ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khóa X) Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13 /2003/QĐ-UBBT, ngày 01 tháng 3 năm 2003 của UBND Tỉnh)

 

A. Mục tiêu và yêu cầu của chương trình:

Mục tiêu của Chương trình hành động (Chương trình) là khẳng định và bổ sung các nhiệm vụ của UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành và UBND huyện, thành phố trong Tỉnh nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khóa X) Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phân công lao động xă hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa.

Yêu cầu của Chương trình là trên cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết 14 của Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy để cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, định hướng chính sách, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết của Tỉnh ủy; cụ thể hóa các văn bản pháp quy của UBND tỉnh và Bộ, ngành Trung ương một cách cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, nhằm tạo môi trường thể chế thuận lợi và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân.

 

B. Những nội dung chính của Chương trình:

Đồng thời với việc thực hiện các cơ chế chính sách hiện hành, các cơ quan ban, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động tổ chức triển khai thực hiện những công việc cụ thể sau đây:

I. Tạo môi trường thể chế thuận lợi, dễ dàng trong khởi sự và hoạt động kinh doanh:

1. Tổ chức quán triệt rộng rãi, làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Cổ vũ, biểu dương, khen thưởng kịp thời những doanh nhân, những doanh nghiệp làm ăn đúng hướng, có hiệu quả và đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm,... Bảo hộ sự phát triển, tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân bằng cách nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của thành phần kinh tế này.

2. Định kỳ tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những vướng mắc theo thẩm quyền về mặt bằng kinh doanh, chế độ ưu đăi đầu tư, vay vốn, thuế, tiêu thụ sản phẩm,... Xác định rő trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước trong tổ chức đăng ký kinh doanh và trong hoạt động của doanh nghiệp, có qui định cụ thể vừa đảm bảo sự chặt chẽ trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

3. Các ngành chức năng thực hiện việc quản lý Nhà nước có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh, thuế, quản lý thị trường, bảo vệ môi trường, điều kiện lao động, phòng chống cháy nổ,... phải có biện pháp thông tin, hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện các quy định, đồng thời quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, đúng mức các vi phạm của doanh nghiệp cũng như của cơ quan, cán bộ nhà nước trong thi hành công vụ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp phải theo đúng các quy định của Luật pháp và của Nhà nước.

 

II. Triển khai các quy định của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương về các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân:

Căn cứ vào định hướng phát triển của Tỉnh, rà soát lại các chính sách cụ thể địa phương đă ban hành; có những cơ chế, chính sách bổ sung và giải quyết kịp thời những yêu cầu đặt ra cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Nội dung công việc và thời gian thực hiện cụ thể như sau:

II.1/ Trong quý II năm 2003:

1. Trên cơ sở sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển ngành, nghề nông thôn; các Sở, Ban, ngành và UBND huyện, thành phố trong Tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình tổ chức thực hiện các công việc có liên quan nêu trong Thông báo số 22/2003/UBBT, ngày 19/3/2003 của UBND tỉnh.

Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Địa chính tham mưu UBND tỉnh việc quy hoạch và trình UBND tỉnh xây dựng Đề án phát triển các cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề; và xây dựng quy chế quản lý hoạt động của cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn Tỉnh. Phối hợp với các huyện xây dựng và quản lý cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các làng nghề ở các huyện. Khuyến khích các hợp tác xã, các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các cụm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các làng nghề theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng các chương trình và tổ chức thực hiện việc đào tạo ngắn ngày trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.

3. Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa ngành với huyện, thành phố; giữa ngành với ngành; giữa chuyên ngành với cơ quan quản lý tổng hợp thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế tư nhân sau đăng ký kinh doanh.

4. Sở Địa chính chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cấp chính quyền địa phương tham mưu UBND tỉnh quy định thực hiện thí điểm đối với đất ở, đất chuyên dùng, đất nhận chuyển nhượng hợp pháp theo quy định của pháp luật, đất được nhà nước giao đă nộp tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có nhu cầu được phép chuyển sang sản xuất kinh doanh mà không phải chuyển sang thuê đất và nộp tiền thuê đất.

5. Sở Lao động thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tự đào tạo lao động tại chỗ cho doanh nghiệp; chính sách đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nâng cao tay nghề cho người lao động trở thành công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Chính sách hỗ trợ người học nghề là các đối tượng cần ưu tiên đào tạo như thương bệnh binh, con em đồng bào dân tộc ít người bằng cách hỗ trợ học phí đào tạo. Cho người học nghề từ 3 tháng trở lên, có nhu cầu được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để học nghề, tìm việc.

6. Sở Khoa học công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các chương trình quản lý chất lượng toàn diện theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, SA8000...), hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

7. Các Sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật phối hợp với các Viện, trường trong nước và các Trung tâm đào tạo, dạy nghề trong Tỉnh đề xuất tổ chức các lớp đào tạo về quản lý sản xuất, kỹ thuật chuyên ngành cho các doanh nhân, kỹ thuật của các cơ sở kinh tế tư nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của thành phần kinh tế này.

8. Sở Thương mại- du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại, tư vấn xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu; tổ chức hệ thống cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước cho doanh nghiệp; lập đề án xây dựng các trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổng hợp đề ra biện pháp chính sách về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về khởi sự kinh doanh, đào tạo nghề và đào tạo doanh nhân, chuyển giao và áp dụng công nghệ. bằng các phương thức và hình thức đa dạng, thích hợp, hiệu quả.

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá, Cục Thuế tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư bổ sung của Tỉnh vào các lĩnh vực ưu tiên trên các địa bàn huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý; các xã vùng dân tộc thiểu số, các xã nghèo nhằm thu hút vốn của doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển lĩnh vực ưu tiên và các địa bàn khó khăn.

11. Cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu cập nhật thông tin doanh nghiệp để kịp thời theo dõi và phân tích tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

Thường xuyên cập nhật trong trang web của Tỉnh các thông tin về chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thông tin về thị trường trong và ngoài nước, các hoạt động hội chợ, trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm, dự báo trung, dài hạn về xu hướng phát triển của các ngành, các sản phẩm ở trong nước và nước ngoài, các chương trình, dự án quốc gia, các dự án phát triển khác có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước khác; đồng thời, nối với mạng thông tin quốc gia để bất cứ ai có nhu cầu đều có thể tiếp cận được với các thông tin đó.

II.2/ Trong các năm 2003-2005, UBND huyện, thành phố căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mình, phối hợp Sở Địa chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh tổ chức thu hồi những diện tích đất đă giao hoặc cho thuê trước đây hiện chưa sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, trình UBND tỉnh phương án thu hồi và đấu thầu sử dụng sau khi thu hồi đối với từng trường hợp cụ thể.

Các Sở, ngành; UBND huyện, thành phố công khai các quy hoạch phát triển đã được phê duyệt, tập trung giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện đền bù giải tỏa, giao đất, cho thuê đất để nhà đầu tư có thể xúc tiến nhanh hoạt động đầu tư, đi vào sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực du lịch.

II.3/ Các Sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật tổ chức việc vận động các cơ sở kinh tế tư nhân thành lập hiệp hội ngành, nghề nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

II.4/ Các Sở, ngành, cơ quan; UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 43/2002/CT-UBBT ngày 05 tháng 09 năm 2002 của Chủ tịch UBND tỉnh.

C. Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện:

1. Ngay sau khi Chương trình hành động này của UBND tỉnh được ban hành các cơ quan ban ngành, UBND các huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục trong bộ máy chính quyền nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, tổ chức quần chúng và các tầng lớp nhân dân, nhất là cộng đồng các doanh nhân quán triệt Nghị quyết 14 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 10 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khóa X) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Đặc biệt, chú trọng việc làm cho các doanh nhân thông suốt và yên tâm đối với chủ trương của Đảng phát triển lâu dài kinh tế tư nhân.

Chú trọng tổ chức quán triệt các quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng đến những Cán bộ trực tiếp của cơ quan có liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp, tiếp nhận và thẩm định đầu tư, thực hiện ưu đăi đầu tư, tín dụng đầu tư; công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp của tư nhân.

2. Trong quý II năm 2003, lănh đạo các Sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố rà soát và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất những Cán bộ được bố trí các công việc có liên quan trực tiếp với doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát và công khai quy trình, thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự.

3. Trong tháng 4 năm 2003, Các Sở, ban, ngành, Cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh căn cứ vào Chương trình hành động này cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 và Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10 của cơ quan, địa phương trong các lĩnh vực thuộc ngành, địa phương mình; có kế hoạch cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Chương trình hành động của các cơ quan ban ngành; UBND huyện, thành phố gửi về UBND tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 30/4/2003.

4. Đối với những vấn đề liên quan đang được các Bộ, ngành Trung ương tham mưu Chính phủ ban hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung vào Chương trình này ngay sau khi có văn bản của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương.

5. Định kỳ, ngày 20 của tháng cuối mỗi quý (tháng 3, 6, 9, 12); các cơ quan ban ngành; UBND huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động của đơn vị mình. Báo cáo gửi về UBND tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ 3 tháng một lần báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.

TM.UBND TỈNH BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH

 

 

Huỳnh Tấn Thành

PHỤ LỤC

Tên các cơ quan, ban, ngành liên quan

xây dựng chương trình hành động và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện

(Ban hành kèm theo Quyết định số: . . . . . /2003/QĐ-UBBT,ngày . . tháng 03 năm 2003 của UBND Tỉnh)

1/ Sở Kế hoạch và Đầu tư

2/ Sở Tài chính- Vật giá

3/ Sở Lao động thương bình và xã hội

4/ Sở Nông nghiệp và PTNT

5/ Sở Xây dựng

6/ Sở Địa chính

7/ Sở Thủy sản

8/ Sở Công nghiệp

9/ Sở Thương mại- Du lịch

10/ Sở Văn hóa- Thông tin

11/ Sở Thể dục- thể thao

12/ Sở Y tế

13/ Sở Giao thông vận tải

14/ Công an Tỉnh

15/ Báo Bình Thuận

16/ Đài Phát thanh truyền hình

17/ Cục Thuế