Từ năm 1986 đến nay, kinh tế - xã hội Việt Nam có
nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu nổi bậc, tạo ra những tiền đề quan
trọng để bước vào thời kỳ mới - đầu thế kỷ XXI. Để đáp ứng những đánh giá cơ bản
trong sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã quyết định tổ chức cuộc Tổng điều tra
cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 5 năm 1 lần (sau đây gọi tắt là tổng điều
tra cơ sở kinh tế) nhằm thu thập những thông tin cơ bản về số cơ sở kinh tế, số
lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh tế;
kết quả hoạt động; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; sự phân
bố các cơ sở kinh tế, phân bố lực lượng lao động theo từng ngành kinh tế,
theo địa bàn, theo cấp hành chính (xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố và cả
nước). Đó là các cuộc Tổng điều tra 1/7/1995, 1/7/2002 và 1/7/2007.
Với chiến lược và chính sách phát triển kinh tế của
Việt Nam: Xây dựng và phát triển các lĩnh vực ưu tiên theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; Tiếp tục chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập nền kinh tế
Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Đối với tỉnh tập trung vấn đề xây dựng hệ
thống kinh tế mở gắn thị trường trong nước và quốc tế, nhanh chóng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng việc phát huy
nhân tố con người. Xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế đã là một bước đột
phá: Số lượng cơ sở tăng nhanh, hiệu quả hoạt động kinh tế ngày càng được nâng
lên thể hiện qua kết quả các cuộc Tổng điều tra và phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh giai đoạn 2002 - 2007 như sau:
I. Biến động số lượng cơ sở kinh tế, hành chính, sự
nghiệp
Trước hết khái niệm đơn vị cở sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp là: Nơi trực tiếp diễn ra hoạt động kinh tế ;
Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm thực hiện công việc tại đó; Có
địa điểm xác định; Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ (theo mùa vụ
hoặc theo tập quán kinh doanh,...). Với khái niệm này thể hiện phù hợp
hơn trong việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như tốc độ tăng trưởng
GDP thuần theo lãnh thổ, thuần theo ngành kinh tế.
Cụ thể là doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, xưởng
sản xuất, nhà hàng, cửa hàng, ki-ốt bán hàng, khách sạn, nhà ga, bến cảng...
(loại trừ các hợp tác xã nông nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh
cá thể thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), hoặc cũng có thể là cơ
quan nhà nước như Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc huyện, xã), Hội đồng nhân dân tỉnh
(hoặc huyện, xã), Sở Giáo dục, Sở Y tế,... hoặc có thể là các đơn vị sự nghiệp
như Viện/Trung tâm nghiên cứu khoa học, bệnh viện, trạm y tế, trường mẫu
giáo,... hoặc là cơ sở tôn giáo như nhà thờ, đền, chùa,...
1. Số lượng cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp:
Cùng với tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung, việc
tăng trưởng số lượng cơ sở kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề là yếu tố cơ bản
thể hiện nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội. Tổng số cơ sở
kinh tế, hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Thuận bình quân hàng năm giai đoạn
1995-2002 tăng 5,06% thì bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 7,66%.
Nếu đem so sánh với cả nước thì mức độ tăng bình quân của tỉnh cũng tương đượng
(số liệu của cả nước tổng số cơ sở năm 2007 khoảng 4,145 triệu: bình quân
hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 5,07% và bình quân hàng năm giai đoạn
2002-2007 tăng 7,56%) cho thấy rõ phù hợp với tình hình phát triển chung trong
các giai đoạn vừa qua.
Đi sâu vào mức độ tăng của các loại hình tổ chức
mức độ tăng khác nhau phù hợp với chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển
các cơ sở kinh tế của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như sau:
- Các cơ sở doanh nghiệp, chi nhánh tốc độ tăng
nhanh nhất phù hợp với việc thực hiện
đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển kinh tế tư nhân
qua các giai đoạn từ khi có các luật ra đời như Luật Doanh nghiệp năm 1995, sau
đó là liên tục có những văn bản, Nghị định sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình
hình phát triển lớn mạnh và đa dạng của doanh nghiệp như:
Nghị định số 03/2000/NĐ-CP, 125/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Luật Doanh nghiệp mới
ra đời năm 2005
tạo tiền đề để tiến tới hình thành một khung pháp lý thống nhất,
bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
Nghị định về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần
nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao
động trong doanh nghiệp.
Số lượng cơ sở doanh nghiệp, chi nhánh bình quân
hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 13% và bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007
tăng 8,78%.
- Số lượng các cơ sở kinh tế cá thể phần lớn hoạt
động với qui mô nhỏ lẻ, tuy nhiên cũng là một bộ phận của nền kinh tế tư nhân
được khuyến khích và phát triển rộng rãi trong tất cả các ngành nghề sản xuất
kinh doanh cũng được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển. Cho nên số
lượng cơ sở kinh tế cá thể bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 4,64% thì
bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 7,79%.
- Các cơ sở hành chính sự nghiệp mức độ càng về sau
tăng càng thấp thể hiện từng bước tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, các cơ sở
đảng, đoàn thể. Số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn
1995-2002 tăng 8,86% thì bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 5,04%.
Nhìn chung với mức độ tăng này cho thấy sự gia tăng
nhanh về mặt số lượng của các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp (tăng bình
quân hàng năm 7,67%) thể hiện phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong các
giai đoạn vừa qua, nhất là giai đoạn 5 năm qua (2002-2007). Các cơ sở kinh tế
doanh nghiệp và cá thể phát triển nhanh thể hiện phát huy nội lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; trong đó doanh nghiệp tốc độ phát
triển nhanh nhất cho thấy rõ nét quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong
kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được bảo đảm. Riêng
đối với số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp tăng chậm thể hiện việc tinh giảm
các cơ quan hành chính.
Số lượng cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp
qua 3 thời điểm 1995, 2002 và 2007 như sau:
|
Số cơ sở thời điểm 1/7/ 1995 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/ 2002 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/ 2007 |
% so sánh |
Tăng trưởng b/q 1995-2002 |
Tăng trưởng b/q 2002-2007 |
Tổng số cơ sở kinh tế, HCSN |
24.259 |
34.268 |
49.574 |
5,06 |
7,66 |
Doanh nghiệp, chi nhánh |
451 |
1.061 |
1.616 |
13,00 |
8,78 |
Cá thể |
22.656 |
31.120 |
45.289 |
4,64 |
7,79 |
Hành chính sự nghiệp |
1.152 |
2.087 |
2.669 |
8,86 |
5,04 |
Để nói rõ hơn hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực ngành
nghề, do vậy ta đi sâu vào các cơ sở tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh
(không tính các cơ sở hành chính sự nghiệp), đó là các cơ sở kinh tế doanh
nghiệp và cá thể (sau đây gọi tắt là “cơ sở kinh tế”)
2. Biến động số cơ sở kinh tế
(doanh nghiệp, cá thể):
- Số lượng cơ sở kinh tế có sự thay đổi theo xu
hướng tăng cơ cấu kinh tế ngoài Nhà nước do thành phần kinh tế tư nhân phát
triển nhanh đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh
tế nhiều thành phần. Mặt khác cũng thể hiện hiệu quả của chính sách cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước, chính sách thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thể hiện qua biểu đồ như sau:
- Số lượng cơ sở kinh tế có cơ cấu ngành tăng theo
hướng phát triển các ngành dịch vụ, lớn nhất thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng…
Riêng ngành giao thông vận tải giảm do một số lượng xe ôm
(không có địa điểm các định) trong kỳ này (năm 2007) không điều tra mà chỉ lập
danh sách theo dõi.
* Số cơ sở kinh tế phân theo
ngành kinh tế như sau:
|
Số cơ sở thời điểm 1/7/2002 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng b/q 2002-2007 |
Tổng số |
32.181 |
46.905 |
145,75 |
7,83 |
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản |
30 |
34 |
113,33 |
2,53 |
- Công nghiệp |
4.981 |
6173 |
123,93 |
4,38 |
- Xây dựng |
130 |
380 |
292,31 |
23,93 |
- Giao thông vận tải |
2.472 |
2332 |
94,34 |
-1,16 |
- Thương nghiệp |
15.449 |
23.589 |
152,69 |
8,83 |
- Khách sạn, nhà hàng |
5.659 |
9.409 |
166,27 |
10,70 |
- Dịch vụ khác |
3.460 |
4.988 |
144,16 |
7,59 |
a) Biến động cơ sở doanh nghiệp:
Với khái niệm doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được
đăng ký thành lập, chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp
tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trước trong thời kỳ điều tra và hiện đang tồn tại.
Tổng số doanh nghiệp và chi nhánh phụ thuộc có đến
thời điểm điều tra 1/7/2007 là 1.616 cở sở tăng 52,3 % so với thời điểm 1/2/2002
và tăng trưởng bình quân hàng năm 8,8%. Trong đó số doanh nghiệp đơn có 910, Trụ
sở chính 58, chi nhánh 523, văn phòng đại diện 18 và đơn vị phụ trợ 107.
Với sự phát triển nhanh các doanh nghiệp trong các
giai đoạn nâng cao được tính năng động, năng lực cạnh tranh và
hiệu quả sản xuất mạnh mẽ hơn
Cơ cấu xu thế tăng thành phần kinh tế ngoài nhà
nước như sau:
+ Số DN Nhà nước 1/7/2002 chiếm tỷ lệ trong tổng số
là 37,5% thì 1/7/2007 giảm còn 20,4%.
+ Số ngoài DN Nhà nước 1/7/2002 chiếm tỷ lệ trong
tổng số là 60,4% thì 1/7/2007 nâng lên 77,9%.
+ Số DN có vốn đầu tư nước ngoài 1/7/2002 chiếm tỷ
lệ trong tổng số là 0,9% thì 1/7/2007 nâng lên 1,2%.
Cơ cấu ngành tăng theo hướng phát triển các ngành
dịch vụ, lớn nhất thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng..
+ Số DN ngành nông, lâm và thuỷ sản 1/7/2002 chiếm
tỷ lệ trong tổng số là 4,15% thì 1/7/2007 giảm còn 2,1%.
+ Số DN ngành ngành công nghiệp, xây dựng 1/7/2002
chiếm tỷ lệ trong tổng số là 26,48% thì 1/7/2007 nâng lên 27,91%.
+ Số DN ngành dịch vụ 1/7/2002 chiếm tỷ lệ trong
tổng số là 48,82% thì 1/7/2007 nâng lên 51,92%.
* Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình và
ngành kinh tế như sau:
|
Số DN thời điểm 1/7/2002 |
Số DN thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng b/q 2002-2007 |
Tổng số |
1.061 |
1.616 |
152,31 |
8,78 |
I. Chia theo Loại hình |
|
|
|
|
- KT Nhà nước |
492 |
326 |
66,26 |
-7,90 |
- KT ngoài Nhà Nước |
547 |
1.262 |
230,71 |
18,20 |
- KT đầu tư nước ngoài |
10 |
20 |
200,00 |
14,87 |
- Các CSKT thuộc khối HCSN |
12 |
8 |
66,67 |
-7,79 |
II. Chia theo ngành |
|
|
|
|
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản |
30 |
34 |
113,3 |
2,53 |
- Công nghiệp |
231 |
337 |
145,45 |
7,75 |
- Xây dựng |
64 |
117 |
182,81 |
12,82 |
- Giao thông vận tải |
168 |
174 |
103,57 |
0,70 |
- Thương nghiệp |
424 |
618 |
145,75 |
7,83 |
- Khách sạn, nhà hàng |
37 |
139 |
375,68 |
30,31 |
- Dịch vụ khác |
107 |
197 |
184,11 |
12,98 |
Hầu hết các huyện, thành phố, thị xã đều có số
lượng doanh nghiệp tăng đáng kể, nhưng các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu
du lịch phát triển nhanh hơn. Thành phố Phan Thiết là trung tâm du lịch và các
khu công nghiệp đang phát triển nhanh đã thể hiện vai trò chủ yếu góp phần tăng
số lượng ngày càng cao. Huyện Hàm Thuận Nam một tiềm năng về du lịch biển đang
được các nhà đầu tư hướng đến, huyện đảo Phú Quý phát triển các cơ sở chế biến
hải sản và hậu cần cho nghề khai thác hải sản mấy năm gần đây cũng tăng
nhanh…Các huyện khác cũng có những qui hoạch cho khu du lịch, công nghiệp tuy
nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện nước vẫn còn nhiều khó
khăn do vậy phát triển chậm hơn.
Liên tục nhiều năm tăng cường công tác gọi vốn đầu
tư nước ngoài, năm 2007 đã cấp Giấy phép đầu tư cho 9 dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 223 triệu USD. Trong đó, có 6 dự án
du lịch, 2 dự án chế biến hải sản xuất khẩu và 1 dự án nhà hàng khách sạn. Như
vậy, tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực là 54 dự án
với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 423 triệu USD.
* Số lượng doanh nghiệp phân theo huyện/thành phố
như sau:
|
Số DN thời điểm 1/7/2002 |
Số DN thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng b/q 2002-2007 |
Tổng số |
1.061 |
1.616 |
152,31 |
8,78 |
Thành phố Phan Thiết |
390 |
631 |
161,79 |
10,10 |
Thị xã Lagi |
83 |
137 |
165,06 |
10,54 |
Huyện Tuy Phong |
119 |
128 |
107,56 |
1,47 |
Huyện Bắc Bình |
84 |
132 |
157,14 |
9,46 |
Huyện Hàm Thuận Bắc |
100 |
122 |
122,00 |
4,06 |
Huyện Hàm Thuận Nam |
58 |
139 |
239,66 |
19,10 |
Huyện Tánh Linh |
73 |
86 |
117,81 |
3,33 |
Huyện Đức Linh |
88 |
119 |
135,23 |
6,22 |
Huyện Hàm Tân |
36 |
61 |
169,44 |
11,12 |
Huyện Phú Qúy |
30 |
61 |
203,33 |
15,25 |
b) Biến động cơ sở cá thể:
Các cở sở cá thể hoạt động thường nhỏ lẻ còn mang
nặng tính cách gia đình, tuy nhiên với việc mô hình phát triển tiểu thủ công
nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, xây dựng các làng nghề truyền thống sản
xuất có hiệu quả, với nhiều lao động tham gia, có ý chí vượt khó, nâng dần kiến
thức SXKD, biết huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả, giải quyết việc làm,
xoá đói giảm nghèo góp phần trong việc phát triển đời sống kinh tế xã hội.
Tổng số cơ sở cá thể có đến thời điểm điều tra
1/7/2007 là 45.289 cở sở tăng 45,53 % so với thời điểm 1/2/2002.
+ Số lượng cơ sở cá thể phân theo ngành kinh
tế như sau:
|
Số cơ sở thời điểm 1/7/2002 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng b/q 2002-2007 |
Tổng số |
31.120 |
45.289 |
145,53 |
7,79 |
- Công nghiệp |
4.750 |
5.836 |
122,86 |
4,20 |
- Xây dựng |
66 |
263 |
398,48 |
31,85 |
- Giao thông vận tải |
2.304 |
2.158 |
93,66 |
-1,30 |
- Thương nghiệp |
15.025 |
22.971 |
152,89 |
8,86 |
- Khách sạn, nhà hàng |
5.622 |
9.270 |
164,89 |
10,52 |
- Dịch vụ khác |
3.353 |
4.791 |
142,89 |
7,40 |
+ Số lượng cơ sở cá thể phân theo các huyện/thành
phố như sau:
|
Số cơ sở thời điểm 1/7/2002 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng b/q 2002-2007 |
Tổng số |
31.120 |
45.289 |
145,53 |
7,79 |
Thành phố Phan Thiết |
8.119 |
10.132 |
124,79 |
4,53 |
Thị xã Lagi |
4.256 |
5.958 |
139,99 |
6,96 |
Huyện Tuy Phong |
4.623 |
5.594 |
121,00 |
3,89 |
Huyện Bắc Bình |
1.910 |
3.117 |
163,19 |
10,29 |
Huyện Hàm Thuận Bắc |
2.630 |
4.540 |
172,62 |
11,54 |
Huyện Hàm Thuận Nam |
1.979 |
2.715 |
137,19 |
6,53 |
Huyện Tánh Linh |
1.902 |
4.000 |
210,30 |
16,03 |
Huyện Đức Linh |
3.039 |
5.628 |
185,19 |
13,12 |
Huyện Hàm Tân |
2.204 |
3.086 |
140,02 |
6,96 |
Huyện Phú Qúy |
458 |
519 |
113,32 |
2,53 |
Số cơ sở cá thể tăng chuyển dịch cơ cấu từ hộ nông
lâm thủy sản sang kinh tế hộ xây dựng, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và dịch
vụ thể hiện qua mức bình quân trên hộ qua 2 thời điểm.
+ Số cơ sở cá thể bình quân trên hộ dân phân theo
các huyện/thành phố như sau:
|
Bình quân số cơ sở kinh tế trên 100
hộ dân (cơ sở) |
Năm 2002 |
Năm 2007 |
Tổng số |
14,2 |
18,2 |
* Phân theo khu vực |
|
|
- Thành thị |
22,7 |
25,0 |
- Nông thôn |
10,0 |
14,4 |
* Chia theo đơn vị hành chính |
|
|
- Thành phố Phan Thiết |
20,3 |
22,8 |
- Thị xã La Gi |
19,3 |
23,7 |
- Huyện Hàm Tân |
- Huyện Tuy Phong |
18,5 |
20,3 |
- Huyện Bắc Bình |
8,6 |
12,5 |
- Huyện Hàm Thuận Bắc |
8,3 |
12,4 |
- Huyện Hàm Thuận Nam |
11,0 |
13,1 |
- Huyện Tánh Linh |
9,6 |
17,8 |
- Huyện Đức Linh |
11,8 |
19,7 |
- Huyện Phú Quí |
11,6 |
10,5 |
Số liệu trên cho thấy mức độ bình quân tăng phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện.
Với số lượng hộ phát triển khá nhanh công tác thu thuế chưa
theo kịp, có thể hệ thống qua bảng số liệu như sau:
|
Số cơ sở có doanh thu trên mức đóng thuế |
Số cơ sở có đóng thuế theo TĐT |
Tổng số |
Tỉ lệ so với TĐT (%) |
Tổng số |
Tỉ lệ so có đóng thuế theo TĐT so với dthu
CSKT trên mức (%) |
Tổng số |
28.364 |
62,63 |
16.596 |
58,51 |
Thành phố Phan Thiết |
7.354 |
72,58 |
3.741 |
50,87 |
Thị xã Lagi |
4.178 |
70,12 |
1.837 |
43,97 |
Huyện Tuy Phong |
3.033 |
54,22 |
2.104 |
69,37 |
Huyện Bắc Bình |
1.836 |
58,90 |
945 |
51,47 |
Huyện Hàm Thuận Bắc |
2.510 |
55,29 |
1.850 |
73,71 |
Huyện Hàm Thuận Nam |
1.525 |
56,17 |
1.054 |
69,11 |
Huyện Tánh Linh |
2.521 |
63,03 |
1.281 |
50,81 |
Huyện Đức Linh |
3.008 |
53,45 |
1.857 |
61,74 |
Huyện Hàm Tân |
1.962 |
63,58 |
1.546 |
78,80 |
Huyện Phú Qúy |
437 |
84,20 |
381 |
87,19 |
Do vậy, cơ quan thuế cần rà soát để đưa vào sổ bộ đảm bảo
tính công bằng trong nghĩa vụ thuế.
3. Biến động số lượng cơ sở hành
chính sự nghiệp:
1. Số lượng cơ sở và lao động hành chính, sự
nghiệp, đảng, đoàn thể, hiệp hội:
- Số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp:
Tổng số cơ sở hành chính sự nghiệp có đến thời điểm
điều tra 1/7/2007 là 2.669 cơ sở tăng 27,9% so với thời điểm 1/7/2002,
tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 5,04%. Với mức tăng này so với mức tăng của
số lượng doanh nghiệp và cơ sở cá thể thì thấp hơn nhiều.
Các đơn vị sự nghiệp tăng khá mạnh, các đơn vị sự
nghiệp công tăng 29,6% so với năm 2002; đặc biệt các cơ sở dân lập, tư thục tăng
gấp 10 lần so với năm 2002, trong đó các cơ sở giáo dục mầm non chiếm 78% tổng
cơ sở dân lập, tư thục. Điều đó chứng tỏ, chủ trương xã hội hóa các ngành giáo
dục, y tế của Nhà nước đang được phát triển mạnh mẽ. Số lượng các cơ sở hành
chính, sự nghiệp tăng chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã là do trong giai
đoạn năm 2006 có tách huyện, tách xã. Qua đó, đưa số lượng cơ quan Nhà nước ở
các nơi này tăng thêm.
* Số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp phân theo
loại hình tổ chức như sau:
|
Số cơ sở thời điểm 1/7/2002 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng bình quân 2002-2007
|
Tổng số |
2.087 |
2.669 |
127,89 |
5,04 |
Cơ quan Nhà Nước |
436 |
590 |
135,32 |
6,24 |
Đơn vị sự nghiệp |
948 |
1.155 |
121,84 |
4,03 |
Tổ chức chính trị |
145 |
168 |
115,86 |
2,99 |
Tổ chức chính trị - xã hội |
186 |
201 |
108,06 |
1,56 |
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp |
19 |
29 |
152,63 |
8,83 |
Tổ chức xã hội |
353 |
526 |
149,01 |
8,30 |
Số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp phân theo
huyện/thành phố biến động tăng tăng mạnh ở huyện có chia tách địa xã và được
nâng từ diện nông thôn lên thành thị như Lagi, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh,
còn các huyện khác tăng thấp. Nhưng nhìn mức độ tăng thấp so với mức độ tăng các
loại cở sở kinh tế khác như kinh tế cá thể, kinh tế doanh nghiệp, thể hiện sự nỗ
lực gom các ngành tương đồng, bố trí lại cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước từ
huyện/xã.
* Số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp phân theo
huyện/thành phố:
|
Số cơ sở thời điểm 1/7/2002 |
Số cơ sở thời điểm 1/7/2007 |
% so sánh |
2007 so 2002 |
Tăng trưởng bình quân 2002-2007 |
Tổng số |
2.087 |
2.669 |
127,89 |
5,04 |
- Thành phố Phan Thiết |
432 |
468 |
108,33 |
1,61 |
- Thị xa La Gi |
176 |
251 |
142,61 |
7,36 |
- Huyện Tuy Phong |
199 |
238 |
119,60 |
3,64 |
- Huyện Bắc Bình |
227 |
293 |
129,07 |
5,24 |
- Huyện Hàm Thuận Bắc |
229 |
328 |
143,23 |
7,45 |
- Huyện Hàm Thuận Nam |
213 |
287 |
134,74 |
6,15 |
- Huyện Tánh Linh |
216 |
212 |
98,15 |
-0,37 |
- Huyện Đức Linh |
191 |
290 |
151,83 |
8,71 |
- Huyện Hàm Tân |
114 |
206 |
180,70 |
12,56 |
- Huyện Phú Quí |
90 |
96 |
106,67 |
1,30 |
|