Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
  Từ năm 1986 đến nay

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó doanh nghiệp mới đầu tư đã có sự quan tâm nhất định trong việc lắp đặt trang thiết bị mới và công nghệ hiện đại. Trong các năm qua, các doanh nghiệp đã đầu tư các trang thiết bị và dây chuyền công nghệ tương đối hiện đại và một phần là chế tạo trong nước như máy hấp nghêu, dây chuyền cấp đông hải sản, dây chuyền sấy cán xé mực tẩm gia vị, chế biến hạt điều... Tuy nhiên, công nghệ chế biến trong ngành hải sản chủ yếu vẫn là sơ chế và còn nhiều công đoạn sản xuất thủ công. Thủy sản đông lạnh phần lớn là sản phẩm sơ chế, thủy sản khô đa dạng nhưng tỷ trọng chế biến sản phẩm cao cấp còn ít, sử dụng thiết bị đơn giản, công suất thấp. Công nghệ chế biến nhân điều đến nay vẫn duy trì công nghệ chao dầu lạc hậu so công nghệ hấp cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Do hạn chế về nguồn vốn, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm phần lớn là sơ chế nên tỷ lệ thiết bị hiện đại trong tổng giá trị thiết bị chỉ đạt từ 30 - 50%, trình độ cơ giới hóa và tự động hóa đạt từ 10 - 40%. Tỷ trọng sản phẩm sản xuất theo công nghệ mới còn thấp. Sản xuất rơmooc chủ yếu sử dụng các thiết bị thủy lực để tạo hình bộ khung. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lợi thế hiện đều áp dụng quản lý chất lượng bằng phương pháp ISO, HACCP. Tuy nhiên, đa số là các cơ sở sản xuất CN - TTCN tỉnh ta có quy mô nhỏ, đầu tư đổi mới công nghệ còn chậm. Lộ trình sắp xếp các doanh nghiệp chế biến thủy sản, di dời cơ sở sản xuất nước đá ở thành phố Phan Thiết và chuyển đổi sản xuất gạch từ lò thủ công sang lò tuynel còn gặp nhiều khó khăn.

Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chế biến, sản phẩm lợi thế của địa phương : Ngành Công nghiệp bước đầu đã có đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các Doanh nghiệp để trang bị, đầu tư và cải tiến thêm những phương tiện máy móc phục vụ cho sản xuất có hiệu quả và mẫu mã SP phong phú. Tỉnh cũng đã tiến hành thực hiện đề án đánh giá trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp theo phương pháp ATLAT thì kết quả các DN có trình độ công nghệ đạt mức tiên tiến và mức trung bình tiên tiến rất ít, phần lớn ở mức trung bình và lạc hậu kể cả ngành chế biến hạt điều. Đổi mới thiết bị - công nghệ trước hết phải chú ý đến những khâu có tác động quyết định đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ gia thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa để nhanh chóng hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh các cam kết hội nhập, để có thể tồn tại, phát triển và phát triển bền vững, việc nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một việc làm cấp bách trong xu thế hiện nay. Như vậy có thể thấy rõ đánh giá thực trạng trình độ công nghệ chính là nền tảng cho việc hoạch định chính sách phát triển của các cấp lãnh đạo và thiết lập chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Cụ thể đối với một số ngành công nghiệp chủ yếu như:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng đông lạnh thủy sản: Đầu tư dây chuyền cấp đông IQF hoặc BQF, đầu tư kho lạnh dự trữ sản phẩm ở những doanh nghiệp có điều kiện để bảo đảm nguyên liệu cho cả năm , đầu tư thiết bị chế biến tinh.

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng khô: Đầu tư thiết bị hiện đại đủ chuẩn vào thị trường EU, Mỹ, Nhật ; đa dạng hóa mặt hàng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

+ Đối với các doanh nghiệp chế biến nhân điều: Vận động đầu tư ngành chế biến nhân điều với công nghệ hoàn chỉnh , khép kín từ vùng nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm , đầu tư cải thiện giống điều cho năng suất cao để hạ giá thành đầu vào đảm bảo xuất khẩu nhân điều hiệu quả . Đầu tư chế biến sản phẩm tinh xuất cho các siêu thị trong và ngoài nước .

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất nước khoáng: Đối với ngành sản xuất nước khoáng phát triển theo hướng đa dạng sản phẩm phục vụ thị hiếu tiêu dùng nhân dân và phát triển thị trường xuất khẩu.

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất muối: Đối với ngành sản xuất muối  hướng về đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm tinh phục vụ công nghiệp hoá chất , thực phẩm tiêu dùng  trong nước  và  xuất khẩu . Khai thác triệt để các sản phẩm từ muối và sau muối phục vụ cho đời sống và sản xuất .

+  Một vấn đề quan trọng là song song đổi mới cần đi vào bề sâu của hiệu quả, làm gia tăng năng suất và chất lượng, ngày càng nhiều hơn giá trị gia tăng. Cần cải tiến hay mạnh mẽ hơn tiến đến loại bỏ các công nghệ có hại đến môi trường; không vì lợi nhuận trước mắt mà gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và xã hội, làm xấu đi các hình ảnh truyền thống của môi trường xã hội.

b) Hoạt động thương mại:

Trong năm để mở rộng và tạo điều kiện ổn định lưu chuyển hàng hóa một số vấn đề về thương mại trong những năm gần đây được đặt ra và đã tích cực thực hiện đạt được như:

-  Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam nghiên cứu đầu tư Kho đầu mối trung chuyển xăng dầu tại Bình Thuận. Địa điểm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất lựa chọn nằm ở phía Tây tỉnh lộ 716 giáp ranh giới giữa 2 xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình và xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong nhằm cung ứng xăng dầu cho nội tỉnh và các vùng phụ cận. Dự án sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường, thời gian vận chuyển so với nhận xăng dầu tại thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay, giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy kinh tế – xã hội không chỉ cho tỉnh Bình Thuận mà cả các vùng phụ cận phát triển.

- Gặp gỡ các tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài và đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mở ra cho tỉnh một triển vọng tốt cho việc tăng cường mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả trong cung cấp thông tin (về thuế, rào cản thương mại, thanh toán quốc tế), tư vấn thủ tục pháp lý, tiêu chuẩn hàng hóa để tạo thuận lợi cho địa phương đẩy mạnh xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp Bình Thuận  tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường tại nước ngoài tìm kiếm đối tác mua bán hàng hóa đạt hiệu quả cao.

- Tham gia nhiều hội chợ thương mại tổ chức trong nước và nước ngoài như Quốc tế Việt - Trung 2007 với chủ đề “Giao lưu - Hợp tác - Phát triển” tại thành phố Lào Cai. Đồng thời hàng năm phối hợp với các tỉnh khác thường xuyên tổ chức các hội chợ - triển lãm Thương mại nhân các ngày lễ, dịp tết.nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc thù của tỉnh. Các chương trình lễ hội, các hội chợ đều tổ chức các khu ẩm thực nhằm giới thiệu hương vị đậm đà của những món ăn miền biển của quê hương Bình Thuận, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách du lịch khám phá sự kỳ diệu trong cách ẩm thực của người dân bản xứ.

- Về triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại đã tổ chức triển khai thực hiện có kết quả các quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong việc việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, dịch vụ trong tỉnh như đầu tư hoàn thành và đưa vào kinh doanh siêu thị mang thương hiệu CO.OP Mart Phan Thiết của Liên minh HTX Thương mại TPHCM chính thức khai trương  từ tháng 5/2007 ũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng hóa phong phú, đa dạng của tỉnh. Kêu gọi, thu hút chuẩn bị đầu tư các dự án Vinatex Mart Phan Thiết, các trung tâm thương mại Mũi Né, Hàm Tiến, Bắc Phan Thiết, Trung tâm Thương mại Lagi; đầu tư nâng cấp, phát triển mới các chợ phù hợp với phát triển đô thị, dân cư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

 + Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội:

Trong 5 năm qua với việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hoá của tỉnh, quảng bá tiềm năng, giao lưu và tìm kiếm đối tác, mở rộng phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Với sự năng động trong vận dụng các mặt hàng tiêu dùng, phổ biến mặt hàng thực phẩm trong những giai đoạn cao điểm của dịch chuyển hoá tập trung cho hàng biển. Do vậy thị trường trên các địa bàn trong toàn tỉnh vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Trong 5 năm qua loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng bình quân mỗi năm cũng khá  cao tăng 15,8%. 

Tốc độ phát triển tổng mức bán lẻ theo thành phần kinh tế và ngành như sau:

 

Tổng mức bán lẻ (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

 Tổng số

3.515

9.825

279,52

22,82

I. Phân theo loại hình kinh tế

 

 

 

 

   1. Kinh tế Nhà nước

480

509

106,04

1,18

   2. Kinh tế Tập thể

10

15

150,00

8,45

   3. Kinh tế Cá thể

2.186

5.656

258,74

20,94

   4. Kinh tế Tư nhân

776

3.498

450,77

35,14

   5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

63

147

233,33

18,47

II. Phân theo ngành kinh tế

 

 

 

 

   1. Thương nghiệp

 

2.913

7.720

265,02

21,52

   2. Khách sạn, Nhà hàng

 

491

1.733

352,95

28,69

   3. Du lịch lữ hành

 

4

28

700,00

47,58

   4. Dịch vụ

 

107

344

321,50

26,31

* Về cơ cấu tổng mức bán lẻ theo thành phần kinh tế có những biểu hiện chuyển biến tích cực theo đúng hướng khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, ổn định kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước năm 2002 chiếm 3,4 trong tổng mức thì năm nay còn 1,5% kinh tế tư nhân năm trước chiếm 82,4% thì năm nay nâng lên 93,3%; trong đó kinh tế cá thể hoạt động nhỏ những rãi rác khắp nơi trong địa bàn tỉnh, góp phần lớn giải quyết lưu thông hàng hoá rộng khắp các địa bàn trong tỉnh từ nông thôn đến thành thị và ở các vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ trọng lớn nhất : năm 2002 trước chiếm  62,2%, thì năm 2007 còn 57,6%.

 + Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại:

Thực hiện yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh, công tác quản lý thị trường được tăng cường trên nhiều mặt; công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên như kiểm tra kiểm soát thị trường, kiểm tra đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề, chất lượng hàng hóa.. được duy trì thường xuyên và được các ngành chức năng phối hợp góp phần tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ phát triển, do vậy tình hình lưu thông tiêu thụ hàng cấm, hàng nhập khẩu trái phép trên thị trường giảm đáng kể, các cơ sở kinh đã thực hiện tốt hơn các qui định của nhà nước về đăng ký kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại giảm và không phổ biến. Trong những năm gần đây công tác quản lý thị trường hết sức quan tâm, nhất là năm 2007 lực lượng quản lý thị trường đã tổ chức kiểm tra 1.108 vụ, phát hiện và xử lý vi phạm 560 vụ, trong đó buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập khẩu trái phép 148 vụ, vi phạm các qui định về đăng ký kinh doanh 80 vụ, vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa 39 vụ, trốn lậu và vi phạm khác 217 vụ, thu nộp ngân sách tỉnh với tổng số tiền 3.227 triệu đồng và một số hàng hóa tịch thu tạm giữ chờ xử lý.

+ Hoạt động xuất khẩu: Trên lĩnh vực xuất khẩu, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến năm 2010 trong hơn 4 năm qua tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá ổn định, bên cạnh thị trường truyền thống đã xuất hiện một số thị trường mới với yêu cầu chất lượng hàng hóa cao. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án phục vụ xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, triển khai các giải pháp phát triển sản sản xuất, mở rộng thị trường, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, thanh long, cao su, nhân điều, nước khoáng, tảo được quan tâm chỉ đạo thường xuyên và có những kết quả thiết thực. Về hội nhập kinh tế quốc tế, trong năm 2007 đến nay đã tham mưu ban hành Chương trình hành động của Tỉnh ủy (khoá XI), tham mưu ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch hành động của UBND tỉnh để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO trên địa bàn tỉnh.

Việc đổi mới phương thức tiêu thụ hàng hóa gắn với sản xuất bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế là yêu cầu bức thiết; Mở rộng và phát triển thị trường nội địa tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong cả nước; Củng cố, đổi mới và phát triển các phương thức tiêu thụ sản phẩm theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ, quản lý giá; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Trong những năm gần đây xuất khẩu của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể. Thể hiện qua mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua 5 năm như sau:

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo thành phần kinh tế và ngành như sau:

 

Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD)

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

 Tổng số

51.882

135.251

260,69

21,12

I. Phân theo loại hình kinh tế

 

 

 

 

     Kinh tế Nhà nước

24.210

6.982

28,84

-22,02

   Kinh tế ngoài Nhà nước

23.351

116.349

498,26

37,88

    Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

4.321

11.920

275,86

22,50

II. Phân theo nhóm ngành

 

 

 

 

     Nông,lâm nghiệp

21.067

25.924

123,06

4,24

     Thủy sản

26.208

76.251

290,95

23,81

     Hàng hóa khác

4.607

33.076

717,95

48,33

Về thị trường xuất khẩu, những năm gần đây, thị trường chính của tỉnh khu vực Đông á, Đông nam á, Tây âu, Nam âu, Bắc Mỹ.   Thể hiện qua tốc độ tăng và cơ cấu như sau:

- Khu vực Đông á: năm 2007 có 5 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 53,1 triệu USD chiếm tỷ lệ 47,3 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 103,3% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 19,9%. Trong đó nếu tính giá trị năm 2007 từ cao đến thấp như sau:

+ Đài Loan giá trị kim ngạch xuất đạt 18,6 triệu USD chiếm tỷ lệ 16,7 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 122,1% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 17,3%.

+ Nhật Bản giá trị kim ngạch xuất đạt 14,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 12,9 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 122,1% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 17,3%.

+ Hàn Quốc giá trị kim ngạch xuất đạt 10 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,1 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 147,9% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 19,9%.

+ Trung quốc giá trị kim ngạch xuất đạt 7,7 triệu USD chiếm tỷ lệ 6,8 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 68,1% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 10,9%.

+ Hồng Kông giá trị kim ngạch xuất đạt 4,2 triệu USD chiếm tỷ lệ 3,7 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 199,2% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 24,5%.

- Khu vực Đông nam á: Năm 2002 xuất khẩu còn rất thấp, nhưng đến năm 2007 có 6 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 20,1 triệu USD chiếm tỷ lệ 18,2 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 524,1% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 44,2%. Trong đó chủ yếu các nước như sau:

+ Xinh-ga-po giá trị kim ngạch xuất đạt 8,7 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,8 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 375,7% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 36,6%.

+ Căm-pu-chia năm 2002 không có nhưng năm 2007 giá trị kim ngạch xuất đạt 5,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,8 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp.

+ Thái Lan giá trị kim ngạch xuất đạt 3,8 triệu USD chiếm tỷ lệ 3,4 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 310,7% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 32,7%.

+ Ma-lai-xi-a giá trị kim ngạch xuất đạt 1,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 1,3 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 370,1% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 30%.

- Khu vực Tây âu: năm 2007 có 6 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 14,8 triệu USD chiếm tỷ lệ 47,3 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 163,4% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 21,4%. Trong đó chủ yếu các nước như sau:

+ Pháp giá trị kim ngạch xuất đạt 8,4 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,5 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 231,7% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 27,1%.

+ Hà Lan giá trị kim ngạch xuất đạt 3 triệu USD chiếm tỷ lệ 2,7 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 282,8% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 30,1%.

+ Bỉ năm 2002 không có nhưng năm 2007 giá trị kim ngạch xuất đạt 1,9 triệu USD chiếm tỷ lệ 1,7 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp

- Khu vực Nam âu: năm 2002 không có nhưng năm 2007 có 4 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 11,9 triệu USD chiếm tỷ lệ 10,6 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp. Trong đó thị trường xuất khẩu chủ yếu  I-ta-li-a, giá trị kim ngạch xuất đạt 10,7 triệu USD chiếm tỷ lệ 9,5 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp.

- Khu vực Bắc mỹ: năm 2007 đạt giá trị kim ngạch xuất đạt 6,3 triệu USD chiếm tỷ lệ 5,7 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, giảm 11,1% so với năm 2002, bình quân mỗi năm giảm 2,3%. Trong đó thị trường xuất khẩu chủ yếu  Mỹ, giá trị kim ngạch xuất đạt 5,9 triệu USD chiếm tỷ lệ 5,3 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, giảm 15,6% so với năm 2002, bình quân mỗi năm giảm 3,3%.

Ngoài ra, một số khu vực khác mặt dầu giá trị xuất khẩu không cao, nhưng phần lớn đây là nhưng thị trường mới đang mở rộng quan hệ xuất khẩu như Trung nam á có 1 nước, Tây á có 4 nước, Đông âu có 2 nước, Bắc âu có 5 nước, Châu Phi có 2 nước, Trung Mỹ có 1 nước, Nam Mỹ có 1 nước.

Mặc dù xuất khẩu tăng mạnh nhưng chủ yếu là do khách quan đem lại (tăng về giá và số lượng) chứ yếu tố giá trị gia tăng trong sản phẩm chưa cao. Vì vậy, tăng hàm lượng chất xám để tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm và tránh những biến động của thị trường là việc cần phải tập trung đầu tư thực hiện như triển khai thực hiện các dự án phát triển hàng xuất khẩu; tiếp tục đầu tư thượng nguồn để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp khác nhằm nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, đặc biệt là các ngành công nghiệp xuất khẩu; tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm; đổi mới phương thức tiêu thụ hàng hóa gắn với sản xuất bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế; mở rộng và phát triển thị trường nội địa; củng cố, đổi mới và phát triển các phương thức tiêu thụ sản phẩm theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ, quản lý giá; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Khối lượng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như sau:

- Hải sản luôn luôn là thế mạnh của Bình Thuận trong hàng thập kỷ nay.  Nguồn lợi thu từ nguồn tài nguyên biển này là vô cùng to lớn, nó tạo ra việc làm cho hàng trăm ngàn lao động sống bằng nghề đánh bắt hải sản và các dịch vụ liên quan đến hải sản. các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu vẫn tập trung ở 2 nhóm hàng chủ yếu là hàng đông lạnh và hàng khô. Năm 2007, hải sản xuất khẩu đã được đa dạng hóa hơn rất nhiều trong mẫu mã, loại hàng và chất lượng sản phẩm, với trên 60 sản phẩm hải sản các loại. Các sản phẩm về cá đông lạnh, filê luôn giữ được tính ổn định cao. Tuy dư âm của sự cố dư lượng kháng sinh từ năm 2006 vẫn còn gây tâm lý e ngại cho khách hàng, nhưng sản phẩm chế biến về mực vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các loại sản phẩm hải sản, là do các doanh nghiệp chế biến hải sản chuyển hướng xuất khẩu mạnh sang các thị trường dễ tính hơn như Hàn Quốc, Đài Loan…. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản của Bình Thuận năm 2007, thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mực đạt 43,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 56,7%; tăng 38,8% so với năm trước. Các sản phẩm về mực cũng rất đa dạng và phong phú như mực filê, mực sugata, sushi, cắt khoanh, nướng xé, chả mực….

Sản lượng hải sản chế biến các loại năm 2007 xuất khẩu đạt 16.775 tấn tăng 236,8% so năm 2002, bình quân hàng năm tăng 18,8%.

- Sản phẩm nhân hạt điều, một trong những sản phẩm thế mạnh của Bình Thuận. Tuy nhiên Năm 2005 do Công ty Xuất nhập khẩu & Đầu tư Bình Thuận Fatimex, năng suất khoảng 25.000 tấn/năm và sản phẩm của Công ty xuất khẩu là chủ yếu. Tuy nhiên với cơ chế cạnh trạnh của thị trường, Công ty Xuất nhập khẩu & Đầu tư Bình Thuận Fatimex đơn vị trực thuộc quản lý của Nhà nước, đã bộc lộ nhiều nhược điểm, chủ yếu sản xuất không hiệu quả lỗ nhiều năm liền, nợ tồn đọng quá lớn không còn khả năng thanh toán nên phải giải thể năm 2006. Do vậy sản lượng xuất khẩu hạt điều trước năm 2005 đạt trên 4.000 tấn nhưng qua năm 2005 giảm xuống còn 3.000 tấn và 2006 chỉ còn 143 tấn. Năm 2007 đánh dấu sự trở lại của Kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều trong năm 2007 đạt gần 5 triệu USD, sản phẩm này được xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Châu Mỹ và khu vực Đông Á. Tuy giá trị xuất khẩu chưa cao, nhưng dự báo cho thấy tình hình khả quan của ngành chế biến nhân hạt điều của địa phương

Sản lượng nhân hạt điều năm 2007 xuất khẩu  đạt 1.083 tấn giảm 79,1% so năm 2002, bình quân hàng năm giảm 26,9%.

- Mặt hàng trái thanh long, năm 2007 sản lượng và giá trị xuất khẩu thanh long đều tăng so các với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu thanh long trong năm 2007 đạt 17,2 triệu USD tăng 16,6% so với năm trước. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển các vùng trồng thanh long, vì đây là một trong những mặt hàng được nước ngoài ưa chuộng và cũng là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân các huyện phía nam. Một phần là nhờ các doanh nghiệp đã bắt đầu chủ động đầu tư, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc phòng chống bệnh ruồi đục trên trái thanh long, đưa vào ứng dụng dây chuyền thiết bị làm sạch trái cây. Các chương trình quảng bá thương hiệu thanh long Bình Thuận được tổ chức thường xuyên trong các dịp lễ hội của địa phương, trong các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh. Trong những năm qua, trái thanh long đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản địa phương. Diện tích đất trồng thanh long 8993 ha, sản lượng thanh long đạt khoảng 180.000 tấn. Với những con số trên cho thấy, sản lượng thanh long xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mình, sản phẩm trái thanh long vẫn chưa được thị trường Châu Âu tiêu thụ mạnh, ngoại trừ thị trường Hà Lan. Điều đó có thể cho ta biết nguyên nhân trên là từ chất lượng của trái thanh long, đây cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp vẫn còn trăn trở và đang chờ sự đóng góp ý kiến, cũng như hỗ trợ về kỹ thuật từ các cơ quan quản lý kinh tế và các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp. Một trong những thị trường khó tính là Mỹ, thì nay xuất khẩu thanh long có 3 đơn vị trồng thanh long được cấp chứng chỉ EurepGap, đây là bước đầu mở ra một thị trường mới, lớn, khả năng tiêu thụ sản lượng thanh long với số lượng lớn và lâu dài, đảm bảo  được đầu ra của tỉnh ổn định thể hiện đẳng cấp sản phẩm trên thị trường thế giới. Gần đây việc mở thị trường thanh long vào Mỹ đang mở ra nhiều triển vọng.

Sản lượng thanh long năm 2007 xuất khẩu  đạt 31.315 tấn tăng 400% so năm 2002, bình quân hàng năm tăng 31,6%.

Ngoài ra một số mặt hàng khác như hàng may mặc, tôn kẽm, đồ gỗ, mủ cao su đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu của từng loại mặt hàng này đều tăng trên 30% so với năm trước. Nhiều thị trường đã đặt hợp đồng dài hạn và hứa hẹn sự ổn định cho các năm đến.

Để có những bước phát triển hiệu quả trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Bình Thuận trong trong những năm qua và là điều tốt cho tham gia hội nhập WTO tỉnh ta đang xây dựng những lộ trình, kế họach từng bước cho các sản phẩm lợi thế xâm nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào thị trường chung của thế giới.

c) Hoạt động du lịch:

Với những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của tỉnh trong giai đoạn này: phát triển du lịch được nâng lên hàng đầu, đó cũng là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Ngành du lịch, đánh giá thông qua “Tài khoản vệ tinh du lịch  (TSA)” là một tiêu chuẩn quốc tế được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc xây dựng. Thể hiện kết quả hoạt động du lịch mang lại trong các ngành vận tải, khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ khác. Định hướng phát triển kinh tế tại Đại hội IX, X của Đảng đã chỉ rõ “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiên tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lần thứ X và XI cũng đã xác định kinh tế biển và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Ngày 25/03/2004 Tỉnh ủy Bình Thuận đã ra Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2010. Thực tế du lịch Bình Thuận có bước phát triển khá nhanh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, có vị trí xứng đáng trong bản đồ du lịch cả nước và quốc tế. Các khu du lịch-thương mại-dịch vụ đã và đang được hình thành và tiếp tục phát triển tạo điều kiện ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến như Khu du lịch Mũi Né - Tiến Thành (Phan Thiết), Khu du lịch ven biển Hàm Tân, Khu du lịch ven biển Bắc Bình, Khu du lịch ven biển Tuy Phong, Khu du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam, Khu du lịch sinh thái Đa Mi, Khu du lịch sinh thái Song Quao (Hàm Thuận Bắc), Khu du lịch sinh thái Biển Lạc (Tánh Linh), Khu du lịch sinh thái Thác Reo (Đức Linh) ..

Xác định được ý nghĩa rộng lớn của ngành du lịch mang lại, cùng với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhất là ngành du lịch biển, do vậy trong những năm qua với sự chỉ đạo tích cực của cấp đảng và UBND các cấp, hoạt động du lịch của Bình Thuận đã và đang có sự chuyển biến tích cực, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nó. Chính quyền các cấp của tỉnh đã có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để thúc đẩy du lịch phát triển ổn định. Cùng với những chủ trương đúng đắn, định hướng phù hợp và nhiều chính sách thiết thực khuyến khích phát triển du lịch theo hướng toàn diện, đồng bộ, Bình Thuận đã có bước đột phá trong tổ chức chỉ đạo quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển vững chắc các khu du lịch, làng du lịch. Trong những điều kiện kinh tế còn eo hẹp, nhưng với quyết tâm lớn, tỉnh đã tổ chức Ngày Du lịch Bình Thuận 24/10/2005 với chủ đề: “Bình Thuận: Hội tụ Xanh”,  cùng với tổ chức lễ hội chào mừng thật ấn tượng, phong phú và phát động toàn dân Bình Thuận tham gia hưởng ứng. Đồng thời các ngày lễ lớn trong năm, nhất là các lễ hội truyền thống của địa phương, như lễ hội Nghinh ông, lễ Trung thu đã được tổ chức thực hiện với qui mô lớn hơn, nâng lên một tầm cao hơn, thông qua đó kết hợp giới thiệu, quảng bá mặt hàng SXKD của địa phương, các dịch vụ, du lịch

Khố

Kết quả hoạt động ngành du lịch qua 5 năm như sau:

 

Đơn vị tính

Chỉ tiêu du lịch

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

1. Doanh thu du lịch (chi tiêu khách du lịch)

 Triệu đồng

277.426

1.060.773

382,36

30,77

Khách nội địa

 ''

190.800

612.200

320,86

26,26

Khách quốc tế

 ''

86.626

448.573

517,83

38,94

2. Số lượt khách phục vụ

 Lượt khách

705.216

1.801.657

255,48

20,63

Khách nội địa

 ''

646.575

1.623.786

251,14

20,22

Khách quốc tế

 ''

58.641

177.871

303,32

24,85

3. Số lượt khách ngủ qua đêm

 Lượt khách

501.480

1.381.690

275,52

22,47

Khách nội địa

 ''

449.670

1.218.350

270,94

22,06

Khách quốc tế

 ''

51.810

163.340

315,27

25,82

4. Số ngày khách phục vụ

 Ngày khách

813.676

2.295.419

282,10

23,05

Khách nội địa

 ''

691.349

1.854.773

268,28

21,82

Khách quốc tế

 ''

122.327

440.646

360,22

29,22

Nhìn chung trên cơ sở điều tra chi tiêu khách du lịch, doanh thu du lịch trong 5 năm qua tăng rất nhanh (bình quân hàng năm tăng 30,8%). Riêng đối với khách du lịch nước nếu tính chỉ tiêu xuất khẩu du lịch trong 3 năm trở lại đây thì năm 2005 đạt 14,8 triệu USD, năm 2006 đạt 20,7 triệu USD và  năm 2007 đạt 27,9 triệu USD.

Và theo đà phát triển thuận lợi, lượt khách du lịch quốc tế cũng tăng nhanh và có chuyển biến về cơ cấu (năm 2002 chiếm 8,32% thì năm 2007 nâng lên 9,87% trong tổng số lượt khách du lịch). Điều đang ghi nhận, trong năm 2007 để nâng cao cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách du lịch Nga tại Bình Thuận, Công ty Du lịch lữ hành Lan Ta- An Travel vừa chính thức khai trương tại Phan Thiết. Đây là công ty du lịch lữ hành Việt- Nga đầu tiên được thành lập tại Bình Thuận. Từ đó cơ cấu khách du lịch Nga ngày càng tăng. Hàng năm có gần 180 nước, vùng lãnh thổ đến du lịch Bình Thuận, nếu tính cơ cấu lượt khách từ 2% trở lên, thì trong 3 năm qua có các nước sau:

 

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

CH Liên Bang

13,7

14,2

11,9

Mỹ

10,5

10,0

10,4

Pháp

10,9

9,4

10,0

CH Hàn Quốc

7,8

7,1

9,7

Liên Bang Nga

4,1

5,7

8,7

Ô-xtrây-li-a

5,8

6,1

7,2

Vương quốc Anh

6,4

8,1

5,3

Hà Lan

4,0

4,0

4,4

Ca-na-đa

3,4

3,0

3,1

Nhật Bản

3,7

3,8

3,1

Trung Quốc

2,1

1,8

2,8

Thụy Điển

3,1

2,6

2,1

Thụy Sỹ

2,0

2,4

2,0

Lượt khách du lịch nước ngoài đến Bình Thuận các tháng thể hiện qua biểu đồ 3 năm 2005-2007 như sau:  

  

+ Năng lực và kết quả hoạt động của các cơ sở lưu trú:

Năng lực hoạt động tăng nhanh như số buồng, số giường cho thấy các cơ sở lưu trú đang đầu tư mở rộng công suất, giải phóng lượng khách trong những ngày lễ, ngày chủ nhật đến Bình Thuận rất nhiều có lúc quá tải. Nhưng ngược lại cũng có nhiều cơ sở lại không có khách hoặc là khách rất ít vào các ngày bình thường, tiềm năng du lịch của tỉnh nhà dồi dào nhưng khả năng khai thác còn nhiều hạn chế. Có thể thấy qua thể hiện qua điều tra các năm như sau:

Tổng số cơ sở lưu trú có 607 cơ sở tăng 86,8% so năm 2002, bình quân hàng năm tăng 13,3. Nhưng trong đó có 213 dạng ký túc xá, nhà trò nghỉ dài hạn cho sinh viên không tính lượt khách, ngày khách, do vậy thực chất cơ sở lưu trú ngắn ngày chỉ có 394 cơ sở.

+ Tổng số buồng: Năm 2007 có 7.028 buồng tăng 144,5% so năm 2002, bình quân hàng năm tăng 19,6%.

+ Tổng số giường: Năm 2007 có 12.209 giường tăng 126,1% so năm 2002, bình quân hàng năm tăng 17,7%.

+ Hệ số sử dụng buồng: năm 2002 đạt 39,8 thì năm 2007 nâng lên 53,9%

+ Hệ số sử dụng giường: năm 2002 được 31,6 thì năm 2007 nâng lên 51,5%

+ Hệ số lượt khách ngủ qua đêm/ngày (độ dài ngày bình quân một lượt khác): năm 2002 được 1,62 thì năm 2007 nâng lên 1,66 (trong đó khách quốc tế năm 2002 được 2,36 thì năm 2007 nâng lên 2,7).

+ Chi tiêu khách du lịch bình quân ngày/khách du lịch: năm 2002 được 0,341 triệu đồng thì năm 2007 nâng lên 0,462 triệu đồng (trong đó khách quốc tế năm 2002 được 0,708 triệu đồng thì năm 2007 nâng lên 1,018).

Thông qua tốc độ tăng doanh thu du lịch và các hệ số sử dụng buồng giường, độ dài ngày khách du lịch lưu trú, bình quân doanh thu một ngày của một khách du lịch, có thể nhận xét như sau:

-   Tốc độ tăng doanh thu và cơ sở lưu trú phù hợp với sự nỗ lực phát triển du lịch hiện nay.

-   Các hệ số sử dụng bước đầu tăng không cao do các cơ sở lưu trú đang đầu tư theo chiều rộng, mặc dầu các cơ sở lưu trú tăng nhanh nhưng một số cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động hệ số còn rất thấp.

-   Doanh thu bình quân ngày/khách du lịch tăng không cao, do lượng khách du lịch có thu nhập thấp đã đến du lịch tại Bình Thuận chiếm một tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên một điều cần đặt ra hiện nay là số lượng du khách ngày càng tăng nhưng hiệu quả nguồn thu vẫn chưa cao, các hệ số sử dụng, bình quân doanh thu còn thấp. Nguyên nhân do khâu quản lý kinh doanh chưa đồng bộ, các điểm kinh doanh du lịch đẹp, nhiều hấp dẫn, nhưng cơ sở hạ tầng chưa đầu tư tương ứng, các khu trung tâm thương mại, khu mua sắm cho khách du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Việc triển khai thực hiện đầu tư các cơ sở hạ tầng ở một số khu du lịch còn chậm so với yêu cầu. Việc triển khai thực hiện đầu tư các cơ sở hạ tầng ở một số khu du lịch còn chậm so với yêu cầu. Số dự án du lịch chưa triển khai được chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số dự án đầu tư, môi trường vệ sinh tại các khu du lịch chưa được cải thiện. Hiện toàn tỉnh có 335 dự án đầu tư du lịch được UBND tỉnh chấp thuận, với tổng số vốn đăng ký hơn 5.000 tỉ đồng (trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài); tổng diện tích ven biển dành cho các dự án này lên đến 1.200 ha). Nhưng ngoài 71 dự án đã đi vào hoạt động, 82 dự án đang triển khai thi công xây dựng, thì có đến 182 dự án đã quá hạn mà vẫn không triển khai được (chiếm 54,3% trong tổng số dự án đã được chấp thuận). Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là khâu đền bù giải tỏa đất đai ở những nơi có dự án du lịch triển khai. Chính sách đền bù giá đất một số nơi chưa hợp lý do điều chỉnh không kịp với sự lên giá đất một cách nhanh chóng.

II. Các điều kiện thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng phát trin các cơ sở kinh tế:

Trên cơ sở tình hình đóng góp phát triển các cơ sở kinh tế trong giai đoạn 2002 – 2007, có thể rút ra nhưng khó khăn, thuận lợi như sau:

* Thuận lợi

- Trong các năm gần đây thủ tục cấp giấp phép kinh doanh thông thoáng hơn (với quy chế 1 cửa, việc công khai qui trình, thời gian thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, phổ biến điều kiện kinh doanh rộng rãi, không được yêu cầu người đăng ký kinh doanh nộp thêm hồ sơ đăng ký kinh doanh ngoài hồ sơ đã được Chính phủ qui định, ...), UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo không ngừng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và tập trung rút ngắn thời gian hơn. Do vậy đã tạo điều kiên thuận lợi cho các nhà đầu tư đăng ký thành lập DN, các cơ sở cá thể cũng gia tăng ngày càng nhiều hơn và với quy mô vốn bình quân cho mỗi đơn vị lớn hơn .

- Qui hoạch cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp với những chính sách khuyến khích của tỉnh nhằm tập trung và phát triển đa dạng các ngành nghề và khai thác những tiềm năng, lợi thế so sánh và các nguồn ngoại lực từ phía các đối tác bên ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà. Một trong những điều kiện đã phát triển nhanh và ổn định hoạt động DN hiện nay đó là xây dựng các khu công nghiệp, là môi trường đầu tư, là điều kiện tiên quyết, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Cùng với cả nước, tỉnh cũng triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội IX, X và Nghị quyết TW 3 khóa IX về sắp xếp đổi mới DNNN, cụ thể bằng chương trình hành động của Tỉnh uỷ và trên cơ sở Quyết định phê duyệt đề án số 222, ngày 25/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp DNNN do địa phương quản lý. Đến nay cổ phần hoá DN Nhà nước địa phương đã hoàn thành cơ bản

- Lực lượng cơ sở và lao động cá thể mặc dầu nhỏ lẻ, nhưng rãi rác khắp nơi trong địa bàn toàn tỉnh kể cả vùng sâu, vùng xa, chiếm tỷ trọng khá lớn góp phần không nhỏ trong xu thế phát triển chung của các thành phần kinh tế tư nhân hiện nay

* Khó khăn, tồn tại:

- Với chiến lược phát triển tăng tốc của ngành du lịch của tỉnh, chuẩn bị cho những bước đi dài, các dự án du lịch thường tập trung ở những vùng mới qui hoạch đang cải tạo cơ sở hạ tầng. Do vậy mặt dầu đã đăng ký SXKD nhưng nhiều dự án chậm triển khai đầu tư và đi vào hoạt động SXKD.

- Thiếu các lao động chất lượng cao như các vị trí kỹ sư, quản lý, điều hành có tầm hiểu biết rộng. Còn hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh; thị trường và thông tin về thị trường còn yếu, trình độ quản lý các cơ sở kinh tế chưa theo kịp yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lao động phần lớn chưa qua đào tạo;  lao động có trình độ tay nghề cao rất thấp.

- Các cở sở thành phần cá thể hoạt động thường nhỏ lẻ còn mang nặng tính cách gia đình và hiệu quả kinh tế chưa thật sự cao so với yêu cầu (thể hiện qua mức độ tăng doanh thu còn khá thấp nếu loại trừ yếu tố trượt giá).

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế chưa cao thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn trong những năm qua còn đạt ở mức khá thấp.

III. Các giải pháp:

-  Về tổ chức, quản lý cần có khảo sát, điều tra để đánh giá đúng thực trạng cơ sở kinh tế để đề ra các giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoạt động và có đủ sức đứng vững, cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Tiếp tục mở rộng thị phần, thâm nhập vào vào các thị trường mới trong và ngoài nước. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông - hải sản xuất khẩu. 

- Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như đưa thông tin hình ảnh, các diễn biến các sự kiện kịp thời, thường xuyên lên các trang Web của tỉnh, nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống, tổ chức và tham gia các hội chợ, triễn lãm trong nước và cả thế giới… DN tham gia chương trình hỗ trợ nhiều chương trình như hỗ trợ đầu tư, xây dựng thương hiệu, khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quả lý tiên tiến, tư vấn, hỗ trợ xây dựng lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như AFTA, WTO… Tuy nhiên hết sứ chú ý xây dựng chương trình, nội dung quãng bá làm sao gây ảnh hưởng tích cực nhất, chương trình được xây dựng đơn giản nhất, chi phí thấp nhất.

- Xu thế tăng nhanh số lượng đang mở ra, do vậy cần hoàn thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế  gắn với diễn biến thị trường tiêu thụ. Tiếp tục rà soát, loại bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp về các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp hoặc Nhà nước không cấm. Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài; trước hết là bỏ các hạn chế về hình thức đầu tư đối với dự án trong ngành sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao, những hạn chế về vốn góp và huy động vốn. Điều chỉnh quy chế đầu tư Nhà nước, sửa đổi và bổ sung quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, địa phương.

- Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp tỉnh ta còn yếu so với các tỉnh khác, các khu vực trong nước. Sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao và không ổn định, nhưng giá thành lại cao. Yếu tố quyết định nhất đến khả năng cạnh tranh của ngành là năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trình độ khoa học, công nghệ, năng lực quản lý... đều còn ở mức thấp. Năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp tỉnh ta còn quá yếu chưa đáp ứng yêu cầu chung. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, đòi hỏi chúng ta khẩn trương tìm các giải pháp phát huy nội lực, đón bắt thời cơ thúc đẩy phát triển nhanh chất lượng nền kinh tế tỉnh ta ở mức cao hơn.

- Công bố đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật và thủ tục hành chính trong công báo, sớm phát hành công báo của địa phương. Xây dựng quy chế công bố thông tin của các cơ quan nhà nước về quy hoạch, tình hình và chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách, quy chế trả lời ý kiến cơ sở kinh tế, nhất là với các doanh nghiệp. Thể chế hoá việc tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng và chính quyền điạ phương; quy định trách nhiệm thực hiện các cam kết và thời hạn giải quyết. Mở rộng việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiệp với các DN hàng năm sâu hơn, chuyên môn hơn, nhằm kịp thời giải quyết các vướng mắc về mặt bằng kinh doanh, chế độ ưu đãi, triển khai xây dựng v.v.. Qua đó cũng xem xét lại các DN thực sự mong muốn đầu tư, những DN có triển vọng tâm huyết SXKD đầu tư thực sự tại các địa bàn trong tỉnh.

- Phát huy các tiềm năng lợi thế,  tập trung xây dựng các Nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại hơn, năng lực sản xuất cao hơn. Ngoài chế biến đông lạnh xuất khẩu đã có như hiện nay, thì đầu tư chế biến đồ hộp thủy sản cũng rất triển vọng. Đặc biệt quan tâm lớn đến xuất khẩu, khi xuất khẩu phải cân đối với tiêu thụ nội địa và hiện nay xuất khẩu các hàng hoá nông sản 

- Đào tạo lao động, mở các lớp dạy nghề. Đây thật sự là một vấn đề hết sức khó khăn, do vậy vừa phát huy các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, và đồng thời cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho các DN kinh doanh trên địa bàn Tỉnh là vấn đề hết sức cần thiết.

- Qui hoạch, cải tạo cơ sở hạ tầng phải gắn với việc bảo vệ môi trường: tiếp tục quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp và có chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với luật định nhằm thu hút các DN tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp  tạo các điều kiện lưu thông thoáng sạch đẹp và giải quyết ô nhiễm môi trường.

-   Hiện nay tỉnh ta có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Do đó, cần phải nhận biết thế mạnh của mình để tạo ra những ngành mũi nhọn, tập trung chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh. Đồng thời việc lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp cũng rất cần thiết. Kết quy mô sản xuất vừa và nhỏ sử dụng vốn ít, thu hồi vốn nhanh đang chiếm phần lớn. Sau đó, cần có chiến lược tích luỹ lâu dài để áp dụng quy mô sản xuất lớn, đầu tư lớn và áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến và kết hợp với việc chuyên môn hoá sản xuất sẽ là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế.

-   Cần có các giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực công nghệ của các công ty địa phương. Năng lực công nghệ của các DNTN là yếu tố quyết định khả năng của họ đáp ứng được yêu cầu trở thành nhà cung cấp cho các DN FDI hoạt động trong một thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Chúng cũng ảnh hưởng đến mức độ trong đó nhà cung cấp có thể giành  được những lợi thế về cơ hội cho việc nâng cấp công nghệ tiếp theo mà việc liên kết có thể tạo ra. Ngày càng nhiều các DN FDI đòi hỏi người cung cấp của họ phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, QS 9000, HACCP và VDA. Vấn đề yêu cầu sống còn là không ngừng tăng cường, nâng cao khả năng cạnh tranh là đầu tư phát triển SXKD đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, đồng thời là điều kiện tăng kim ngách xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài rộng hơn, ổn định và bền vững.

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu lợi thế của địa phương, nhất là hàng thủy sản và thanh long; nghiên cứu mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều, cao su, đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ; ổn định xuất khẩu hàng may mặc. Tiếp tục chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về những tác hại của việc sử dụng quá mức các loại hóa chất, thuốc kháng sinh, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất, nuôi trồng, bảo quản và chế biến hàng thủy sản, thanh long xuất khẩu. Phối hợp triển khai các biện pháp cụ thể, thiết thực hỗ trợ việc nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng để tăng tính thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động xuất khẩu. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án sản xuất hàng xuất khẩu sớm hoàn thành và đi vào hoạt động.


1 | 2 | 3 | 4 | 5