ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc G

 

QUY CHẾ

Tổ chức quản lý và khai thác sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 52 /1999/QĐ/CT-UBBT ngày 06 tháng 8 năm 1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

Điều 1: Sét dùng để làm gạch ngói trên địa bàn tỉnh thuộc các khu vực đã được Bộ Công nghiệp khoanh định là khu vực Khai thác tận thu (KTTT) do UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu khai thác, chế biến sử dụng sét làm gạch ngói phải xin phép và có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật khoáng sản và quy chế này.

Điều 2: Thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại, thu hồi giấy oháp KTTT sét gạch ngói tuân theo các quy định ban hành kèm theo quyết định 922/QĐ/CTUBBT ngày 05/6/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Điều 3: Các khu vực sét chưa có quyết định công nhận khu vực KTTT nếu muốn khai thác phải thực hiện nguyên tắc, thủ tục theo quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định các thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản.

Điều 4: UBND các huyện, thị, UBND xã, phường có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ các khu vực đất sét và các loại khoáng sản khác chưa được cấp có thẩm quyền cho phép khai thác theo điều 8 Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính Phủ.

 

II- Qui định về giao đất để khai thác đất sét, thu hồi đất sau khi khai thác từng khu vực

Điều 5: Sau khi có giấy phép khai thác đất sét chủ giấy phép phải lập thủ tục thuê đất theo quy định của Luật đất đai và chỉ được tiến hành khai thác theo giấy phép sau khi đã có quyết định cho thuê đất, ký kết hợp đồng thuê đất và được bàn giao đất ngoài thực địa. Khu vực đất bàn giao ngoài thực địa được xác định bằng các mốc bê tông theo tọa độ đã được ghi trên giấy phép và bản đồ hiện trạng vùng mỏ trước khi khai thác tỉ lệ 1/1000.

Điều 6: Khi hết thời hạn thuế đất chủ giấy phép khai thác phải san ủi, phục hồi môi trường khu vực này, bàn giao lại khu vực đã khai thác xong cho UBND xã, phường; đồng thời tiếp tục lập hồ sơ xin ký hợp đồng thuê đất khai thác cho năm sau. Các hồ sơ bàn giao đất trong khu vực đã khai thác và thuê đất để tiếp tục khai thác nộp cho Sở Địa chính.

Điều 7: Sở Địa chính hàng năm tiếp tục ký kết hợp đồng thuê đất và bàn giao đất theo kế hoạch được duyệt trong phương án khai thác.

Hồ sơ ký kết hợp đồng gồm:

1/ Báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản (Theo mẫu của Sở Công nghiệp)

2/ Bản đồ hiện trạng vùng mỏ đã khai thác tỉ lệ 1/1000

3/ Biên lai thuế đã nội trong năm kế hoạch.

Sau khi nhận hồ sơ trong vòng 7 ngày, Sở Địa chính phối hợp với Sở Công nghiệp, UBND huyện, thị; UBND xã, phường nơi có mỏ kiểm tra về khối lượng khai thác, việc thực hiện các nghĩa vụ Nhà nước, việc tái tạo phục hồi môi trường diện tích khai thác năm trước, có văn bản xác nhận, đề nghị cấp có thẩm quyền cho tiếp tục thuê đất.

Điều 8: UBND huyện, thị; UBND xã, phường nơi có mỏ có trách nhiệm thông báo cho nhân dân biết kế hoạch khai thác mỏ sét được duyệt hàng năm để nhân dân chủ động sản xuất phù hợp. Không để tình trạng đất chưa khai thác để hoang hoặc đất đã thu hồi khi khai thác xong mà không giao lại cho dân sản xuất. Cũng không để tình tạng nhân dân sản xuất trong khu vực đã có kế hoạch và được thông báo khai thác năm ; nếu tổ chức, cá nhân nào sản xuất trong khu vực đã bàn giao khai thác đất năm đó thì chủ giấy phép không phải đền bù hoa màu, lúa đã gieo trong khi khai thác sét.

 

III- Quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được khai thác, chế biến sét gạch ngói.

Điều 9: Các tổ chức, cá nhân được khai thác sét gạch ngói phải nộp lệ phí cấp giấy phép, thuế, lệ phí khai thác sét gạch ngói, thuế tài nguyên, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của Pháp luật.

Hoạt động khai thác phải phù hợp với phương án được duyệt và nội dung giấy phép được cấp; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kết hợp hoạt động khai thác sét gạch ngói với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phục hồi, cải tạo, kiến tạo mặt bằng và cảnh quan môi trường sau khi khai thác theo phương án được duyệt; bồi thường các thiệt hại do hoạt động khai thác, chế biến sét gạch ngói gây ra.

Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác, lập đầy đủ hồ sơ khai thác, sổ sách kế toán theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội và các nghĩa vụ khác có liên quan theo qui định của pháp luật.

 

VI- Qui định về mua, bán, vận chuyển sét gạch ngói :

Điều 10: Đối với các cơ sở sản xuất (Bao gồm cả cơ sở khai thác và sản xuất gạch ngói ) khi bán hàng hóa phải xuất hóa đơn bán hàng, giao cho người mua; hóa đơn bán hàng phải là hóa đơn giá trrị gia tăng hoặc hóa đơn thông thường do Bộ Tài chính phát hành. Đồng thời cơ sở sản xuất phải thực hiện ghi chép số sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 11: Khi vận chuyển nguyên liệu sét, sản phẩm gạch ngoí phải có đầy đủ các loại hóa đơn, chứng từ hợp pháp bao gồm: Hoá đơn bán hàng (nêu tại điều 10), hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm phiếu vận chuyển nội bộ, biên lai thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu hập doanh nghiệp trên khâu lưu thông (đối với đối tượng nộp thuế trên khâu lưu thông), biên lai thu tiền

 

V- Qui định về thu, nộp sử dụng phí khai thác sét gạch ngói:

Điều 12: Chi cục thuế huyện, thị xã tổ chức cho Đội thuế xã thu lệ phí khai thác sét gạch ngói với mức thu theo quyết định của UBND tỉnh và thuế tài nguyên

Điều 13: Khối lượng sét thương phẩm (Nguyên khai) được xác định như sau:

Lấy diện tích khu vực khai thác của tháng hoặc năm đó nhân với hiệu số cao độ giữa hai lần đo bản đồ hiện trạng khai thác tỉ lệ 1/1000 (Đo lần 1 vào ngày đầu tiên của tháng hoặc năm, đo lần 2 vào ngày cuối cùng của tháng hoặc năm khai thác) và hệ số giản nở của đất. Hệ số giản nở của đất tạm thời lấy bằng 1,2 (Một mét khối đất ở trạng thác tự nhiên tương ứng 1,2 mét khối đất nguyên khai)

- Diện tích khu vực khai thác phải nằm trong khu vực khai thác đã được đăng ký trong phương án đã được duyệt;

- Bản đồ hiện trạng khai thác là bản đồ địa hình khu vực khai thác được xác định cao độ và tọa độ thể hiện bằng các đường bình độ (còn gọi bình đồ khu vực khai thác)

Để đơn giản việc tính toán khối kượng sét gạch ngói đã khai thác; khu vực khai thác trong tháng phải được san ủi tương đối bằng phẳng trước khi đo

Điều 14: UBND huyện, thị; UBND xã, phường nơi có mỏ phải quản lý, bảo vệ vùng mỏ theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định tại điều 8 Nghị định số 68/CP của Chính Phủ ngày 01/11/1996, cụ thể như sau"

1/ Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nguyên liệu sét gạch ngói chưa khai thác, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo việc khai thác của các tổ chức nằm trong vùng đất được giao hàng năm, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ tài sản và tính mạnh của nhân dân, tài sản của Nhà nước và công dân. Ngăn chặn tình trạng khai thác tràn lan ngoài khu vực cấp phép hoặc không có giấy phép của cấp có thẩm quyền.

2/ Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình giải quyết các điều kiện liên quan đến việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép khảo sát và khai thác sét gạch ngói;

3/ Phối hợp với các Sở ngành liên quan đề xuất chủ trương khai thác và chế biến sét gạch, phương án cải tạo phục hồi đất đai, cảnh quan môi trường sau khi khai thác.

4/ Tuyên truyền giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản và quy chế này, tham gia giải quyết tranh chấp về quyền khai thác sét gạch ngói và xử phạt theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo Nghị định số 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

 

VII- Qui định về việc Thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm của các ngành ở tỉnh

Điều 15:

1 Các Sở, ngành, UBND các huyện thị theo chức năng nhiệm vụ quyền hạng của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở công nghiệp trong việc thanh tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn;

2 Sở Công nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản nói chung và sét gạch nói riêng trên địa bàn huyện, thị theo quy định của pháp luật

Điều 16: Xử phạm vi phạm:

Tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán sét gạch ngói, gạch ngói không có giấy phép của cấp có thẩm quyền, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ, cản trở việc bảo vệ nguồn nguyên liệu sét gạch ngói, cản trở hoạt động khai thác sét, sản xuất gạch ngói của các tổ chức, cá nhân khác, cản trở việc kiểm tra về khoáng sản hoặc vi phạm các qui định khác của quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 17: Tổ chức thực hiện

- Sở Công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép khai thác tận thu theo quy định ban hành tại quyết định 922QĐ/CT-UBBT ngày 05/6/1996 và quy định của quy chế này.

- Cục thuế tỉnh qui định, hướng dẫn quản lý thu thuế, số sách kế toán, các phiếu xuất nhận hàng hóa cho các chủ giấy phép khai thác mỏ sét và các chủ cơ sở sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh;

- Giám đốc Sở Công nghiệp, Xây dựng, Tài chính, Cục trưởng Cục thuế, Sở Khoa học CN& MT, Chủ tịch UBND huyện thị; Chủ tịch UBND xã phường nơi có mỏ sét căn cứ quy chế thi hành.

Quy chế có hiệu hiệu sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu phản ảnh về UBND tỉnh (Qua Sở Công nghiệp ) để xem xét, điều chỉnh bổ sung kịp thời./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN

PHÓ CHỦ TỊCH

 

Lê Tú Hoàng