Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
  IV

IV. Hiệu quả sản xuất các cơ sở kinh tế (Doanh nghiệp, cá thể) góp phần xây dựng và phát triển các lĩnh vực ưu tiên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng hóa sản phẩm SXKD và dịch vụ:

(Trong phần này số liệu kết hợp lấy từ điều tra cá thể và điều tra DN 2002, 2007)

1. Vốn Sản xuất kinh doanh:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở quy mô vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đều tăng trong những năm qua. Với việc tích cực huy động nhiều nguồn vốn, tích cực đầu tư phát triển mở rộng sản xuất là một trong những tiền đề tồn tại, phát triển cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

 

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

Tổng số

4.359

12.427

285,09

23,31

Nhà nước

1.625

1.684

103,63

0,72

- DN Nhà nước Trung ương

384

242

63,80

-8,82

- DN Nhà nước Địa phương

1.241

1.442

116,20

3,05

Ngoài Nhà nước

2.402

10.743

477,25

34,93

- DN tập thể

133

331

248,87

20,00

- DN tư nhân

560

1.115

199,11

14,77

- TNHH tư nhân

595

4.679

786,39

51,05

- C.ty CP không hoặc có vốn Nhà nước <=50%

93

968

1040,86

59,76

- Cá thể

1.021

3.650

357,49

29,02

DN có vốn đầu tư nước ngoài

332

469

141,27

7,15

Công việc cổ phần hóa các doanh nghiệp đi theo hướng thuận lợi đảm bảo thực hiện quan điểm Nhà nước về đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Điều này cũng thể hiện tỷ trọng vốn đầu tư thành phần kinh tế Nhà nước giảm xuống dần trong tổng vốn đầu tư của các DN. Trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đang ngày càng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thể hiện qua biểu đồ sau:

Phát huy nhưng sản phẩm lợi thế của tỉnh, một số ngành kinh tế đã được tập trung đầu tư mở rộng SXKD nhanh như ngành nông lâm và thuỷ sản do DN trồng thanh long, nuôi tôm giống… Ngành khách sạn, nhà hàng, dịch vụ được đầu tư lớn với các khu nghỉ mát, resort…  Và với trên 600 dự án đang quá trình xây dựng chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt đông du lịch một động lực kích thích cho các ngành khác phát triển. Hàng năm có thêm trên một trăm doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và khoảng 3.000 cơ sở cá thể ra đời. Do vậy vốn phát triển sẽ không dừng lại ở mức tăng này mà khả năng sẽ cao hơn nhiều.

 

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

Tổng số

4.359

12.427

285,09

23,31

 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

614

1.008

164,17

10,42

- Công nghiệp

1.353

3.321

245,45

19,67

- Xây dựng

475

2.159

454,53

35,37

- Giao thông vận tải 

257

382

148,64

8,25

- Thương nghiệp

742

2.400

323,45

26,46

- Khách sạn, nhà hàng

588

1.627

276,70

22,58

- Dịch vụ khác

330

1.530

463,64

35,91

Riêng đối với các doanh nghiệp, lực lượng chủ yếu thúc đẩy tăng vốn sản xuất kinh doanh nhanh, trong đó nhanh nhất vẫn là từ các thành kinh tế ngoài Nhà nước tăng bình quân mỗi năm 27,54%,  Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước tăng 81,35%, Công ty TNHH tư nhân tăng 41,6%, DN tư nhân tăng 29,56%...Trong khi các DN Nhà nước vốn tăng khá thấp chỉ có 5,6%. Nhìn chung xu thế chung nguồn vốn khu vực kinh tế Nhà nước giảm do đang thời kỳ sắp xếp, cổ phần hóa Nhà nước.

Cơ cấu vốn SXKD của các doanh nghiệp theo nhóm thành phần kinh tế có xu thế tăng thành phần ngoài Nhà nước như sau:

 

Năm 2002

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

Nhà nước

48,68

27,27

23,22

18,29

Ngoài Nhà nước

41,37

65,66

71,87

76,64

DN có vốn đầu tư nước ngoài

9,95

7,07

4,91

5,07

2. Doanh thu

Bên cạnh số lượng cơ sở kinh tế tăng nhanh, doanh thu cũng tăng khá góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và lượng lưu chuyển hàng hóa khá ổn định. Mức độ doanh thu tăng của của các thành phần kinh tế như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

Tổng số

7.263

21.893

301,43

24,69

Nhà nước

1.396

2.142

153,44

8,94

- DN Nhà nước Trung ương

120

129

107,50

1,46

- DN Nhà nước Địa phương

1.276

1.998

156,58

9,38

Ngoài Nhà nước

5.729

19.210

337,48

27,54

- DN tập thể

36

114

316,67

25,93

- DN tư nhân

1154

4.206

364,47

29,56

- TNHH tư nhân

853

4.752

557,09

40,99

- C.ty CP không hoặc có vốn Nhà nước <=50%

99

1.983

1957,58

81,28

- Cá thể

3.587

8.756

244,10

19,54

DN có vốn đầu tư nước ngoài

138

415

300,72

24,63

Các cơ sở SXKD cá thể mặc dầu qui mô nhỏ mức độ tham gia đóng góp vào kinh tế của tỉnh tăng không lớn so với các doanh nghiệp, về cơ cấu về doanh thu ngày càng nhường chổ cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên đây là lực lượng không thể thiếu được nằm rải rác khắp nơi trên địa bàn tỉnh kể cả vùng sâu, vùng xa. Trong năm 2002 doanh thu cơ sở SXKD cá thể chiếm gần 50% trong tổng số doanh thu các cơ sở kinh tế, thì năm 2007 chỉ còn 37,5%. Ngược lại các doanh nghiệp tốc độ càng lúc càng tăng nhanh phù hợp với việc tập trung kêu gọi đầu tư lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất không chỉ ở trong tỉnh mà còn cung ứng cho ngoại tỉnh kể cả xuất khẩu ra nước ngoài. Riêng đối với các doanh nghiệp, luật doanh nghiệp mới ra đời tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, hạn chế và tiến tới xóa bỏ độc quyền dưới mọi hình thức; rà soát lại cơ chế chính sách hiện có theo hướng bỏ dần các ưu đãi, bảo hộ cho doanh nghiệp Nhà nước để dần đưa các doanh nghiệp này hoạt động theo cơ chế thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt chú trọng các chính sách khuyến khích xuất khẩu. Biểu đồ cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp và cá thể đã nói lên điều này như sau:

Trong lĩnh vực các ngành SXKD, trong giai đoạn 2002 – 2007, ngành thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng tăng đều và ổn định, ngành công nghiệp đang tìm những phương thức tăng sản xuất, ngoài những sản phẩm truyền thống là chế biến hải sản thì các ngành sản phẩm khác cũng được quan tâm như sản xuất hàng may mặc, sắt thép, đá khai thác, gạch xây dựng…Mức tăng doanh thu thể hiện theo các ngành kinh tế như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2002

Năm 2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

Tổng số

7.263

21.893

301,43

24,69

- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

86

564

655,81

45,67

- Công nghiệp

2.206

5.776

261,83

21,23

- Xây dựng

384

1.651

429,95

33,87

- Giao thông vận tải 

177

362

204,52

15,38

- Thương nghiệp

3.528

11.086

314,23

25,73

- Khách sạn, nhà hàng

589

1.800

305,60

25,03

- Dịch vụ khác

293

654

223,21

17,42

3. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp:

Tỷ suất lợi nhuận trên 100 đồng vốn trong những năm qua mặc dầu có vươn lên so với giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn còn đạt ở mức khá thấp và biến động bất thường có năm tăng, năm giảm. Bảng số liệu sau cho thấy:

Tỷ suất lợi nhuận theo thành phần kinh tế có xu thế tăng thành phần ngoài Nhà nước như sau:

 

Năm 2002

Năm 2007

Tổng số

2,31

4,19

Nhà nước

2,86

6,27

Ngoài Nhà nước

3,21

3,49

DN có vốn đầu tư nước ngoài

-3,85

6,12

Tỷ suất lợi nhuận theo ngành kinh tế có xu thế tăng ngành dịch vụ như sau:

 

Năm 2002

Năm 2007

Ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản

0,48

5,76

Ngành công nghiệp, xây dựng

3,12

3,90

Ngành thương mại, du lịch, dịch vụ

1,67

3,28

Từ số liệu trên có thể đưa ra nhận xét về mức tỷ suất lợi nhuận đạt khá thấp như sau:

+ Trình độ khoa học công nghệ còn thấp, những DN đạt tiên tiến trung bình, hoặc quá ít, còn lại đa số là trung bình, thậm chí là lạc hậu. Do vậy chi phí cao, giá thành lớn trong khi với điều kiện cạnh tranh giá bán không thể cao hơn. 

+ Trình độ quản lý sử dụng lao động, chuyên môn hóa chưa cao ảnh hưởng đến phát huy năng suất lao động DN. Bên cạnh đó lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao vẫn còn thiếu so với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường và hiện nay cũng phải có những bước chuẩn bị kỹ khi tham gia hội nhập WTO.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, các DN cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá bao quát tất cả các chi phí, ghi lại và so sánh tất cả các chi phí phát sinh, từ những chi phí chức năng cơ bản cho đến chi phí gia tăng cho khách hàng, từ đó cải thiện việc nắm bắt sự cân bằng giữa các bộ phận chức năng, giữa các tài khoản kế toán, điều cần phải được lập ra để kiểm soát tổng chi phí kinh doanh trong DN.

3. Kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, phát huy sản phẩm lợi thế, đặc thù:

a) Hoạt động công nghiệp:

Trong 5 năm qua 2002-2007, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất công nghiệp theo giá Cố định năm 1994 tăng 18,1%, trong đó khu vực Nhà nước giảm 20,3%, khu vực ngoài Nhà nước tăng 27%, khu vực ngoài Nhà nước tăng 88,7%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 77,6%. Giá trị sản xuất của ngành thương mại-nhà hàng khách sạn theo giá so sánh năm 1994 tăng 16,2%, trong đó khu vực Nhà nước giảm 8,33%, khu vực ngoài Nhà nước tăng 21%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 19,7%.

Xác định tầm quan trọng của ngành công nghiệp góp phần chủ yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh đã ra Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 05/10/2005 về phát triển CN-TTCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Đáng lưu ý là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với  nhiệm vụ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp là một trong những yêu cầu đầu tiên đề ra cho doanh nghiệp.. Muốn như vậy không gì khác hơn là tập trung phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp có lợi thế; chú ý các mặt hàng xuất khẩu.

  Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành phát triện các khu công nghiệp/cụm công nghiệp-TTCN như sau:

- Khu công nghiệp Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, đang tiến hành giai đoạn 2, KCN Hàm Kiệm I và II cơ bản đã hoàn tất việc đền bù giải toả và đang triển khai xây dựng hạ tầng ; KCN Tân Đức, Sơn Mỹ I đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào danh mục KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 ; KCN Tuy Phong đã lập xong đồ án quy hoạch chi tiết. Đang tiến hành quy hoạch cảng nước sâu phục vụ các KCN và cảng chuyên dùng cho trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ. Hiện trạng hoạt động của các cơ sở kinh tế trong Khu công nghiệp/cụm công nghiệp: tính đến ngày 1/7/2007 có 49 cơ sở, 34 cơ sở đã hoạt động, 4 chưa triển khai, 7 đang xây dựng cơ bản và 4 tạm ngưng. Số lượng làng nghề có đến 01/7/2007 là 19, trong đó có 2 nghề truyền thống chiếm 10,5% tổng số, 9 làng nghề truyền thống (khu vực thành thị có 4) chiếm 47,4% tổng số, và 8 làng nghề không phải làng nghề truyền thống (khu vực thành thị có 1) chiếm 42,1%.

- Có 15 cụm CN-TTCN được UBND tỉnh quyết định thành lập; 10 cụm CN-TTCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Hiện 4 cụm CN - TTCN Nam Cảng cá Phan Thiết, Mê Pu, Vũ Hòa và Hoà Phú tiến hành đầu tư kết cấu hạ tầng; các cụm CN - TTCN khác đang quy hoạch chi tiết.

 - Có 19 làng nghề được công nhận; trong đó các làng nghề dệt thổ cẩm Phan Thanh,  làng nghề Dệt thổ cẩm La Dạ đang được hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng; các làng nghề khác như bánh tráng Chợ Lầu, gốm Bình Đức, bánh tráng Phú Long, mía đường Tân Phúc, làng nghề mộc Hàm Thắng đang trình duyệt hỗ trợ đầu tư.

Một trong những vấn đề quan tâm trong những năm gần đây là các công trình điện: Ngoài công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi đã hoạt động trên địa bàn tỉnh (năm 2007 đạt sản lượng 1.817,3 triệu KWH), thì công trình thủy điện Đại Ninh sau 5 năm thi công 2003-2007 đến nay đã đi vào hoạt động với công suất 300 MW. Tuyến năng lượng gồm nhà máy, hầm dẫn dòng, đường ống áp lực và trạm phân phối điện đặt tại xã Phan Sơn- Bắc Bình đã cơ bản hoàn tất cả phần xây dựng và lắp máy. Trước mắt có 2 tổ máy hoàn chỉnh hoạt động.Theo thiết kế, sản lượng điện của Đại Ninh sản xuất trong một năm đạt khoảng 1,18 tỷ kw/h. Ngoài phát điện, Đại Ninh còn làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khu vực bắc Bình Thuận với diện tích 40.000 ha qua dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết.

Ngoài ra một số dự án triển khai xây dựng như các dự án điện gió tại Tuy Phong, Phú Quý; thuỷ điện Bắc Bình, Đan Sách, La Ngâu, Sông Lũy ; chế biến sâu sa khoáng, sản xuất gạch tuynel và khai thác đá xây dựng tại Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Đức Linh và Bắc Bình; may mặc xuất khẩu tại Phú long - Hàm Thuận Bắc, sản xuất giày xuất khẩu tại Hàm Tân… Đáng chú ý là một số dự án quy mô đầu tư lớn đang lập thủ tục triển khai như các trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Sơn Mỹ.

Về sản phẩm CN - TTCN, bước đầu đã hình thành một số sản phẩm mới như: sản phẩm sản xuất từ nhựa composite, đồ gỗ trang trí nội thất, tole mạ màu, sản phẩm đan lát từ lá buông già; một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch được truyền nghề về Bình Thuận như: vỏ sò ốc mỹ nghệ, vải thổ cẩm chế tác thành túi sách, sản phẩm từ vỏ dừa, tượng đá,  gốm mỹ nghệ. Tuy nhiên, một số sản phẩm mới như: sản xuất hoá chất sau muối, chế biến nước ép trái cây, sản xuất thuỷ tinh, kính xây dựng, sợi thủy tinh... chưa mời gọi được nhà đầu tư. Chế biến cá, mực làm thực phẩm ăn liền chỉ mới phát triển quy mô nhỏ, dự án sản xuất cá đóng hộp triển khai chậm. Mở rộng quy mô sản xuất tảo spirulina chậm, một số nguồn nước khoáng nhiệt chưa được khai thác phục vụ du lịch. Một số sản phẩm công nghiệp qua các năm đạt cao và ổn định : may mặc xuất khẩu, thủy sản đông, thuỷ sản khô, đá xây dựng, gạch nung các loại, nước khoáng Vĩnh Hảo, dược phẩm thuốc ống, thuốc viên, trang in, muối hạt... Bên cạnh các sản phẩm sản xuất còn hạn chế: các mặt hàng mành tre nứa lá, hạt điều nhân, bông xơ, đường cát, sa khoáng ...Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu được tập trung phát triển thể hiện qua 5 năm như sau:

Sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

% so sánh

Năm 2002

Năm

2007

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

Cát sỏi các loại

1000 m3

211

950

450,24

35,11

Đá khai thác

1000 m3

410

705

171,95

11,45

Muối hạt

Tấn

78.365

75.855

96,80

-0,65

Thuỷ sản đông lạnh

Tấn

6.527

19.938

305,47

25,02

Thuỷ sản khô

Tấn

4.074

7.605

186,67

13,30

Nước mắm

1000 lít

16.671

24.040

144,20

7,60

Đường các loại

Tấn

9.170

4.178

45,56

-14,55

Nước đá

Tấn

242.654

308.695

127,22

4,93

Hạt điều nhân

Tấn

4.647

1.178

25,35

-24,00

Nước khoáng

1000 lít

21.604

31.297

144,87

7,69

Gỗ xẻ các loại

1000 m3

8

14

175,00

11,84

Quần áo may sẵn

1000 cái.

978

3.180

325,15

26,60

Trang in các loại

Tr. Trang

791

1.569

198,36

14,68

Thuốc ống các loại

1000 ống

2.039

3.480

170,67

11,28

Thuốc viên các loại

1000 viên

104.369

136.120

130,42

5,46

Gạch nung các loại

1000 viên

331.767

550.065

165,80

10,64

Đóng mới tàu thuyền

Chiếc/CV

59/5.545

116/16.080

196,6/289,99

14,48/23,73

Nước máy sản xuất

1000 m3

8.041

13.422

166,92

10,79


1 | 2 | 3 | 4 | 5