PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở BÌNH THUẬN

Qua 4 năm (2001 – 2004)

 

IV/ Lao động của trang trại:

Hoạt động kinh tế trang trại rõ ràng có ưu thế hơn sản xuất hộ gia đình sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ, bởi

 vì trang trại là hình thức tổ chức sản xuất khá tốt ở nông thôn nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội. Sự hoạt động của trang trại gia đình đã kế thừa những ưu việt của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp, vì vậy, nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Trang trại tuy có nhiều hình thức khác nhau, như­ng có điểm chung là đều dựa trên cơ sở của các nguồn lực của chủ trang trại là chủ yếu.

Lao động tham gia sản xuất của trang trại:

Kinh tế trang trại đã giải quyết được một phần lao động ở nông nhàn ở nông thôn, phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong tỉnh với nhau. Đến nay, 1.883 trang trại trên toàn tỉnh đã sử dụng khoảng 9.395 lao động các loại, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 3.681 lao động chiếm 39,18% lao động trang trại toàn tỉnh; lao động thuê ngoài thường xuyên có 2.307 lao động chiếm 24,56% lao động trang trại toàn tỉnh; lao động thuê ngoài thời vụ có 3.407 lao động chiếm 36,26% lao động trang trại toàn tỉnh.

Có thể thấy lao động của hộ chủ trang trại ở Bình Thuận vẫn là lực lượng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 39,18% lao động trang trại toàn tỉnh) nắm giữ các công việc quan trọng như quản lý, điều hành, chuyên môn kỹ thuật. Còn lại hầu hết số lao động thuê mướn đều chưa qua đào tạo, chỉ làm những công việc giản đơn theo thời vụ như làm các công việc thu hoạch sản phẩm, vận chuyển hàng hoá…

Bình quân một trang trại toàn tỉnh có 5 lao động. Mặc dầu đã thu hút được một lượng khá lớn lao động dư thừa trong nông thôn nhưng vẫn chưa giải quyết được tình trạng thất nghiệp trong nông nghiệp và nông thôn. Số lượng trang trại trên toàn tỉnh tăng khá nhanh, nếu như cuộc TĐT NTNN & TS năm 2001 là 1.168 trang trại thì đến cuộc điều tra HTX và Trang trại ngày 1/7/2004 toàn tỉnh có 1.883 trang trại tăng 61,22% so năm 2001. Trong khi đó, số lượng lao động năm 2001 là 6.517 lao động thì năm 2004 có 9.395 lao động chỉ tăng 44,16% so năm 2001 dẫn đến việc lao động bình quân chung một trang trại năm 2004 chỉ có 5 lao động giảm 10,57% so năm 2001, cho thấy lao động được sử dụng chủ yếu là lao động của hộ chủ trang trại.

Lao động cụ thể của từng loại hình trang trại như sau:

- Lao động trang trại trồng cây hàng năm đạt 1.859 người chiếm 19,79% lao động trang trại toàn tỉnh, bình quân một trang trại là 7 người

- Lao động trang trại trồng cây lâu năm đạt 2.790 người chiếm 29,70% lao động trang trại toàn tỉnh, bình quân một trang trại là 5 người.

- Lao động trang trại chăn nuôi đạt 1.334 người chiếm 14,20% lao động bình quân trang trại toàn tỉnh, bình quân một trang trại là 3 người.

- Lao động trang trại lâm nghiệp đạt 199 người chiếm 2,12% lao động trang trại toàn tỉnh, bình quân một trang trại là 7 người.

- Lao động trang trại nuôi trồng thủy sản đạt 1.369 người chiếm 14,57% lao động trang trại toàn tỉnh, bình quân một trang trại là 4 người.

- Lao động trang trại kinh doanh tổng hợp đạt 1.844 người chiếm 19,63% lao động trang trại toàn tỉnh, bình quân một trang trại là 8 người.

Có thể thấy, lao động bình quân một trang trại chưa cao. Mặc dầu nguồn lao động dồi dào, nhưng sức thu hút lao động từ các ngành khai thác của nền kinh tế quốc dân còn kém, tình trạng thất nghiệp nói chung, trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng đang diễn ra rất phổ biến, số ng­ười thất nghiệp rất lớn. Do vậy trong bối cảnh này, việc khuyến khích phát triển các trang trại ở những vùng đất hoang hóa, vùng đất trống đồi núi trọc sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút lao động và giải quyết vấn đề việc làm cho bộ phận không nhỏ lực l­ượng lao động d­ư thừa ở nông thôn. Các trang trại hiện nay phần lớn mới ở bước đầu hình thành trang trại nên sức sản xuất hàng hoá chưa cao tính chuyên môn hoá còn hạn chế, lao động chủ yếu là người trong nhà, lao động thuê ngoài chủ yếu là thời vụ. Điều này có thể thấy qua phản ảnh số liệu như sau:

- Lao động của hộ chủ trang trại: đạt 3.681 người, chiếm 39,18% trong tổng số lao động của trang trại, bình quân một trang trại là 1,95 người. Ngoài công việc quản lý, điều hành công việc chiếm phần thời gian lớn còn  phải trực tiếp tham gia lao động, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học...

- Lao động thuê mướn thường xuyên: đạt 2.307 người, chiếm 24,56% trong tổng số lao động của trang trại, bình quân một trang trại là 1,23 người.

- Lao động thuê mướn thời vụ qui đổi: đạt 3.407 người, chiếm 36,26% trong tổng số lao động của trang trại, bình quân một trang trại là 1,81 người. Số trang sản xuất theo yêu cầu của mùa vụ khá lớn, trong 1.883 trang trại có 889 trang trại có thuê lao động ngoài thời vụ, số trang trại có thuê lao động thời vụ từ 1 đến 5 lao động chiếm đa số 753 trang trại

 

V/ Vốn sản xuất và hiệu quả sản xuất của trang trại:

a) Vốn sản xuất của trang trại:

Trang trại phát triển chủ yếu dựa vào khai thác nội lực về vốn của bản thân các chủ trang trại. Một trang trại muốn phát triển với qui mô lớn thì trước tiên điều kiện tiên quyết là vấn đề vốn đầu tư của trang trại. Với loại hình kinh tế trang trại nào, phương thức huy động vốn ra sao, thì việc đầu tư vốn có hiệu quả và thể hiện triển vọng sản xuất của trang trại là vấn đề quân tâm hàng đầu của các chủ trang trại diễn ra trong quá trình sản xuất.

Mô hình kinh tế trang trang trại đã thu hút được khá lớn tiền vốn trong nhân dân. Kết quả điều tra 1/7/2004, toàn tỉnh có 391.326,88 triệu đồng vốn được đầu tư vào sản xuất kinh tế trang trại tăng 103,21% so (tăng 198.753,58 triệu đồng) so năm 2001. Bình quân một trang trại có 207,82 triệu đồng vốn đầu tư tăng 25,95% so năm 2001 (năm 2001 là 165 triệu đồng).

Trong tổng vốn đầu tư vốn của chủ trang trại là 391.326,88 triệu đồng, trong đó vốn vay ngân hàng là 59.758,5 triệu đồng chiếm 15,27% tổng số vốn đầu tư của trang trại còn lại là vốn tự có của chủ trang trại. Các trang trại vay vốn ngân chiếm tỷ lệ lớn như trang trại trồng cây hàng năm và trang trại cây lâu năm chiếm 15%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 22,83%, trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm 16,70%. Còn các trang trại khác vay vốn thấp hơn như trang trại chăn nuôi chiếm 7,97%, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp chỉ chiếm 11,94%.

Tổng vốn sản xuất của trang trại 2004/2001

 

Năm 2001

Năm 2004

% so sánh

Tổng số

192.573,35

391.326,88

203,21

Trang trại trồng cây hàng năm

19.876,90

19.903,22

100,13

Trang trại trồng cây lâu năm

84.212,45

95.873,20

113,85

Trang trại chăn nuôi

20.731,50

104.517,10

504,15

Trang trại Lâm nghiệp

1.890,00

5.651,00

298,99

Trang trại Thuỷ sản

42.033,00

91.770,50

218,33

Trang trại KDTH

23.829,50

73.611,86

308,91

Nhờ vốn vay ngân hàng, các trang trại đã mở rộng quy mô sản xuất, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng thêm khối l­ượng sản phẩm hàng hóa cho nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút hàng nghìn lao động có việc làm. Tuy nhiên sản xuất trang trại không tránh khỏi những rũi ro lớn do thiên tai do vậy một số trang trại hoàn nợ khá khó khăn. Riêng trang trại cây lâu năm, do đặc điểm của kinh tế trang trại là chu kỳ sản xuất kéo dài, có loại cây trồng từ năm đến bảy năm sau mới cho thu hoạch, nhu cầu vốn rất nhiều nhất là vốn trung dài hạn để thích ứng từng loại cây trồng nhưng nguồn vốn của ngân hàng cho vay chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, với tính chất luân chuyển của nó thì chỉ có thể đầu t­ư ngắn hạn làm cho trang trại rất khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất.

Tỷ trọng trang trại phân theo qui mô vốn đầu tư cũng dần được tăng lên:

+ Dưới 100 triệu đồng có 584 trang trại chiếm 31,01%

+ Từ 100 đến dưới 500 triệu đồng có 1.188 trang trại chiếm 63,09%

+ Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng có 119 trang trại chiếm 0,06%

+ Từ 1 tỷ đồng trở lên có 26 trang trại chiếm 1,38%

Tỷ trọng từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng được phát triển mạnh nhất so năm 2001 tăng 23,76 lần. Trong đó chủ yếu trang trại cây hàng năm, trang trại chăn nuôi và thuỷ sản được phát triển mạnh nhất với 891 trang trại tăng 118,92% so năm 2001

b) Hiệu quả sản xuất của trang trại:

Nếu như vốn đầu tư bỏ ra để phát triển trang trại với qui mô lớn hay nhỏ và để tiếp tục phát triển kinh tế trang trại thì qua quá trình sản xuất kết quả sản xuất của trang trại có ý nghĩa quyết định sự sống còn của trang trại, nói lên khả năng và xu thế phát triển. Tuy nhiên, kinh tế trang trại được đánh giá là ngành kinh tế phát triển tốt nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn phức tạp nhất định như: phụ thuộc và thời tiết, thời gian đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài (trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp), tính rũi ro cao trong nuôi trồng thuỷ sản, tính chất sản xuất theo mùa vụ... Từ những khó khăn phức tạp đó đã nung nấu ý chí phấn đấu tự vươn lên của loại hình kinh tế này. Cho nên đòi hỏi phải thật sự hết sức quan tâm khuyến khích để phát huy được nội lực vốn có trong nông thôn, nông nghiệp ở mức cao hơn, tập trung sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa mở rộng với qui mô lớn hơn.

Đến nay 1/7/2004, 1.883 trang trại đã cho thu nhập khoảng 80.208,3 triệu đồng, bình quân một trang trại 42,60 triệu đồng tăng 22,10% so thu nhập bình quân năm 2001.

- Trang trại cây hàng năm thu nhập đạt 8.678,5 triệu đồng chiếm 10,82% so tổng thu nhập, bình quân một trang trại có 32,63 triệu đồng.

- Trang trại cây lâu năm thu nhập đạt 26.996,29 triệu đồng chiếm 33,66% so tổng thu nhập, bình quân một trang trại có 50,55 triệu đồng.

- Trang trại chăn nuôi thu nhập đạt 13.651,7 triệu đồng chiếm 17,02% so tổng thu nhập, bình quân một trang trại có 29,61 triệu đồng.

- Trang trại lâm nghiệp thu nhập đạt 696 triệu đồng chiếm 0,87% so tổng thu nhập, bình quân một trang trại có 24 triệu đồng.

- Trang trại thuỷ sản thu nhập đạt 14.511 triệu đồng chiếm 18,10% so tổng thu nhập, bình quân một trang trại có 40,99 triệu đồng.

- Trang trại kinh doanh tổng hợp thu nhập đạt 16.670,81 triệu đồng chiếm 19,54% so tổng thu nhập, bình quân một trang trại có 65,56 triệu đồng.

Nhìn chung hoạt động của các trang trại là có hiệu quả, tuy nhiên do ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan như: giá cả nông sản không ổn định, nên nhiều trang trại đạt hiệu quả sản xuất thấp đang có xu hướng giảm dần qui mô và một số trang trại từng bước chuyển sang sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Với tình hình nêu trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2004 so năm 2001 đạt tương đối khá, bình quân mỗi đồng vốn đầu tư tạo ra được 0,21 đồng thu nhập, trong khi đó năm 2001 bình quân 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được 0,18 đồng thu nhập. Điều này cho thấy phát triển kinh tế trang trại là đúng hướng, một số loại hình trang trại đã phát triển đi vào chiều sâu như: trang trại hàng năm, lâu năm và trang trại kinh doanh tổng hợp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp và trang trại thuỷ sản phát triển có chiều hướng thụt lùi, nguyên nhân: hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi giảm là do ảnh hưởng của nạn dịch cúm gia cầm năm 2003 và 2004; trang trại lâm nghiệp sụt giảm là do ảnh hưởng của việc hạn hán kéo dài gây chết và chặt bỏ để trồng cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn; trang trại thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm sú nước lợ) do ảnh hưởng của giá cả trên thị trường trong nước và thế giới đã làm ảnh hưởng.

* Bảng so sánh năm 2004/2001

Loại hình

Thu nhập/1 đồng vốn đầu tư

năm 2001

Thu nhập/1 đồng vốn đầu tư

năm 2004

Tổng số

0,18

0,21

- Trang trại trồng cây hàng năm

0,30

0,44

- Trang trại trồng cây lâu năm

0,13

0,28

- Trang trại chăn nuôi

0,21

0,13

- Trang trại lâm nghiệp

0,25

0,12

- Trang trại thuỷ sản

0,22

0,16

- Trang trại kinh doanh tổng hợp

0,16

0,21


Xem tiếp