. Thể hiện ở mức tăng bình quân cao  như: Huyện Huyện Tánh Linh (12,6%), Huyện Tuy Phong (10,52%), Huyện Hàm Thuận Bắc, Huyện Hàm Thuận Nam, Huyện Hàm Tân… tăng trên 9%.

1.2. Lao động của doanh nghiệp:

Tương ứng tốc độ phát triển số lao động qua 2 kỳ năm 2012 và 2017: Thực hiện TĐT năm 2012 là 56.712 người thì Thực hiện TĐT năm 2017 đạt 73.400 người, tăng 29,4%, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 5,29%, cụ thể:

Lao động doanh nghiệp chia theo loại hình doanh nghiệp


 

 

Thực hiện TĐT năm 2012

Thực hiện TĐT năm 2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

56.712

73.400

129,426

5,29

1. Doanh nghiệp nhà nước

4.517

4.150

91,8751

-1,68

  + Doanh nghiệp nhà nước trung ương

2.486

2.666

107,241

1,41

  + Doanh nghiệp nhà nước địa phương

2.031

1.484

73,0675

-6,08

2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước

49.161

59.595

121,224

3,92

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3.034

9.655

318,227

26,05

Từ mức tăng về số lượng cao hơn là mức tăng lao động của DN cho thấy phát triển DN hiện nay chủ yếu tăng ở những DN có quy mô lao động thấp; doanh nghiệp mới ở phát triển doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ là chủ yếu, điều này nói lên rằng vẫn là xu thế phát triển làm ăn nhỏ, lẻ từ cơ sở SXKD cá thể đi lên. Do vậy cần có hướng chiến lược kinh doanh lâu dài, đầu tư thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, nâng qui mô lao động ở mức cao hơn.

Số lượng doanh nghiệp chia theo đơn vị hành chính

 

Thực hiện TĐT năm 2012

Thực hiện TĐT năm 2017

% so sánh

TĐT 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

56.712

73.400

129,43

5,29

Thành phố Phan Thiết

31.949

34.959

109,42

1,82

Thị xã Lagi

3.817

7289

190,96

13,81

Huyện Tuy Phong

3.319

6091

183,52

12,91

Huyện Bắc Bình

1.765

1331

75,411

-5,49

Huyện Hàm Thuận Bắc

4.391

6287

143,18

7,44

Huyện Hàm Thuận Nam

3.365

7937

235,87

18,72

Huyện Tánh Linh

1.648

2484

150,73

8,55

Huyện Đức Linh

3.968

4230

106,6

1,29

Huyện Hàm Tân

1.451

1781

122,74

4,18

Huyện Phú Quý

1.039

1011

97,305

-0,54

Số lượng doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế

 

 

Thực hiện TĐT năm 2012

Thực hiện TĐT năm 2017

% so sánh

TĐT 2012 so 2017

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

56.712

73.400

129,43

5,29

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

3.903

3.148

80,656

-4,21

B. Khai khoáng

2.380

1.811

76,092

-5,32

C. Công nghiệp chế biến , chế tạo

19.398

28.642

147,65

8,11

D. SX và PP điện, khí đốt, nước năng, hơi nước và điều hoà

752

281

37,367

-17,87

E. Cung cấp nước;h.động quản lý và xử lý rác thải,nước thải

804

858

106,72

1,31

F. Xây dựng

7.366

9.989

135,61

6,28

G. Bán buôn và bán lẻ; SC ô tô,mô tô,xe máy,xe có động cơ

8.995

12.081

134,31

6,08

H. Vận tải kho bãi

844

1.434

169,91

11,18

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

8.448

9.968

117,99

3,36

J. Thông tin và truyền thông

100

85

85

-3,20

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

249

377

151,41

8,65

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

109

440

403,67

32,19

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

1.203

1.615

134,25

6,07

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

630

1.088

172,7

11,55

P. Giáo dục và đào tạo

387

462

119,38

3,61

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

415

512

123,37

4,29

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

530

351

66,226

-7,91

S. Hoạt động dịch vụ khác

199

258

129,65

5,33

Một trong những điều kiện cần thiết để phát triển của các doanh nghiệp đó là tăng sức lao động, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành cao, có tay nghề, lao động nhiệt tình và nhất là sức trẻ. Điều khẳng định muốn mở rộng qui mô sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá ngoài phát triển công nghệ hiện đại thì không thể thiếu lực lượng cán bộ quản lý, lao động lành nghề, có chuyên môn cao. Thực tế cùng với sự phát triển số lượng tất yếu dẫn đến nhu cầu lao động. Do vậy hàng năm đã giải quyết  việc làm một lượng lao động đáng kể cho cho địa phương.  Có thể nói rằng phát huy nhân tố con người, sử dụng đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm tăng năng suất lao động.

1.3. Nguồn vốn của các doanh nghiệp:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng khá trong những năm qua. Với việc tích cực huy động nhiều nguồn vốn, tích cực đầu tư phát triển mở rộng sản xuất là một trong những tiền đề tồn tại, phát triển cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nguồn vốn của các doanh nghiệp qua 5 năm có bước tăng khá từ nỗ lực không ngừng phát triển vốn đầu tư: TĐT năm 2017 đạt trên 79,4 nghìn tỷ gấp 2,6 lần so TĐT 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 21%. Vốn tăng cao cho thấy sự nỗ lực tăng cường mở rộng SXKD của DN. Thể hiện qua số liệu như sau:

  

Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân theo các thành phần kinh tế

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

30.654.954

79.369.639

258,91

20,96

  - KT Nhà nước

2.374.568

3.470.931

146,17

7,89

  - KT ngoài Nhà Nước

25.509.204

63.227.798

247,86

19,91

+ Hợp tác xã

855.945

1.783.845

208,41

15,82

+ Doanh nghiệp tư nhân

2.731.875

4.633.193

169,60

11,14

+ Cty TNHH tư nhân, TNHH có vốn nhà nước <=50%

13.165.409

31.680.211

240,63

19,20

+ Cty cổ phần không có hoặc có vốn nhà nước <=50%

8.755.975

25.130.549

287,01

23,48

  - KT đầu tư nước ngoài

2.771.182

12.670.910

457,24

35,53

Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân theo đơn vị hành chính

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

30.654.954

79.369.639

258,91

20,96

   - Thành phố Phan Thiết

19.231.551

40.648.144

211,36

16,15

   - Thị xã La Gi

1.599.641

4.113.890

257,18

20,79

   - Huyện Tuy Phong

1.259.514

11.863.767

941,93

56,60

   - Huyện Bắc Bình

502.062

1.223.020

243,60

19,49

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

2.262.873

5.329.613

235,52

18,69

   - Huyện Hàm Thuận Nam

1.962.446

4.046.299

206,19

15,57

   - Huyện Tánh Linh

422.291

1.322.733

313,23

25,65

   - Huyện Đức Linh

2.382.330

3.830.050

160,77

9,96

   - Huyện Hàm Tân

665.548

6.289.731

945,05

56,71

   - Huyện Phú Quý

366.698

702.393

191,55

13,88


 

Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân theo các ngành kinh tế

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

30.654.954

79.369.639

258,91

20,96

 I. Nông nghiệp,  lâm nghiệp, thuỷ sản 

2.360.738

5.452.673

230,97

18,23

 II. Công nghiệp-Xây dựng

13.984.829

37.321.506

266,87

21,69

  Khai khoáng 

1.462.266

3.819.236

261,19

21,17

  Công nghiệp chế biến , chế tạo 

6.725.957

11.695.042

173,88

11,70

  Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 

218.499

1.010.117

462,30

35,83

  Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 

311.239

451.916

145,20

7,74

  Xây dựng 

5.266.869

20.345.195

386,29

31,03

 III. Dịch vụ

14.309.386

45.408.898

317,34

25,98

 - Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 

4.745.097

15.189.335

320,11

26,20

 - Vận tải kho bãi

277.503

676.502

243,78

19,51

 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

4.845.378

8.813.438

181,89

12,71

 + Dịch vụ lưu trú 

4.430.364

8.003.544

180,65

12,56

 + Dịch vụ ăn uống 

415.014

809.894

195,15

14,31

 - Thông tin và truyền thông 

19.119

34.034

 

 

 - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 

577.648

1.522.879

263,63

21,39

 - Hoạt động kinh doanh bất động sản 

2.269.161

8.424.942

371,28

30,00

 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 

270.530

453.174

167,51

10,87

 - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 

68.685

150.744

219,47

17,02

 - Giáo dục và đào tạo 

95.075

142.887

150,29

8,49

 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 

215.022

338.016

157,20

9,47

 - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 

875.903

759.571

86,72

-2,81

 - Hoạt động dịch vụ khác 

50.266

89.938

178,92

12,34

1.4. Doanh thu:

Từ số lượng doanh nghiệp phát triển, vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, doanh thu của các doanh nghiệp tăng khá thể hiện qua 5 năm đạt 79,3 nghìn tỷ gấp 2,3 lần so TĐT 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 18%. Doanh thu tăng cao thể hiện DN phát triển tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và lượng lưu chuyển hàng hóa khá ổn định nâng cao tiêu dùng cho xã hội, phần lớn các DN làm ăn có hiệu quả, góp phần đóng góp rất lớn, chủ yếu trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Doanh thu thuần của các doanh nghiệp phân theo các thành phần kinh tế

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

34.476.769

79.306.132

230,03

18,13

  - DN Nhà nước

4.459.821

4.077.220

91,42

-1,78

  - DN ngoài Nhà Nước

27.530.528

54.827.134

199,15

14,77

+ Hợp tác xã

369.188

329.130

89,15

-2,27

+ Doanh nghiệp tư nhân

7.379.795

9.442.379

127,95

5,05

+ Cty TNHH tư nhân, TNHH có vốn nhà nước <=50%

12.937.586

31.804.662

245,83

19,71

+ Cty cổ phần không có hoặc có vốn nhà nước <=50%

6.843.959

13.250.963

193,62

14,13

  - DN có vốn đầu tư nước ngoài

2.486.420

20.401.778

820,53

52,34

Doanh thu thuần của các doanh nghiệp phân theo đơn vị hành chính

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

34.476.769

79.306.132

230,03

18,13

   - Thành phố Phan Thiết

19.966.909

28.088.835

140,68

7,06

   - Thị xã La Gi

1.899.049

3.401.864

179,14

12,37

   - Huyện Tuy Phong

2.079.000

22.918.121

1102,36

61,61

   - Huyện Bắc Bình

808.685

1.862.144

230,27

18,15

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

2.941.832

4.975.301

169,12

11,08

   - Huyện Hàm Thuận Nam

1.088.329

1.951.000

179,27

12,38

   - Huyện Tánh Linh

467.803

1.454.450

310,91

25,47

   - Huyện Đức Linh

3.779.847

6.130.316

162,18

10,15

   - Huyện Hàm Tân

904.521

8.096.996

895,17

55,02

   - Huyện Phú Quý

540.794

427.105

78,98

-4,61

 


 

Doanh thu thuần của các doanh nghiệp phân theo các ngành kinh tế

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

34.476.769

79.306.132

230,03

18,13

 I. Nông nghiệp,  lâm nghiệp, thuỷ sản 

1.584.752

2.053.113

129,55

5,32

 II. Công nghiệp-Xây dựng

12.920.804

36.599.188

283,26

23,15

  Khai khoáng 

1.062.339

1.631.576

153,58

8,96

  Công nghiệp chế biến , chế tạo 

8.994.357

13.319.603

148,09

8,17

  Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 

333.983

120.821

36,18

-18,40

  Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 

158.105

334.595

211,63

16,18

  Xây dựng 

2.372.020

21.192.594

893,44

54,96

 III. Dịch vụ

19.971.213

40.653.831

203,56

15,28

 - Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 

16.877.221

34.561.224

204,78

15,41

 - Vận tải kho bãi

163.115

402.959

247,04

19,83

 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

1.576.324

2.979.323

189,00

13,58

 + Dịch vụ lưu trú 

1.395.715

2.727.661

195,43

14,34

 + Dịch vụ ăn uống 

180.609

251.662

139,34

6,86

 - Thông tin và truyền thông 

15.997

5.824

 

 

 - Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 

101.091

188.210

186,18

13,24

 - Hoạt động kinh doanh bất động sản 

34.119

283.913

832,13

52,77

 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 

186.270

254.910

136,85

6,48

 - Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 

84.862

139.070

163,88

10,38

 - Giáo dục và đào tạo 

55.223

67.085

121,48

3,97

 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 

71.093

151.046

212,46

16,27

 - Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 

788.452

1.585.766

201,12

15,00

 - Hoạt động dịch vụ khác 

17.446

34.502

197,76

14,61

2. Cơ sở SXKD cá thể:

2.1. Số lượng cơ sở cá thể:

Các cở sở cá thể hoạt động thường nhỏ lẻ còn mang nặng tính cách gia đình, tuy nhiên với việc mô hình phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, xây dựng các làng nghề truyền thống sản xuất có hiệu quả, với nhiều lao động tham gia, có ý chí vượt khó, nâng dần kiến thức SXKD, biết huy động và sử dụng đồng vốn tương đối có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo góp phần trong việc phát triển đời sống kinh tế xã hội.

- Tổng số cơ sở cá thể TĐT 2017 là 60.951 cở sở tăng 12,1 % so với TĐT 2012, bình quân hàng năm tăng 2,3%. Tăng khá so với mức bình quân có Huyện Hàm Thuận Bắc (5,06%), Thị xã La Gi (4,04%).

Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo đơn vị hành chính

 

Số cơ sở cá thể có đến 01/7/2012

Số cơ sở cá thể có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

              Tổng số

54.354

60.951

112,14

2,32

Thành phố Phan Thiết

12.226

12.708

103,94

0,78

Thị xã La Gi

7.524

9.171

121,89

4,04

Huyện Tuy Phong

5.894

6.989

118,58

3,47

Huyện Bắc Bình

3.800

4.041

106,34

1,24

Huyện Hàm Thuận Bắc

5.353

6.852

128,00

5,06

Huyện Hàm Thuận Nam

2.907

3.306

113,73

2,61

Huyện Tánh Linh

5.490

5.492

100,04

0,01

Huyện Đức Linh

6.552

7.435

113,48

2,56

Huyện Hàm Tân

3.645

3.824

104,91

0,96

Huyện Phú Quý

963

1.133

117,65

3,30

Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo ngành kinh tế

 

Số cơ sở cá thể có đến 01/7/2012

Số cơ sở cá thể có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

          Tổng số

54.354

60.951

112,14

2,32

 1. Công nghiệp

4.977

5.698

114,49

2,74

 1. Xây dựng

803

1.106

137,73

6,61

 3. Vận tải, kho bãi

2.966

3.138

105,80

1,13

 4. Thương mại, dịch vụ

45.608

51.009

111,84

2,26

Số lượng cơ sở cá thể có xu hướng phát triển các ngành xây dựng.

2.2. Lao dộng của cơ sở cá thể:

- Tổng số lao động cá thể: Tổng điều tra 2017 có 105.229 người tăng 7,6% so với Tổng điều tra 2012 và tăng trưởng bình quân hàng năm 1,47%. Mặc dầu với mức tăng này không cao, tuy nhiên do số lượng lớn, nên gia tăng số lượng kinh tế cá thể đã góp phần đáng kể vào việc linh hoạt trong kinh tế mang dạng gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Số lượng lao động cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo

đơn vị hành chính

 

Số lao động cơ sở cá thể có đến 01/7/2012

Số lao động cơ sở cá thể có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

              Tổng số

97.827

105.229

107,57

1,47

Thành phố Phan Thiết

23.921

23.643

98,84

-0,23

Thị xã La Gi

13.594

15.726

115,68

2,96

Huyện Tuy Phong

9.942

10.935

109,99

1,92

Huyện Bắc Bình

6.235

6.484

103,99

0,79

Huyện Hàm Thuận Bắc

9.183

11.620

126,54

4,82

Huyện Hàm Thuận Nam

6.424

6.051

94,19

-1,19

Huyện Tánh Linh

8.738

9.321

106,67

1,30

Huyện Đức Linh

11.527

12.752

110,63

2,04

Huyện Hàm Tân

6.706

6.756

100,75

0,15

Huyện Phú Quý

1.557

1.941

124,66

4,51

Số lượng lao động cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo ngành kinh tế

 

Số lao động cơ sở cá thể có đến 01/7/2012

Số lao động cơ sở cá thể có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

          Tổng số

97.827

105.229

107,57

1,47

 1. Công nghiệp

17.818

14.058

78,90

-4,63

 1. Xây dựng

2.388

4.102

171,78

11,43

 3. Vận tải, kho bãi

4.155

4.071

97,98

-0,41

 4. Thương mại, dịch vụ

73.466

82.998

112,97

2,47

2.3. Nguồn vốn của cơ sở cá thể:

Trong những năm qua, các vùng đô thị không khuyến khích phát triển vùng đô thị do một số cơ sở cá thể có khuynh hướng lên doanh nghiệp, tuy nhiên ở các vùng nông thôn, trong điều kiện khó khăn cũng cần tăng qui mô SXKD, đầu tư đáp ứng nhu cầu dân cư. Nguồn vốn đạt 15,6 nghìn tỷ tăng 84% so với TĐT 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 13%.

Nguồn vốn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo đơn vị hành chính

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

8.480.864

15.601.035

183,96

12,96

   - Thành phố Phan Thiết

2.963.243

4.198.448

141,68

7,22

   - Thị xã La Gi

1.318.573

2.398.046

181,87

12,71

   - Huyện Tuy Phong

698.675

1.090.111

156,03

9,30

   - Huyện Bắc Bình

500.184

1.174.096

234,73

18,61

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

584.189

1.488.551

254,81

20,57

   - Huyện Hàm Thuận Nam

382.739

972.103

253,99

20,49

   - Huyện Tánh Linh

564.179

1.526.932

270,65

22,03

   - Huyện Đức Linh

791.290

1.643.367

207,68

15,74

   - Huyện Hàm Tân

578.861

694.636

120,00

3,71

   - Huyện Phú Quí

98.931

414.745

419,23

33,20

 

Nguồn vốn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo ngành kinh tế

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

8.480.864

15.601.035

183,96

12,96

 I. Công nghiệp

825.138

1.661.867

201,40

15,03

  Khai khoáng 

19.622

246.803

1.257,79

65,93

  Công nghiệp chế biến , chế tạo 

772.787

1.176.299

152,22

8,77

  Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 

32.519

237.852

731,42

48,88

  Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 

210

913

434,76

34,17

 II. Dịch vụ

7.655.726

13.939.168

182,08

12,73

  Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 

4.309.901

7.315.516

169,74

11,16

 Vận tải kho bãi 

810.333

1.578.284

194,77

14,26

  Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

1.669.944

3.250.185

194,63

14,25

    * Dịch vụ lưu trú 

779.694

1.220.725

156,56

9,38

    * Dịch vụ ăn uống 

890.250

2.029.460

227,97

17,92

  Thông tin và truyền thông 

118.099

170.899

144,71

7,67

  Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 

57.901

63.373

109,45

1,82

  Hoạt động kinh doanh bất động sản 

18.225

736.351

4.040,33

109,55

  Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 

19.215

48.951

254,75

20,57

  Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 

40.735

98.712

242,33

19,37

  Giáo dục và đào tạo 

97.371

98.724

101,39

0,28

  Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 

76.581

113.954

148,80

8,27

  Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 

202.673

217.498

107,31

1,42

  Hoạt động dịch vụ khác 

234.748

246.721

105,10

1,00

2.4. Doanh thu của cơ sở cá thể:

Tuy số lượng cơ sở kinh tế tăng không nhiều nhưng doanh thu cũng tăng khá góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và lượng lưu chuyển hàng hóa khá ổn định. Doanh thu đạt 37,9 nghìn tỷ tăng 59,5% so với TĐT 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 9,8%.

Doanh thu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo đơn vị hành chính

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

23.768.069

37.904.808

159,48

9,78

   - Thành phố Phan Thiết

6.342.855

8.838.244

139,34

6,86

   - Thị xã La Gi

3.695.371

6.348.747

171,80

11,43

   - Huyện Tuy Phong

1.958.074

4.064.485

207,58

15,73

   - Huyện Bắc Bình

1.401.792

2.412.651

172,11

11,47

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

2.197.732

3.853.023

175,32

11,88

   - Huyện Hàm Thuận Nam

1.633.156

2.588.863

158,52

9,65

   - Huyện Tánh Linh

2.281.780

3.287.819

144,09

7,58

   - Huyện Đức Linh

2.217.633

2.793.702

125,98

4,73

   - Huyện Hàm Tân

1.762.417

3.132.031

177,71

12,19

   - Huyện Phú Quí

277.259

585.243

211,08

16,12

 

 Doanh thu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phân theo ngành kinh tế

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2012

TĐT 2017

2017 so 2012

Tăng trưởng b/q năm

  TỔNG SỐ 

23.768.069

37.904.808

159,48

9,78

 I. Công nghiệp-xây dựng

4.148.708

5.635.853

135,85

6,32

  B. Khai khoáng 

14.427

17.173

119,03

3,55

  C. Công nghiệp chế biến , chế tạo 

4.091.279

5.542.296

221,80

17,27

  D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 

12.979

18.332

141,24

7,15

  E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 

1.033

1.500

145,21

7,75

  F. Xây dựng

28.990

56.552

195,07

14,30

 II. Dịch vụ

19.619.361

32.268.955

164,48

10,46

  G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 

13.605.708

21.391.784

157,23

9,47

 H. Vận tải kho bãi 

758.321

1.535.875

233,99

18,53

  I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 

3.881.887

7.167.987

184,65

13,05

    * Dịch vụ lưu trú 

280.604

347.626

123,88

4,38

    * Dịch vụ ăn uống 

3.601.283

6.820.361

189,39

13,62

  J. Thông tin và truyền thông 

149.618

177.513

118,64

3,48

  K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 

129.386

173.161

133,83

6,00

  L. Hoạt động kinh doanh bất động sản 

9.831

362.165

3.683,91

105,71

  M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 

55.300

56.575

102,31

0,46

  N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 

87.319

133.792

153,22

8,91

  P. Giáo dục và đào tạo 

89.124

115.049

129,09

5,24

  Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 

112.797

151.874

134,64

6,13

  R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 

184.008

188.976

102,70

0,53

  S. Hoạt động dịch vụ khác 

556.062

814.204

146,42

7,92

3. Cơ sở hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, hiệp hội:

3.1. Số lượng cơ sở hành chính, sự nghiệp:

Tổng số cơ sở hành chính sự nghiệp TĐT 2017 là 1.803 cở sở giảm 2% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm giảm 0,36%. Mức giảm không lớn tuy nhiên cũng thể hiện nỗ lực thực hiện tinh giảm của tỉnh yêu cầu cần sáp nhập lại, hoặc giải thể.

 

Số lượng cơ sở hành chính, sự nghiệp phân theo đơn vị hành chính

 

Số cơ sở HCSN có đến 01/7/2012

Số cơ sở HCSN có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

1.836

1.803

98,20

-0,36

Thành phố Phan Thiết

369

360

97,56

-0,49

Thị xã La Gi

149

145

97,32

-0,54

Huyện Tuy Phong

161

161

100

0,00

Huyện Bắc Bình

207

205

99,03

-0,19

Huyện Hàm Thuận Bắc

223

213

95,52

-0,91

Huyện Hàm Thuận Nam

165

165

100

0,00

Huyện Tánh Linh

183

180

98,36

-0,33

Huyện Đức Linh

176

169

96,02

-0,81

Huyện Hàm Tân

133

133

100

0,00

Huyện Phú Quý

70

72

102,86

0,57

 

Số lượng cơ sở hành chính, sự nghiệp phân theo loại hình tổ chức

 

Số cơ sở HCSN có đến 01/7/2012

Số cơ sở HCSN có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

1.836

1.803

98,20

-0,36

1. Cơ quan thuộc hệ thống lập pháp

12

13

108,33

1,61

2. Cơ quan hành pháp

345

315

91,30

-1,80

3. Cơ quan tư pháp

27

31

114,81

2,80

4. Cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam

163

148

90,80

-1,91

5. Cơ sở thuộc tổ chức chính trị - xã hội

254

228

89,76

-2,14

6. Cơ sở thuộc tổ chức xã hội

61

61

100

0,00

7. Cơ sở thuộc tổ chức xã hội - nghề nghiệp

41

22

53,66

-11,71

8. Cơ sở sự nghiệp

930

982

105,59

1,09

8.1. Cơ sở Y tế

160

155

96,88

-0,63

- Công lập

160

155

96,88

-0,63

- Ngoài công lập

 

 

 

 

8.2. Cơ sở Giáo dục đào tạo

637

625

98,12

-0,38

- Công lập

620

621

100,16

0,03

- Ngoài công lập

17

4

23,53

-25,13

8.3. Cơ sở sự nghiệp khác

133

202

151,88

8,72

- Công lập

132

199

150,76

8,56

- Ngoài công lập

1

3

300

24,57

9. Cơ sở SXKD trực thuộc cơ quan HCSN

3

3

100

0,00

3.2. Lao động cơ sở hành chính, sự nghiệp:

Tuy nhiên nhu cầu con người lao động để hoàn thành chức năng nhiệm vụ chính trị các đơn vị hành chính sự nghiệp không giảm mà lại tăng mặc dầu không lớn. Tổng số lao động hành chính sự nghiệp TĐT 2017 là 42.931 người tăng 9% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm tăng 1,8%.

Lao động của các cơ sở hành chính, sự nghiệp phân theo đơn vị hành chính

 

Số lao động cơ sở HCSN có đến 01/7/2012

Số lao động cơ sở HCSN có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

Tổng số

39.331

42.931

109,15

1,77

Thành phố Phan Thiết

10.346

11.568

111,81

2,26

Thị xã La Gi

2.889

2.950

102,11

0,42

Huyện Tuy Phong

3.395

3.954

116

3,10

Huyện Bắc Bình

4.188

4.750

113,42

2,55

Huyện Hàm Thuận Bắc

4.782

4.796

100,29

0,06

Huyện Hàm Thuận Nam

2.874

3.097

108

1,51

Huyện Tánh Linh

3.774

3.889

103,05

0,60

Huyện Đức Linh

3.774

4.161

110,25

1,97

Huyện Hàm Tân

2.186

2.533

116

2,99

Huyện Phú Quý

1.123

1.233

109,80

1,89

3.3 Tổng thu, tổng chi cơ sở hành chính, sự nghiệp:

Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị được giao của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổng thu, tổng chi là hoạt động có vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiêu của bộ máy hành chính sự nghiệp của địa phương. Tổng thu TĐT 2017 đạt 6,4 nghìn tỷ đồng tăng 86,4% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm tăng 13,3%.

Tổng doanh thu của các cơ sở hành chính, sự nghiệp phân theo đơn vị hành chính

 

Tổng thu (Triệu đồng)

% so sánh

TĐT 2012

TĐT 2017

TĐT 2017 so 2012

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

3.410.074

6.356.424

186,40

13,26

   - Thành phố Phan Thiết

1.391.633

2.319.058

166,64

10,75

   - Thị xã La Gi

217.961

516.542

236,99

18,84

   - Huyện Tuy Phong

239.390

473.495

197,79

14,62

   - Huyện Bắc Bình

277.311

580.516

209,34

15,92

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

302.412

564.095

186,53

13,28

   - Huyện Hàm Thuận Nam

219.953

377.832

171,78

11,43

   - Huyện Tánh Linh

233.457

482.358

206,62

15,62

   - Huyện Đức Linh

286.531

490.525

171,19

11,35

   - Huyện Hàm Tân

146.301

331.594

226,65

17,78

   - Huyện Phú Quí

95.125

220.409

231,70

18,30

Nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của các cơ sở hành chính sự nghiệp gắn với bộ máy hành chính sự nghiệp và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị-xã hội mà đơn vị đảm nhiệm. Tổng thu TĐT 2017 đạt 5,7 nghìn tỷ đồng tăng 77,1% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm tăng 12,1%.

Tổng chi của các cơ sở hành chính, sự nghiệp phân theo đơn vị hành chính

 

Tổng chi (Triệu đồng)

% so sánh

TĐT 2012

TĐT 2017

TĐT 2017so 2012

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

3.193.549

5.656.983

177,14

12,11

   - Thành phố Phan Thiết

1.279.158

2.009.315

157,08

9,45

   - Thị xã La Gi

211.183

490.503

232,26

18,36

   - Huyện Tuy Phong

204.136

384.590

188,40

13,51

   - Huyện Bắc Bình

266.826

521.907

195,60

14,36

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

289.500

517.496

178,76

12,32

   - Huyện Hàm Thuận Nam

209.603

334.644

159,66

9,81

   - Huyện Tánh Linh

226.057

455.482

201,49

15,04

   - Huyện Đức Linh

271.448

467.313

172,16

11,48

   - Huyện Hàm Tân

142.430

278.356

195,43

14,34

   - Huyện Phú Quí

93.208

197.377

211,76

16,19

4. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

4.1. Số lượng cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

Số lượng cơ sở của tôn giáo, tín ngưỡng có mở rộng so với trước, tổng số cơ sở tôn giáo TĐT 2017 là 672 cở sở tăng 12,56% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm tăng 2,4%. Mức phát triển này phù hợp với nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm hiện nay.

Số lượng cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phân theo đơn vị hành chính

 

Số cơ sở tôn giáo có đến 01/7/2012

Số cơ sở tôn giáo có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

           Tổng số

597

672

112,56

2,40

Thành phố Phan Thiết

111

124

111,71

2,24

Thị xã La Gi

56

54

96,43

-0,72

Huyện Tuy Phong

89

84

94,38

-1,15

Huyện Bắc Bình

65

86

132,31

5,76

Huyện Hàm Thuận Bắc

56

66

117,86

3,34

Huyện Hàm Thuận Nam

66

65

98,48

-0,30

Huyện Tánh Linh

35

47

134,29

6,07

Huyện Đức Linh

39

49

125,64

4,67

Huyện Hàm Tân

51

63

123,53

4,32

Huyện Phú Quý

29

34

117,24

3,23

4.2. Lao động cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

Lao động của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng chủ yếu giảm ở cơ sở tín ngưỡng, TĐT 2017 là 2.261 người giảm 22,3% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm giảm 4,9%.

 

Lao động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phân theo đơn vị hành chính


 

 

Số lao động cơ sở tôn giáo có đến 01/7/2012

Số lao động cơ sở tôn giáo có đến 01/7/2017

% so sánh

Năm 2017 so 2012

Tăng trưởng b/q hàng năm

              Tổng số

2.909

2.261

77,72

-4,92

Thành phố Phan Thiết

569

523

91,92

-1,67

Thị xã La Gi

320

153

47,81

-13,72

Huyện Tuy Phong

405

237

58,52

-10,16

Huyện Bắc Bình

380

198

52,11

-12,22

Huyện Hàm Thuận Bắc

174

196

112,64

2,41

Huyện Hàm Thuận Nam

229

189

82,53

-3,77

Huyện Tánh Linh

120

297

247,50

19,87

Huyện Đức Linh

135

131

97,04

-0,60

Huyện Hàm Tân

369

300

81,30

-4,06

Huyện Phú Quý

208

37

17,79

-29,20

4.3. Tổng chi cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

Tổng chi của tôn giáo, tín ngưỡng tăng chủ yếu tăng ở đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, mặt nào đó cũng có ý nghĩa phát triển theo chiều hướng du lịch, TĐT 2017 đạt 300,1 tỷ đồng tăng 42,2% so với TĐT 2012, bình quân hàng năm tăng 7,3%.

Tổng chi của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng phân theo đơn vị hành chính

 

Tổng chi (Triệu đồng)

% so sánh

TĐT 2012

TĐT 2017

TĐT 2017so 2012

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

211.034

300.121

142,21

7,30

   - Thành phố Phan Thiết

77.397

46.638

60,26

-9,63

   - Thị xã La Gi

18.010

39.359

218,54

16,92

   - Huyện Tuy Phong

21.635

23.689

109,49

1,83

   - Huyện Bắc Bình

7.922

20.346

256,83

20,76

   - Huyện Hàm Thuận Bắc

8.888

25.722

289,40

23,68

   - Huyện Hàm Thuận Nam

13.028

37.575

288,42

23,60

   - Huyện Tánh Linh

19.433

20.633

106,18

1,21

   - Huyện Đức Linh

11.572

18.236

157,59

9,52

   - Huyện Hàm Tân

22.959

60.489

263,47

21,38

   - Huyện Phú Quí

10.190

7.434

72,95

-6,11

Nhìn chung, kết quả từ cuộc Tổng điều tra này sẽ phác họa bức tranh đầy đủ về sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế, kết quả đóng góp của từng ngành kinh tế cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương qua 5 năm, làm cơ sở cho các ngành, các cấp rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Kết quả thể hiện phát triển chủ yếu tăng số lượng của các cơ sở kinh tế theo nhu cầu ngành nghề đầu tư, tăng sức lao động, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành cao, có tay nghề, lao động nhiệt tình và nhất là sức trẻ. Thực tế cùng với sự phát triển số lượng tất yếu dẫn đến nhu cầu lao động. Do vậy hàng năm đã giải quyết việc làm một lượng lao động đáng kể cho cho địa phương.

Các doanh nghiệp phát triển nhanh thể hiện phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Các cơ sở kinh tế cá thể phát triển chậm lại thể hiện qui mô nhỏ, lẻ và tính chất cạnh tranh hạn chế. Riêng đối với số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp có giảm thể hiện việc từng bước kiện toàn các cơ quan hành chính.

Kết quả từ cuộc Tổng điều tra này cũng được sử dụng để tính toán chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của tỉnh; năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 5 năm 2016-2020, giúp cho các cơ quan Đảng, Nhà nước nắm bắt thêm các khó khăn và nhu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp (nhu cầu vốn cho SXKD v.v..) kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm phát triển SXKD; quy hoạch phát triển kinh tế cá thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và ngoài công lập thúc đẩy việc xã hội hóa y tế và giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới./.